Mật vụ Mỹ “phát hoảng” vì cuộc gọi cho Tổng thống Trump ngay trên chuyên cơ
Lỗ hổng an ninh khiến một danh hài dễ dàng được nối máy với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đang trên chuyên cơ Không Lực Một buộc Mật vụ Mỹ phải vào cuộc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Diễn viên hài John Melendez trong tuần này đã gây xôn xao dư luận sau khi giả danh Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez để được nối máy và trao đổi với Tổng thống Trump trên chuyên cơ về hàng loạt vấn đề trong đó có chính sách nhập cư hay việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án Tối cao.
BBC cho biết, cuộc gọi diễn ra vào tối 27/6 khi Tổng thống Trump đang trên chuyên cơ Không Lực Một.
Ông Melendez cho biết, ban đầu ông gọi đến Nhà Trắng với danh tính thật và đã bị tổng đài từ chối nối máy. Sau đó, ông tiếp tục gọi vào đường dây của Nhà Trắng nhưng giả xưng là trợ lý của của New Jersey Thượng nghị sĩ Bob Menendez – người được biết đến với các chủ trương cải cách nhập cư.
Lần này, ông được nối máy với nhân viên trực điện thoại nhưng vẫn chưa thể nối máy trực tiếp với Tổng thống và được đề nghị để lại số điện thoại liên hệ. Không lâu sau, ông nhận được cuộc gọi lại từ Tổng thống Trump và hai người đã có cuộc trao đổi hàng loạt vấn đề qua điện thoại.
Diễn viên hài Melendez đã ghi âm nội dung cuộc trao đổi và sau đó đăng tải trên trang cá nhân. Trong đoạn ghi âm, người được cho là Tổng thống Trump cho biết ông sẽ bổ nhiệm thẩm phán mới của Tòa án tối cao trong vòng 10-14 ngày nữa. Họ cũng trao đổi về các vấn đề liên quan đến chính sách nhập cư đang gây tranh cãi.
Ngay lập tức, cộng đồng mạng bày tỏ lo ngại về những kẽ hở trong quy trình an ninh thông tin của Nhà Trắng khi một người có thể dễ dàng gọi điện “chơi khăm” Tổng thống kể cả khi ông đang trên chuyên cơ.
Nhà Trắng không bác bỏ cũng không xác nhận về cuộc hội thoại, song theo Sputnik, vụ việc đã khiến Mật vụ Mỹ vào cuộc. Các nhân viên Mật vụ được cho là đã tới văn phòng và nhà riêng của diễn viên hài Melendez để làm sáng tỏ vụ việc.
Video đang HOT
Minh Phương
Theo Dantri
"Chim mồi" và lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Trump tới Singapore
Chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Singapore để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đòi hỏi công tác chuẩn bị an ninh ở mức cao nhất với dàn phương tiện hùng hậu và hiện đại.
Tổng thống Trump bước xuống từ chuyên cơ Không Lực Một (Ảnh: Reuters)
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đáp chuyến bay tới gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 tới, bộ phận kiểm soát không lưu tại sân bay Changi sẽ phải theo dõi không chỉ một, mà cả hai máy bay Boeing 747 màu xanh trắng của ông chủ Nhà Trắng. Trong hai máy bay trên sẽ có một máy bay "chim mồi" không chở Tổng thống Trump. Máy bay "chim mồi" này sẽ bay qua quốc đảo Singapore và hạ cánh xuống một địa điểm khác, có thể là căn cứ không quân của Mỹ tại Nhật Bản.
Straitstimes dẫn các nguồn tin cho biết tại sân bay Changi, các tay súng bắn tỉa nhiều khả năng sẽ được bố trí trên các mái nhà ngay cả khi chuyên cơ Không Lực Một, máy bay chính thức chở Tổng thống Trump, có thể chọn địa điểm hạ cánh là căn cứ không quân Paya Lebar, thay vì sân bay Changi.
Trước đó, trong chuyến đi tới Singapore của cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2009 và của cựu Tổng thống George W. Bush lần lượt vào các năm 2003 và 2006, công tác đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo Mỹ cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy. Trong cả 3 chuyến bay này, chuyên cơ Không Lực Một đều hạ cánh xuống căn cứ Paya Lebar - nơi được cho là an toàn hơn so với sân bay Changi.
Vì lý do an ninh, việc sử dụng các máy bay "chim mồi" không còn là chuyện lạ trong các chuyến bay phục vụ tổng thống Mỹ. Đôi khi phía Mỹ có thể sử dụng tới hơn 2 máy bay "chim mồi" để phục vụ chuyên cơ chở tổng thống.
An ninh Mỹ làm nhiệm vụ trước khi Không Lực Một chở cựu Tổng thống Obama hạ cánh xuống căn cứ không quân ở ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia năm 2015 (Ảnh: EPA)
Nhiều người thường hiểu lầm rằng Không Lực Một là tên của một loại máy bay cụ thể, nhưng thực chất đây là tên gọi chung cho bất kỳ máy bay nào chở nhà lãnh đạo Mỹ. Chẳng hạn vào năm 2003, khi cựu Tổng thống Bush thăm Iraq, chuyên cơ Không Lực Một chở ông được cho là một chiếc Gulfstream.
Việc chuẩn bị cho chuyến bay của tổng thống Mỹ là một nhiệm vụ bí mật. Các quyết định về nơi máy bay hạ cánh cũng như đường bay của máy bay chỉ dược đưa ra vào phút chót.
"Sẽ luôn có các phương án A, B, C, vì vậy chúng tôi phải chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào", một nguồn tin thân cận với công tác chuẩn bị hậu cần an ninh cho các chuyến bay của các nhà lãnh đạo tiết lộ.
"Khi Tổng thống Trump tới, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để máy bay chở ông ấy có thể hạ cánh ở sân bay Changi hoặc căn cứ Paya Lebar hay thậm chí cả sân bay Seletar. Quyết định cuối cùng sẽ do các lực lượng an ninh đưa ra, bao gồm các đặc vụ của Mật vụ Mỹ. Họ sẽ xuất hiện cả trên mặt đất lẫn đài kiểm soát không lưu", một nguồn tin nói với Straitstimes.
Trong một số tình huống, địa điểm hạ cánh sẽ chỉ được chốt trước khi máy bay hạ cánh một tiếng, thậm chí chưa đầy một tiếng. Khi cựu Tổng thống Obama tới Singapore năm 2009, kế hoạch ban đầu là máy bay chở ông sẽ hạ cánh xuống sân bay Changi. Tuy nhiên kế hoạch này thay đổi 45 phút trước khi máy bay hạ cánh và địa điểm hạ cánh sau đó được chuyển sang căn cứ Paya Lebar.
Trước khi hạ cánh xuống Singapore, Không Lực Một sẽ phải dừng giữa chừng để tiếp nhiên liệu do chuyên cơ này không đủ khả năng để bay liên tục từ Mỹ tới Singapore. Về mặt kỹ thuật, Không Lực Một có thể tiếp liệu ở trên không. Còn trong các chuyến bay tới châu Á, máy bay này thường dừng tại các căn cứ quân sự của Mỹ, ví dụ ở Alaska, Đức hoặc Nhật Bản.
Dàn phương tiện phục vụ tổng thống
Dàn xe sẵn sàng phục vụ khi máy bay chở tổng thống Mỹ hạ cánh (Ảnh: Getty)
Trong bài viết được đăng trên Politico hồi tháng 5/2017, tác giả Garret M.Graff cho biết mặc dù chiếc Boeing 747 màu trắng xanh nổi tiếng là biểu tượng dễ thấy nhất của tổng thống Mỹ, nhưng đằng sau đó còn là cả một phi đội bí mật nhằm đảm bảo an toàn và khả năng lãnh đạo của ông chủ Nhà Trắng trong trường hợp xảy ra thảm họa.
"Một chuyến đi của tổng thống sẽ bao gồm hàng trăm nhân viên chính phủ cũng như quân sự, theo đó cần tới hàng chục chuyến bay phục vụ, trong đó có một máy bay hỗ trợ cho Không Lực Một và các máy bay vận tải để vận chuyển thiết bị liên lạc, trực thăng và cả đoàn xe di chuyển khi tổng thống đặt chân tới một nước nào đó", bài báo cho biết.
Đoàn bay hậu cần phục vụ tổng thống Mỹ trong các chuyến công du nước ngoài còn bao gồm một số máy bay đặc biệt được gọi là C-20C. Đây là các máy bay Gulfstream, thường bay theo Không Lực Một và hạ cánh xuống một địa điểm cách không xa chuyên cơ chở tổng thống. Chúng có thể bay ở khoảng cách dài và được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.
"Các máy bay này (C-20C) không lộ diện chính thức. Nhưng từ nhiều năm nay, chúng tháp tùng gần như tất cả mọi nơi tổng thống công du, bay song hành với các chuyến đi của tổng thống và có thể sử dụng như phương tiện thay thế cho chuyên cơ chở tổng thống. Các máy bay này bí mật trà trộn vào các sân bay gần với nơi diễn ra chuyến thăm của tổng thống nhưng không bao giờ hạ cánh xuống cùng sân bay với Không Lực Một", bài viết trên Politico tiết lộ.
"Việc chuẩn bị cho các chuyến bay của tổng thống có thể mất vài tuần, thậm chí vài tháng", Michael Daniel, một cố vấn hàng không quốc tế, cho biết.
Tổng thống Trump luôn được các vệ sĩ bảo vệ nghiêm ngặt trong các chuyến công du (Ảnh: Reuters)
Ngoài máy bay, ô tô cũng là phương tiện gây chú ý trong các chuyến công du của tổng thống Mỹ. Khi ông Trump tới thăm châu Á hồi tháng 11 năm ngoái, Mật vụ Mỹ đã chia sẻ 2 bức ảnh chụp ít nhất 6 phương tiện, trong đó có chiếc limousine chở tổng thống với tên gọi "Quái vật", được vận chuyển bằng máy bay vận tải C-5 Galaxy của Không quân Mỹ.
"Quái thú" và một chiếc xe "mồi" với thiết kế y hệt là một phần không thể thiếu trong đoàn xe phục vụ tổng thống Mỹ ở nước ngoài. Chúng được trang bị với hàng loạt tính năng an ninh. Đây đều là các xe chống bom và chống đạn, có hệ thống cấp khí ngay cả trong trường hợp xảy ra một vụ tấn công hóa học, thậm chí được trang bị cả túi máu phù hợp với mẫu máu của tổng thống.
"Đối với những sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore, vấn đề an ninh sẽ được Mật vụ Mỹ đặt lên hàng đầu. Theo đó, sẽ có thêm nhiều cuộc thảo luận và hợp tác giữa các cơ quan chính phủ Mỹ và Singapore trong thời gian tới", chuyên gia Daniel nhận định.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ ép Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn "mất-còn": Tiêm kích F-35 hoặc "rồng lửa" S-400 Mỹ một lần nữa cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga, đe dọa áp lệnh trừng phạt đối với Ankara cũng như ngừng bàn giao các máy bay chiến đấu F-35. Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ: Chọn F-35 hoặc S-400. Ảnh: PT. Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 26.6 rằng...