Mất việc mùa COVID có làm bạn giảm giá trị khi tìm việc mới?
Với một lượng lớn người lao động tự do gia nhập vào thị trường trong khi nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh vì COVID-19, thị trường việc làm đang cạnh tranh hơn bao giờ hết.
Thị trường lao động đang mất cân bằng lớn sau giãn cách xã hội, nhu cầu tìm việc rất lớn nhưng các doanh nghiệp cần thời gian để tái cơ cấu, phục hồi sau dịch nên việc làm không nhiều – Ảnh: Vietnamworks
Hàng triệu người đã mất việc do COVID-19. Theo một khảo sát mới đây của mạng việc làm Vietnamworks, đã có 40% người lao động bị mất việc làm sau dịch bệnh. Là một trong số những người bị cắt giảm, liệu họ có bị “giảm giá trị” khi đi tìm việc?
Hơn nữa, để các doanh nghiệp có thể phục hồi kinh doanh, sản xuất, có thể mất đến nhiều tháng. Trong khoảng thời gian 4-6 tháng nếu bạn vẫn thất nghiệp, điều đó có khiến các nhà tuyển dụng đánh giá thấp hay không?
Đó là một trong những vô vàn băn khoăn của người đi làm khi đi tìm việc hậu COVID-19 được các giám đốc nhân sự – cũng chính là các nhà tuyển dụng chia sẻ với các bạn trẻ tại diễn đàn trực tuyến Drama công sở do mạng việc làm Vietnamworks tổ chức.
Các nhà tuyển dụng đều chung quan điểm rằng việc mất việc làm trong dịch COVID-19 “tất nhiên tạo ra một vết gợn” ở họ đối với ứng viên.
“Mặc dù dịch bệnh tạo ra khó khăn khiến doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, nhưng chúng tôi sẽ đặt câu hỏi tại sao người được chọn cắt giảm là bạn, còn những người khác vẫn ở lại? Hiệu quả làm việc của bạn như thế nào? Mối quan hệ với mọi người xung quanh như thế nào để dẫn đến kết quả này?” Ông Nguyễn Thành Hưng – giám đốc nhân sự của Acecook Việt Nam – bày tỏ quan điểm.
“Nếu công ty bị giải thể, ai cũng nghỉ thì không có gì để nói. Nếu bạn là người bị cắt giảm do công ty thu hẹp thì có thể người được chọn ở lại họ đáp ứng được những yêu cầu của “trạng thái bình thường mới”, còn bạn thì không”, ông Tăng Gia Hải Lam – giám đốc điều hành Buzzmetrics – cũng có cùng quan điểm.
Video đang HOT
Nhưng ông Lam cho rằng ứng viên hoàn toàn có thể “đánh bay” vết gợn đó bằng cách thể hiện rằng họ đã có sự chuẩn bị, có sự thay đổi để không bị chọn nếu xảy ra tình huống dịch bệnh COVID-19 lần nữa.
“Bạn có biết trạng thái bình thường mới trong lĩnh vực của bạn là gì chưa? Bạn đã đáp ứng được cái mới đó bằng cách nào chưa? Thị trường lao động nhiều lắm, mất việc nhiều lắm. Nhiều người giỏi mất việc vì công ty giải thể. Hãy cho tôi biết lý do tôi chọn bạn trong trạng thái bình thường mới. Bạn phải thuyết phục tôi là bạn đã cải thiện, nâng cấp để có sự thích ứng để nếu câu chuyện lặp lại, bạn sẽ không phải người bị loại lần nữa”, ông Lam chia sẻ.
Ông Lam cho rằng trong trạng thái bình thường mới, bản thân người lao động phải xác định cái mới cho họ là cái gì.
“Với Buzzmetrics, một công ty công nghệ, chúng tôi yêu cầu nhân viên có nhiều kiến thức hơn về dữ liệu, về ứng dụng dữ liệu vào marketing. Nếu trước đây chỉ cần thao tác đúng, giờ chúng tôi sẽ ưu tiên chọn người có kiến thức, kỹ năng tốt hơn về digital, dữ liệu…”, ông Lam nói thêm
Ông cũng cho rằng ông cũng sẽ không ngần ngại phá khung lương để chọn người giỏi vào team mình. “Nhưng nếu không tìm được người giỏi hơn, chỉ có người có kỹ năng tương đương, chúng tôi sẽ không sẵn sàng trả mức lương bằng với lúc trước, vì người như thế đó chúng tôi có, mùa này nhân tài nhiều”, ông chia sẻ.
Theo kết quả khảo sát trên 3.500 người lao động và hơn 400 doanh nghiệp của Vietnamworks mới công bố, 30,5% các doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, trong đó có tới 10,8% các doanh nghiệp đã phải thực hiện cả cắt giảm nhân sự lẫn lương, phúc lợi của người lao động.
Đồng thời có đến 70% số người được khảo sát trả lời đang bị ảnh hưởng về thu nhập hoặc mất việc, trong đó 39,6% người lao động đã mất việc và chỉ 1,1% trong số họ đã có công việc toàn thời gian trở lại.
Tốt nghiệp trong mùa Covid: Những điều sinh viên sắp ra trường cần chú ý để vượt qua khủng hoảng nghề nghiệp
Covid-19 có thể sắp qua đi, nhưng một cuộc khủng hoảng nghề nghiệp cho các tân cử nhân lại đang đến gần.
Thị trường việc làm được dự đoán sẽ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn khi các công ty đều đang cắt giảm nhân sự. Nếu muốn vượt qua thời kì khó khăn sắp tới, cách duy nhất bạn có thể làm là thay đổi chiến lược tìm việc.
Cùng chung nỗi lo với những người phải nghỉ việc do cắt giảm nhân sự mùa Covid là những tân sinh viên "không may" tốt nghiệp trong năm nay. Họ không chỉ phải cạnh tranh với nhau như những năm trước, mà còn phải cạnh tranh với những người đã có kinh nghiệm trong thị trường việc làm. Thành tích học tập xuất sắc giờ không còn là vũ khí đủ mạnh để họ giành được công việc mong muốn. Vì vậy, để đáp ứng được cuộc chơi mới, tân cử nhân cần có một chiến lược khác.
Chấp nhận thay đổi tư duy
Khi một người phải đối mặt với sự thay đổi to lớn trong môi trường sống, anh ta có thể chọn một trong hai cách: chạy trốn sự thay đổi, hoặc đối mặt với nó. Những gì sẽ diễn ra với thị trường việc làm sau mùa dịch là điều khó dự đoán, nhưng có một điều chắc chắn rằng nhu cầu tuyển dụng sẽ thay đổi. Không ai có thể thay đổi được điều này, do đó, bạn chỉ còn lựa chọn phải chấp nhận những khó khăn sắp tới và học cách thích nghi với nó.
Nhưng nếu bạn chỉ chấp nhận và không làm gì cả, nỗi lo lắng, sợ hãi sẽ nhấn chìm bạn. "Tiên hạ thủ vi cường" - bạn cần xây dựng cho mình một bản kế hoạch để đối phó với những kịch bản khác nhau sẽ xảy đến với những cơ hội nghề nghiệp bạn đang nhắm tới. Bạn sẽ làm gì nếu công ty bạn yêu thích không có nhu cầu tuyển dụng? Bạn có thể có những lựa chọn nghề nghiệp nào khác để lĩnh vực bạn đam mê đang tạm thời đình trệ? Có thể bạn sẽ không đưa ra được giải pháp hoàn hảo nhất cho mọi vấn đề, nhưng ít nhất bạn lấy lại được quyền kiểm soát cuộc đời mình - bạn có quyền ra quyết định và lựa chọn, thay vì thụ động ngồi chờ biến cố ập tới.
Giữ liên lạc với những nhà tuyển dụng bạn đã biết
Có rất nhiều sinh viên năng động đã tìm được các cơ hội thực tập hữu ích ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể bạn chỉ đi thực tập để kiếm thêm kinh nghiệm và không hướng đến một vị trí chính thức ở công ty hiện tại, nhưng việc đầu tư nhiều hơn vào kì thực tập có thể mở ra cho bạn những cơ hội khác. Nếu kì thực tập của bạn phải kết thúc sớm vì công ty bị ảnh hưởng bởi Covid, bạn cũng đừng lãng phí cơ hội này. Hãy chủ động giữ liên lạc với nhà tuyển dụng. Bạn có thể đề nghị họ liên lạc lại với mình sau khi thời kì ảnh hưởng đã qua, hoặc có thể thông qua họ để được giới thiệu đến những công ty khác.
Tận dụng thời gian rảnh để trau dồi giá trị bản thân
Trong khoảng thời gian này, rất nhiều sinh viên được phép nghỉ học và có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi. Tại sao không tận dụng thời điểm này như một cơ hội để trau dồi bản thân? Có rất nhiều việc bạn có thể làm để làm đẹp cho CV cũng như học thêm các kĩ năng mới.
Một cách đơn giản là sử dụng Internet để tham gia các khóa học online. Hiện nay, nhiều trang web giáo dục nổi tiếng đang mở miễn phí những khóa học chất lượng cao từ những đại học hàng đầu thế giới. Bạn đang có cơ hội tiếp cận với một kho tri thức khổng lồ và học những điều bạn chưa có điều kiện được học trước đây. Nhiều chứng chỉ kĩ năng từ các khóa học này có thể giúp bạn tô điểm cho hồ sơ xin việc nổi bật hơn.
Một hoạt động khác cũng có ý nghĩa là tham gia tình nguyện. Bạn có thể giúp đỡ cộng đồng xung quanh và những người bị ảnh hưởng bởi mùa dịch. Cho đi chính là một cách để nhận lại. Những cơ hội tình nguyện cho bạn trải nghiệm đa dạng về đời sống cũng như nhiều kĩ năng mềm mà bạn không có được nếu chỉ học tập thuần túy. Đây sẽ là một điểm sáng chứng minh cho giá trị cá nhân của bạn trước nhà tuyển dụng tương lai.
Đầu tư cho các mối quan hệ
Trong thời đại hiện nay, kết nối sẽ trở thành sức mạnh. Kết nối và học tập từ những người thành công hơn trong cuộc sống là cách để bạn rèn giũa bản thân mình trở nên tốt hơn. Nếu kết nối được với những người giàu kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực của bạn, họ có thể dẫn dắt bạn đi đúng hướng tới thành công. Ở thời điểm bình thường, bạn sẽ có ít cơ hội để giao lưu, trò chuyện, học hỏi từ họ.
Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới công việc, một trong những lợi ích bất ngờ nó đem lại là khiến con người trở nên gần gũi nhau hơn. Nhiều người sẽ có thời gian để giao lưu với bạn hơn nếu công việc của họ tạm thời không quá bận rộn như trước. Nhiều người còn chủ động chia sẻ, nhận giúp đỡ, tư vấn cho các sinh viên mới ra trường để vượt qua thời kì khó khăn trước mắt. Do đó, hãy tận dụng thời gian hiện tại để vun đắp nên những mối quan hệ hữu ích trong tương lai.
Cải thiện CV của bạn
Mặc dù Covid-19 khiến thị trường việc làm thu hẹp, nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thời gian cân nhắc kĩ lưỡng các lựa chọn công việc cũng như đầu tư hơn mỗi lần ứng tuyển. Thay vì gửi đơn xin việc tràn lan như trước vào một loạt các công ty, giờ bạn có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình và dồn sức chăm chút cho bộ hồ sơ xin việc. Covid-19 cũng là một liều thuốc thanh lọc những công ty làm ăn yếu kém, do đó những lựa chọn việc làm của bạn sẽ trở nên chất lượng hơn.
Khởi động nguồn việc làm cho người trẻ sau dịch Nhiều trung tâm việc làm đang triển khai các hoạt động kết nối với doanh nghiệp để giới thiệu việc làm cho người lao động sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Ngày hội tuyển dụng do Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM tổ chức tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm 2019 - ẢNH: LÊ...