Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/tháng, cô nhân viên văn phòng ở Sài Gòn vẫn sống ổn, còn để tiết kiệm 2 triệu mỗi tháng
Mất việc đồng nghĩa với mất thu nhập, nhà lại đi thuê. Mỗi tháng cô nhân viên văn phòng này nhận được 4.8 triệu từ bảo hiểm thất nghiệp vậy nhưng cuộc sống của cô vẫn rất ổn.
Ngọc Lan là nhân viên hành chính văn phòng ở phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Cô đi làm được 4 năm với mức lương 8 triệu một tháng.
Tuy đây chỉ là mức thu nhập trung bình chung nhưng với cách chi tiêu hợp lý, cô gái độc thân này vẫn sắp xếp được cho mình một cuộc sống ổn định, không quá dư dả song đủ ăn tiêu và làm những điều mình muốn. Ngày làm việc, tối thảnh thơi dạo phố, cuối tuần đi mua sắm, xem phim cùng bạn bè.
Tuy nhiên không may cho Lan, do làm ăn thua lỗ, công ty Lan làm buộc phải cắt giảm nhân sự, Lan là 1 trong số rất nhiều nhân viên bị cho nghỉ việc.
“Vì đã được công ty báo trước một tháng nên khi nhận quyết định nghỉ việc mình không quá hụt hẫng hay hoang mang.
Bản thân còn trẻ, mình nghĩ cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra, miễn bản thân luôn cố gắng nỗ lực. Có điều nghỉ việc đồng nghĩa với thu nhập không còn.
Quê mình xa, bố mẹ cũng không có điều kiện nên mình không muốn họ biết tình hình của con gái lại thêm lo lắng. Do vậy mình buộc phải nghĩ cách xoay xở duy trì cuộc sống”.
Ngọc Lan chia sẻ, sau khi nhận quyết định nghỉ việc, theo tư vấn của bạn bè cô mang giấy tờ đi làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp của Lan đi làm được hơn 36 tháng sẽ được hưởng 5 tháng lương trợ cấp thất nghiệp với giá trị bằng 60% lương bình quân đóng bảo hiểm 6 tháng liên tiếp gần nhất. May mắn, công ty Lan làm đóng bảo hiểm ở mức 8 triệu nên khoản trợ cấp thất nghiệp của Lan cũng không quá thấp. Lương đóng bảo hiểm của Lan là 8 triệu x 60% = 4.8 triệu/tháng.
Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Lan cho biết: “ Mức lương trợ cấp thất nghiệp bằng một nửa lương đi làm nên mọi chi tiêu của mình đương nhiên phải co hẹp lại. Không thể tiêu thoải mái như ngày vẫn đi làm“.
Với cách tính toán linh hoạt, cô nhân viên văn phòng này đã xoay xở rất khéo để bản thân thích nghi ngay với điều kiện khó khăn trước mắt. Giải pháp của Lan như sau:
Tìm người ghép chung phòng trọ: Từ 2 triệu xuống 700k
Ảnh minh họa.
Tiền nhà trọ vốn là 1 trong những chi phí nặng gánh nhất trong các khoản chi tiêu của Lan. Nên ngay sau khi nghỉ việc, Lan đã rủ 2 người bạn tới ở ghép phòng để giảm tải chi phí. Trước đây, mình cô ở 1 phòng với giá cho thuê 2 triệu thì giờ chi phí chia 3. Tiền nhà Lan chỉ còn phải đóng chưa đến 700 nghìn. Tính ra Lan đã tiết kiệm được hơn 1.3 triệu.
Ngày 3 bữa nấu ăn tại nhà: Từ 2 triệu giảm xuống 1 triệu
Ảnh minh họa.
Nếu là trước đây, nổi hứng hoặc được bạn bè rủ Lan sẵn sàng “tắt bếp” để ra hàng ăn cùng các bạn. Giờ thì không, Lan tuyệt đối nói không với hàng quán. Hơn nữa có 2 người bạn tới ở cùng, góp tiền đi chợ, chi phí cho mỗi bữa cơm cũng rẻ hơn. Một tháng mỗi người đóng 1 triệu tiền ăn là đủ. Thi thoảng gọi điện về quê, Lan lại nhờ bố mẹ gửi gạo, rau dưa, cũng đỡ đi 1 phần chi phí.
Video đang HOT
Nói không với shopping mua sắm: Từ 500k giảm xuống 0k
Những cô gái độc thân luôn nghiện mua sắm, Lan không ngoại lệ. Tuy nhiên với hoàn cảnh hiện tại, biết mình buộc phải thắt chặt chi tiêu nên Lan đã nói không với shopping.
“ Những ngày đi làm có lương, bình quân mỗi tháng mình sẽ đầu tư khoảng 500k đến 1 triệu mua váy áo thì lúc này mình ‘lắc đầu’ với thời trang. Như thế mình đã tiết kiệm được ít nhất 500k/tháng“.
Mỹ phẩm, mặt nạ chăm sóc da: Từ 300k giảm xuống 100k
Ảnh minh họa.
Dù đi làm hay không thì mình vẫn luôn giữ thói quen chăm sóc da mặt. Có điều, lúc trước vì không có thời gian, lại ngại nên mình toàn mua miếng đắp mặt có sẵn với giá từ 20k – 25k. Một tuần 3 lần đắp. Nhưng khi nghỉ việc, có thời gian ở nhà nhiều hơn, mình tự làm mặt nạ dưỡng da từ bột nghệ, mật ong, sữa chua, quả dưa leo. Toàn là những thứ có sẵn trong tủ. Vậy là 1 tháng mình cắt hẳn được 200k tiền đắp mặt nạ. Chỉ riêng nước hoa hồng là mình không biết làm, phải đi mua. Tính ra chi phí cho làm đẹp của mình giảm xuống chỉ còn khoảng 100k.
X ăng xe: T ừ 300k xuống còn 100k
Chỗ trọ của Lan cách công ty cũ 7km, 1 tháng đi làm cô đổ hết 300k tiền xăng. Giờ nghỉ việc, hạn chế đi lại, 1 tháng cô chỉ đổ khoảng 100k.
Sinh nhật, cưới hỏi bạn bè: 1 triệu giảm xuống 500k
Nếu lúc trước có bạn mời đi sinh nhật, hay cưới hỏi mình không do dự lên đường đi ngay, kể cả xa cũng không ngại đi. Nhưng trong thời gian này, mình sẽ cân nhắc xem đám nào thật sự cần thiết mới đi, còn lại mình gửi phong bì để hạn chế tiền tàu xe đi lại.
Nghỉ việc vẫn giữ nguyên mức tích lũy dự phòng 2 triệu/tháng
Ảnh minh họa.
Lan chia sẻ rằng trừ ngày ra trường đi làm, dù mức lương nhận được bao thì khi chi tiêu cô vẫn căn ke để lại 1 khoản tiết kiệm dự phòng. Bởi mình cô sống trên thành phố, không có người thân ở bên, nhỡ lúc xảy ra chuyện, lại không xoay xở được. Vậy nên kể cả trong những ngày mất việc, với khoản tiền trợ cấp thất nghiệp ít ỏi kia cô vẫn giữ lại 2 triệu tiết kiệm như ngày trước.
Hiện Lan đã tìm được cho mình công việc mới với mức lương cao hơn là 9 triệu 1 tháng. Tuy nhiên Lan cho hay, dù đi làm trở lại, thu nhập cao hơn nhưng cô sẽ vẫn duy trì việc chi tiêu như hiện tại, ở phòng ghép để giảm chi phí và tăng thêm khoản tích lũy dự phòng của bản thân.
Bí quyết chi tiêu của bà mẹ ba con, thu nhập 21 triệu tiêu 11 triệu cho gia đình 6 thành viên mà cuộc sống vẫn sung túc đủ đầy
Với mức thu nhập 21 triệu/ tháng, bà mẹ 3 con này đã lên cho mình 1 kế hoạch chi tiêu rõ ràng để cuộc sống gia đình sung túc mà vẫn có 1 khoản tích lũy dự phòng.
Đó là câu chuyện chi tiêu của chị Khánh (Đống Đa, Hà Nội), một bà mẹ bỉm sữa đang nuôi 3 con nhỏ. Dù vợ chồng đông con, thu nhập không cao nhưng kinh tế gia đình luôn trong trạng thái ổn định, vững vàng nhờ chị khéo vun vén chi tiêu.
Chị Khánh làm nhân viên văn phòng lương tháng 9 triệu, chồng chị làm công nhân xây dựng thu nhập 1 tháng 12 triệu. Hai vợ chồng chị sinh được 3 con. Bé lớn đang học lớp 2, bé thứ 2 vừa tròn 5 tuổi, bé út được 20 tháng.
Gia đình 6 người, trong đó có 3 em bé, nhiều người cho rằng khoản thu nhập 21 triệu/ tháng nếu tiêu khéo mới đủ trang trải cuộc sống chứ nói gì tới tiết kiệm. Song với bài toán chi tiêu của riêng mình, chị Khánh đã lo được cho gia đình 1 cuộc sống tươm tất, không chỉ vậy mỗi tháng chị còn để ra 1 khoản tích lũy khiến nhiều người phải nể phục.
Bà mẹ 3 con chia sẻ: " Thi thoảng vào hội nhóm của chị em nghe các mẹ bỉm sữa kể chuyện 1 tháng gia đình tiêu mấy chục triệu mà vẫn thiếu, mình thấy hơi 'choáng'. Nhà mình kinh tế eo hẹp, gia đình 6 thành viên, 3 người lớn, 3 trẻ nhỏ mình chỉ chi tiêu gói gọn trong vòng 11 triệu mà thấy cuộc sống cũng đảm bảo. Nói chung, ở hoàn cảnh nào thì chi tiêu theo hoàn cảnh đó. Các cụ vẫn có câu: 'Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm' là vậy".
Dưới đây chính là một vài bí quyết chi tiêu chị Khánh chia sẻ để chị em có thể học hỏi, tham khảo:
1. Luôn có bảng chi tiêu rõ ràng
Ảnh minh họa
"Theo quy định của vợ chồng, hàng tháng tới ngày lĩnh lương, chồng mình sẽ 'nộp' lương cho vợ với phương châm 'kinh tế thu về 1 mối'. Các khoản chi tiêu cuả nhà mình trong 1 tháng như sau:
Tiền ăn: 4 triệu
Tiền học của con: 3, 2 triệu: Trong đó tiền học phí tiền ăn của bé lớn là 2 triệu, bé thứ 2 là 1.2 triệu. Cả 2 con nhà mình đều học trường công để đỡ tiền học phí. Bé út ở nhà bà nội chăm.
Tiền sữa: 1 triệu
Tiền bỉm: 250k
Tiền điện nước: 700k (tháng này bù tháng kia)
Tiền ma chay, cưới hỏi: 1 triệu
Tiền xăng xe đi lại: 400K
Tiền thuốc: 300K (Có tháng dùng tới, tháng không dùng tới)
Tiền cà phê, uống nước: 500k. Khoản này hàng tháng chồng đưa lương, mình sẽ bớt lại cho anh ấy ngần đó tiền bỏ túi để thi thoảng cà phê cà pháo bạn bè.
Như vậy trung bình tháng nhà chị Khánh sẽ chi tiêu hết hơn11 triệu, còn lại hơn 9 triệu chị bỏ tiết kiệm. Để duy trì được mức độ chi tiêu trên, chị Khánh luôn thực hiện đúng nguyên tắc đặt ra của mình. Khi các khoản đã phân chia rõ ràng, tuyệt đối chị không mua sắm lạm phát. Đặc biệt là tiền ăn, chị chia rõ một ngày không tiêu quá 130k, tuyệt đối không ăn ngoài. Chị Khánh luôn dậy sớm rang cơm hoặc nấu cơm nóng để cả nhà ăn cùng thức ăn còn dư lại từ hôm trước, hoặc ăn với ruốc chị tự làm. Thi thoảng có thời gian chị nấu xôi, canh bánh đa đổi bữa cho các thành viên gia đình.
2. Mua đồ chung
Theo kinh nghiệm mua sắm của chị Khánh, để mua được hàng giá rẻ hơn so với giá thị trường thì đối với các nhu yếu phẩm hàng ngày chị thường rủ bạn bè, đồng nghiệp hoặc hàng xóm mua chung theo combo hoặc nguyên thùng rồi về chia nhau.
Ảnh minh họa.
Chẳng hạn giấy vệ sinh, bình quân mua lẻ sẽ có giá 70k/bịch. Mua cả thùng 12 bịch có giá 732k rồi chia ra mỗi người 2, 3 bịch cầm về. Tính ra 1 bịch giấy sẽ rẻ hơn được khoảng 8 - 9 nghìn đồng, một lần mua tiết kiệm được khoảng 30 -35 ngàn đồng tùy từng thời điểm. Tuy không nhiều nhưng chịu khó tích cóp thì chi phí sinh hoạt hàng tháng cũng giảm bớt được 1 khoản không hề nhỏ.
3. Đi chợ đầu mối
Ảnh minh họa.
Một trong những cách mua sắm tiết kiệm của chị Khánh là chịu khó đi chợ đầu mối: "Thường cuối tuần có thời gian mình lại rủ anh xã đi chợ đầu mối mua sắm hoa, củ, quả, thức ăn cho cả tuần. Chợ đầu mối là nơi tập trung tất cả nguồn hàng, thực phẩm các nơi đổ về nên giá cả mềm hơn giá ở các chợ cóc rất nhiều. Chỉ tội phải chịu khó dậy sớm, đi xa 1 chút".
4. Mua đồ quê
Rau củ chị Khánh mua dưới quê mang lên ăn dần. (Ảnh: NVCC)
Cả hai vợ chồng mình đều xuất thân tỉnh lẻ, hai bên nội ngoại đều làm nông, sẵn rau quả sạch nên mỗi lần về mình lại mua rất nhiều gà vịt, ngan ngỗng, cá. Thường mình mua cả chục con lên bỏ tủ lạnh ăn dần như thế vừa mua được thực phẩm sạch, đảm bảo thơm ngon, giá lại rẻ.
5. Mua thực phẩm đúng mùa
Ảnh minh họa.
Cũng theo kinh nghiệm của chị Khánh, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt chị em nên chọn mua thực phẩm hoa củ quả đúng mùa, như thế vừa hạn chế được thuốc sâu mà giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với việc chúng ta đi chợ mua đồ trái mùa.
6. Chịu khó "săn" chương trình giảm giá của các khu vui chơi dành cho các con
Luôn mong muốn các con được vui chơi thỏa thích bên bố mẹ vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ nên chị Khánh thường xuyên cập nhật, tìm kiếm các địa điểm vui chơi dành riêng cho các con với chi phí vừa phải. Nhất là những dịp khuyến mại, giảm giá vé vui chơi, chị đều không bỏ qua.
Ảnh minh họa.
"Ngoài ra, vợ chồng mình cũng tranh thủ cuối tuần đưa con tới những công viên có không gian cây xanh trong lành thoáng đãng để các con được thoải mái chạy nhảy, giao hòa cùng thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống quanh mình", chị Khánh chia sẻ thêm.
Học cách chi tiêu của vợ chồng trẻ Hà Nội thu nhập 10 triệu mà tháng nào cũng để ra được 6,3 triệu đồng Không tháng nào cặp vợ chồng trẻ này không để ra được 6,3 triệu đồng. Số tiền này họ tiết kiệm phòng mai này có con nhỏ hay lúc biến cố. Mới kết hôn chỉ gần 1 năm nay, dù lương tháng không cao nhưng vợ chồng nhà chị Nguyễn Thị Yến, 25 tuổi và anh Trần Anh Tuấn, 27 tuổi ở Hà...