Mặt trời tỏa nắng trên làng At-Ben-Haddou
At-Ben-Haddou nằm ở phía đông nam Marôc, dưới chân núi High Atlas, cách Ouarzazate khoảng 30km. Đến đây, bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp hoang dã của những ngôi nhà Kasbah xây bằng đất đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới từ năm 1987.
Marôc nằm ở Bắc Phi là một đất nước có nền văn hóa rất đặc sắc. Phần lớn dân Marôc là người Bedouin – một thuở là người du mục gốc Ả Rập. Họ đóng góp khá lớn vào nền văn hóa của đất nước này.
Những công trình kiến trúc của họ mang phong cách đặc biệt – tiêu biểu là những ngôi nhà Kasbah được xây bằng đất. Nơi có kiến trúc Kasbah tiêu biểu nhất ở Marôc là làng At-Ben-Haddou – đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới từ năm 1987.
Làng At-Ben-Haddou nhìn từ bên này sông Asif Mellah |
At-Ben-Haddou nằm ở phía đông nam Marôc, dưới chân núi High Atlas, cách Ouarzazate khoảng 30km. Từ cố đô Marrakech tới làng đi mất khoảng 4 tiếng ôtô, đường rất tốt và phong cảnh hai bên cực kỳ thanh bình.
Nổi tiếng về kiến trúc đặc biệt nên At-Ben-Haddou được các nhà làm phim khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ Hollywood chọn để dựng nhiều bộ phim hoành tráng. Từ những năm 1960 của thế kỷ trước At-Ben-Haddou đã là “phim trường” của bộ phim nổi tiếng Lawrence of Arabia với sự tham gia của các diễn viên gạo cội Peter O’Toole, Alec Guiness, Omar Sharif.
Liên tục sau đó và cho tới ngày nay At-Ben-Haddou luôn được lấy làm bối cảnh cho những bộ phim đình đám của Hollywood như The Jewel of the Nile với Michael Douglas hay The Sheltering Sky với John Malkovich và mới đây là Gladiator với Russel Crow hay Alexander với Brad Pitt. Theo dấu chân các diễn viên nổi tiếng, At-Ben-Haddou trở thành tâm điểm của du khách thập phương.
Cổng làng dựng khi làm phim Gladiator |
Nhóm chúng tôi gồm một đôi trai gái người Chile, hai chị em từ Canada, ba bạn Hàn Quốc, một Tây Ban Nha, một Mỹ gốc Hong kong và hai chúng tôi người Việt Nam nhưng đang sống ở Đức đều là khách du lịch tự do mua tour đi sa mạc và có khoảng hai giờ thăm At-Ben-Haddou. Vừa xuống xe, từ bên này của dòng sông Asif Mellah nhìn sang, cả bọn đã sững sờ trước vẻ đẹp của ngôi làng.
Men theo vách núi, những ngôi nhà bằng đất màu nâu đỏ hòa cùng màu vàng đỏ của ngọn núi – như nối liền với nhau thành một hệ thống men theo triền núi lên tít tận trên cao.
Video đang HOT
Đường vào làng |
Để đến được với At-Ben-Haddou, trước hết chúng tôi phải cùng nhau bước và nhảy trên những tảng đá được rải ngang con sông Asif Mellah ngăn giữa nơi đỗ xe với làng.
Hai bên bờ rải rác các em bé cưỡi lừa đứng đợi khách qua sông, nhưng chưa phải mùa nước cao nên khách du lịch thường tự đi. Trong khi các bà các cô vừa nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá tiếp theo vừa sợ thì bọn trẻ nhỏ vẫn lẽo đẽo theo lên tới tít trên núi, mong ai đó dùng lừa của chúng cưỡi để kiếm chút tiền lẻ.
Mời du khách đi lừa lên núi |
Qua sông, chúng tôi bắt đầu công cuộc khám phá ngôi làng nhỏ – vừa là nơi sinh sống vừa là nơi quan sát toàn vùng. Những ngôi nhà được xây dựng bằng đất, cao 3- 4 tầng, tùy khả năng từng gia đình. Điểm dễ thấy là tầng một thường không xây cất cầu kỳ, nhưng các tầng trên cao thì hoa văn dày đặc và cầu kỳ hơn, đặc biệt là những khối tháp ở đầu các bức tường.
Các tháp này được làm công phu hơn khi chủ nhà là những người có của ăn của để. Nhiều khối tháp trông như những chiếc vương miện. Nhưng do làm bằng đất nên thời gian và mưa gió là kẻ thù số một – nhiều ngôi nhà ở đây đã quá cũ kỹ, trông như phế tích do thiếu ngân quỹ sửa chữa, cộng với phần lớn dân sống ở đây là người già, phụ nữ và trẻ em không thể sửa chữa nổi.
Dọc đường đi chúng tôi không gặp một thanh niên trai tráng nào cả, họ đã rời bỏ ngôi làng này về những thành phố lớn như Marrakech để kiếm sống và gửi tiền về phụ giúp gia đình. Trong làng, thỉnh thoảng mới thấy dăm ba cửa hàng lèo tèo bán đồ lưu niệm và mấy ông bà già đứng ngồi bên cổng nhà nhìn theo khách du lịch.
Cửa hàng lưu niệm trên đường làng |
Kiến trúc của một Kashbar |
|
Hoa văn trổ bên ngoài tháp Kashbar |
Càng lên cao khung cảnh của làng càng đẹp và thơ mộng hơn, những ngôi nhà Kashbar nhìn từ trên cao dưới nắng vàng rực rỡ lại càng thêm quyến rũ. Ký ức về những cảnh trong phim đã được quay tại đây lúc này lại ùa về. Chúng tôi thích thú khám phá những ngôi nhà đã được quay trong các phim: nào là chiếc cổng hoành tráng trong Gladiator, những góc nhà, con hẻm trong Alexander, Lawrence of Arabia…
Thời gian không còn nhiều, thay vì phải quay lại địa điểm tập kết để lên xe đi tiếp trên con đường dẫn đến sa mạc, chúng tôi vẫn cố leo lên được đỉnh núi, nơi thuở xưa có một pháo đài canh gác bởi đã đến đây mà chưa lên tới vọng gác thì coi như chưa thăm làng.
Đường lên núi |
|
Phế tích của vọng gác một thuở |
Từ trên đỉnh núi, khung cảnh bốn bên trải ra tuyệt đẹp. Dãy High Atlas đằng xa với những đỉnh trắng xóa tuyết thật hùng vĩ, còn phía dưới làng là con sông Asif Mellah như được dát bạc dưới ánh nắng ban trưa. Ai cũng cố ghi lại tất cả hình ảnh của ngôi làng bé nhỏ mà tuyệt vời này một lần nữa, trước lúc tiếp tục hành trình đến Merzouga, nơi sa mạc Sahara bắt đầu.
Toàn cảnh làng với con sông Asif Mellah như được dát bạc |
Khung cảnh xung quanh nhìn từ trên cao, phía xa là dãy High Atlas phủ trắng tuyết |
Bất ngờ chúng tôi phát hiện một người đàn ông Berber 35-40 tuổi đang dùng một chiếc kính lúp hút năng lượng mặt trời để khắc tranh. Mohamed rất hồ hởi bắt chuyện bằng tiếng Anh với chúng tôi và chỉ cho cách “đốt” tranh của anh trên gỗ. Cực kỳ độc đáo, ai nấy đều thốt lên. Nhưng chẳng mấy người chọn mua những tấm tranh gỗ được “đốt” của Mohamed. Và dưới ánh nắng Bắc Phi chói chang, anh lại tỉ mẩn “đốt” tiếp những bức tranh khác chờ đoàn khách sau.
|
Người “đốt” tranh thân thiện |
Cho dù thời gian tham quan ngắn ngủi, du khách nào cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của các ngôi nhà Kashbar độc đáo, bởi phong cảnh thiên nhiên quanh ngôi làng, nhưng ai nấy đều nhận ra rằng At-Ben-Haddou gần như đã bị biến thành một bảo tàng ngoài trời.
Sự sống ở đây còn lại thật yếu ớt, những ngôi nhà tuy được UNESCO cấp kinh phí để bảo tồn và giữ gìn nhưng thiếu đi hơi ấm bếp lửa gia đình. Những ngọn tháp nhìn thật chơ vơ, tựa như phế tích. Toàn bộ ngôi làng uể oải nhìn xuống dòng sông dát bạc trôi lờ lững. Cả khung cảnh toát lên vẻ già nua, mệt mỏi.
At-Ben-Haddou cần được sự ủng hộ của mỗi người dân địa phương, mỗi du khách và các nhà kiến trúc, các nhà hoạt động văn hóa để giữ cho ngôi làng thật sự sống động lâu dài. Đó mới là cách bảo tồn tốt nhất một di sản văn hóa thế giới.
|
Nhiều ngôi nhà đã trở thành phế tích |
Nét độc đáo của Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm
Đến với làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, một ngôi làng thanh bình yên ả nằm dưới chân núi cổng trời, được tìm hiểu khám phá các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo cùng với bà con người Dao nơi đây.
Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm là một bản nhỏ nằm dưới chân cổng trời thuộc xã Quản Bạ huyện Quản Bạ. Cách trung tâm huyện 2km, Giao thông đi lại thuận tiện. Nặm Đăm là nơi sinh sống của người dân tộc Dao Chàm hay còn gọi là Dao áo dài, dân tộc Dao ở Quản Bạ có số dân đứng thứ 2 trong huyện. Đến với làng văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, một ngôi làng thanh bình yên ả nằm dưới chân núi cổng trời, được tìm hiểu khám phá các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo cùng với bà con người Dao nơi đây.
Toàn cảnh Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Nặm Đăm
Đồng bào người Dao ở đây vẫn còn giữ nguyên được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Được thể hiện qua dân ca dân vũ, trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở và đặc biệt là các lễ hội. Đến với nơi đây du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Dao, cùng những lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc. Các lễ hội tiêu biểu có thể kể đến như lễ hội bắt cá được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên, những con cá bắt được trong lễ hội sẽ được chia đều cho các hộ dân trong làng để làm mâm cơm dâng lên cho tổ tiên vào đúng ngày thanh minh. Bên cạnh lễ hội bắt cá được tổ chức một năm một lần thì còn có một nghi lễ rất độc đáo riêng có của đồng bào dân tộc Dao mà người dân nơi đây vẫn còn gìn giữ đó là lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của các dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông trưởng thành, được tham gia các việc lớn trong làng, được nhân dân trong bản coi trọng.
Thu hút đông đảo khách du lịch trải nghiệm, tham quan.
Dịch vụ lưu trú homestay ở đây được rất nhiều du khách ưa thích lựa chọn, du khách sẽ được cùng bà con trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Được sống trong những ngôi nhà kiểu kiến trúc truyền thống thân thiện với môi trường. Đó là nhà trình tường, trình bằng đất nện. Nhà gồm có 3 gian hai trái, gian giữa là nơi thờ cúng và cũng là nơi để tiếp khách. Hai gian bên là phòng ngủ. Phía trên gác là các phòng ở dành cho du khách, mái lợp ngói âm dương hoặc mái tôn. Nhà trình tường có đặc điểm thú vị đó là mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, với thời tiết khắc nghiệt của vùng Cao nguyên đá vào mùa đông nhiệt độ có lúc xuống rất thấp nên để chống chọi lại với cái rét việc tạo ra những ngôi nhà có thể giữ ấm được rất có ý nghĩa đối với đồng bào nơi đây.
Du khách có thể trực tiếp tham gia trải nghiệm các công đoạn sản xuất, cùng nấu nướng và thưởng thức các đặc sản của địa phương với gia chủ, người dân ở đây thì vô cùng thân thiện. Ngoài ra còn có dịch vụ tắm lá thuốc và các sản phẩm dược liệu do bà con tự trồng và chế biến. Du khách còn có thể tham gia giao lưu cùng với đội văn nghệ dân gian biểu diễn vào các ngày cuối tuần.
Mùa lúa xanh tại thôn Lùng Tao dưới chân núi Tây Côn Lĩnh Nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, thôn Lùng Tao thuộc xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Thời gian qua, thôn Lùng Tao là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa bởi vẻ đẹp hoang sơ, đặc biệt là những thửa ruộng bậc thang trùng điệp. Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 35km, Lùng Tao là một...