Mặt Trời sẽ ‘đảo ngược’ trong năm 2023, phát đi 10 tín hiệu lạ
Một loạt hình ảnh mê hoặc mà con người nhìn thấy trong năm 2023, từ nhật thực lai, bướm ánh sáng cho đến cực quang hồng, thực ra là Mặt trời đang phát tín hiệu sắp đảo ngược.
Theo Live Science, Mặt trời sẽ đạt đến điểm cực đại trong chu kỳ 11 năm sớm hơn dự kiến ban đầu (năm 2025), cụ thể là vào cuối năm 2023.
Sự kiện này sẽ đánh dấu bằng hiện tượng “Mặt trời đảo ngược” – với những hỗn loạn trong từ quyển của nó đạt mức căng thẳng cực độ rồi được giải quyết bằng cách hai cực từ Bắc – Nam đổi chỗ cho nhau.
Mặt trời trong giai đoạn bùng nổ (trái) và giai đoạn yên bình trong chu kỳ 11 năm – Ảnh: NASA
Đó là một hiện tượng cần thiết cho chúng ta – một hành tinh rất cần đến sự khỏe mạnh của ngôi sao mẹ này để duy trì sự sống – những cũng gây nên không ít rắc rối. Trong năm 2023, 10 dấu hiệu quan sát được từ Trái Đất đã khẳng định về cú đảo ngược sắp sửa đó.
Thứ nhất, đó là số lượng vết đen Mặt trời gia tăng rất nhanh, vượt xa gấp đôi con số dự đoán ban đầu, theo NASA và Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) vào đầu năm nay.
Thứ hai, từ các vết đen đó, các quả pháo sáng cấp X mạnh nhất liên tục được bắn ra, chính là thứ dẫn đến mất điện vô tuyến sóng ngắn diện rộng tháng 2, khi kèm một vụ phóng khối lượng đăng quang ( CME).
Video đang HOT
Thứ ba, là bão địa từ mạnh tới nỗi có gây cực quang lạ màu hồng, xuất hiện ở Mỹ cuối tháng 3. Thứ tư là nhiệt độ tầng nhiệt quyển (tầng cao thứ 2 trong khí quyển) đang tăng.
Thứ năm là nhật thực lai hiếm gặp ngày 20-4, được tạo ra bởi những sợi ánh sáng nhiều hơn bình thường từ Mặt Trời.
Thứ sáu, là các cơn lốc xoáy ánh sáng liên tiếp bùng trên Mặt trời, có cơn lớn bằng… 14 lần Trái Đất. Thứ bảy, là xoáy cực siêu mạnh trên Mặt trời. Thứ tám, là “bướm CME” ngày 10-3. Thứ chín, là chùm plasma dài 1 triệu dặm nó bắn ra vào tháng 9-2022. Thứ mười, là “thác plasma” như vương miện hôm 9-3.
Năm hiện tượng sau đều do Đài quan sát Mặt trời ( SDO) của NASA ghi nhận.
Chắc chắn cú đảo ngược cuối năm 2023 sẽ phủ lên các hành tinh của Mặt trời – bao gồm Trái đất – rất nhiều bão địa từ và các cú dội bom của cầu lửa CME vào từ quyển.
Tin vui là bạn sẽ không hứng một cơn bão theo nghĩa đen, vì thực tế loài người không cảm nhận được bão địa từ, và cũng đã “chịu đựng” nó mỗi 11 năm. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến một số công nghệ, đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo.
Các sự kiện này sẽ làm gián đoạn lưới điện, mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số nơi, ảnh hưởng đến các phương tiện định vị – hàng không vũ trụ, ảnh hưởng một số sinh vật ví dụ làm chim di trú “lạc đường”. Do đó sẽ rất cần nỗ lực quốc tế trong việc dự báo thời tiết không gian và đưa ra các cảnh báo sớm.
Ví dụ, công ty vũ trụ SpaceX của Mỹ đã thiệt hại lớn trong năm 2022 khi phóng hơn 40 vệ tinh Starlink đúng ngay lúc bão địa từ đổ bộ, khiến 40 cái bị rơi ngược và cháy tan trong bầu khí quyển Trái đất.
Tuy vậy đó sẽ là một dịp hiếm có cho người thích quan sát cực quang, chắc chắn sẽ rực rỡ, đa sắc và lan sâu xuống các vĩ độ thấp hơn so với bình thường.
24 giờ qua, sóng vô tuyến khắp thế giới chập chờn: Thủ phạm đang hiện ra trên trời
Thiên thể sáng nhất trên bầu trời Trái Đất đang thủng hai lỗ lớn, liên tục bắn về phía chúng ta những quả pháo sáng dữ dội, mà những đợt mất sóng vô tuyến liên tục hôm 19-5 là còi báo động.
Theo Space, các vụ mất điện vô tuyến sóng ngắn trên diện rộng xảy ra nhiều nơi trên Trái Đất trong ngày 19-5 là do những quả "pháo sáng vũ trụ", tức các tia năng lượng mạnh mẽ từ Mặt Trời bắn thẳng về phía chúng ta và va chạm với từ quyển, gây ra bão địa từ (bão Mặt Trời).
Ít nhất 7 trong số các quả pháo sáng cấp M đã gây ra hiện tượng này được quy cho AR3311, một vết đen Mặt trời khổng lồ.
Hai vết đen Mặt Trời đang dần quay về phía Trái Đất, có thể sẽ bắn phá hành tinh của chúng ta bằng những quả pháo sáng dữ dội - Ảnh: SDO/NASA
Đáng sợ hơn, trong ngày 19-5, nó chưa thực sự quay hẳn về phía Trái Đất, mà là các ngày nối tiếp sau đó, đồng nghĩa với nhiều cơn bão địa từ có thể ồ ạt tấn công địa cầu suốt cuối tuần.
Nó lại không chỉ có một mình, mà còn cùng song hành với một vết đen khổng lồ khác mang tên AR3310, chịu trách nhiệm về vết lóa Mặt Trời được ghi nhận bởi Đài quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA. hôm 16-5
Vết lóa đó đã gây ra và khiến vô tuyến chập chờn ở nhiều vùng trên khắp châu Mỹ ít giờ sau đó, theo Trung tâm Dự báo thời tiết không gian thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA).
Tất cả các vụ mất sóng vô tuyến đã xảy ra chỉ mới là "còi báo động", do ảnh hưởng "sơ sơ" của những quả pháo sáng chưa bắn trực tiếp vào Trái Đất, chỉ sượt qua một chút.
Nhưng trong cuối tuần này, người Trái Đất sẽ phải cẩn thận hơn khi hai "họng súng" này nhắm thẳng Trái Đất.
Bão địa từ không phải cơn bão mà bạn có thể nhìn thấy được, nhưng tác động đến các hệ thống của con người như hệ thống liên lạc bằng vô tuyến điện, hệ thống định vị... do từ trường Trái Đất bị nhiễu loạn khi năng lượng từ các quả pháo sáng đập vào các sức từ của từ quyển.
Một quả pháo sáng ở mức cao nhất của cấp X (mạnh nhất) hoàn toàn có thể đánh sập lưới điện trên diện rộng.
Với các quả pháo sáng loại M mà cặp vết đen Mặt Trời này dự kiến sẽ bắn ra, các cơ quan điều hành hàng không, vũ trụ và các hoạt động khác liên quan đến vô tuyến - định vị sẽ phải cẩn thận.
Bão địa từ thậm chí có thể khiến chim di trú lạc lối và cũng từng khiến 40 vệ tinh của Space X bị "ném ngược" về phía Trái Đất hồi tháng 2-2022 khi không may phóng lên đúng lúc bão địa từ mạnh ập tới.
b>
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay" Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ. Theo Live Science, hiện tượng đã khiến bầu trời đêm...