Mát trời đi ăn lẩu vịt om sấu khu Thành Công
Những miếng thịt vịt tươi ngon, mềm ngọt cùng nước lẩu đậm đà hài hòa với thời tiết thật khiến bất kì ai cũng háo hức thưởng thức.
Vào những ngày mát trời như thế này khiến người ta thường nghĩ đến việc được cùng bạn bè rủ nhau ngồi vây quanh một nồi lẩu nóng hổi, nghi ngút khói vừa thưởng thức, vừa ngân nga những câu chuyện cuộc sống, việc làm, hay chỉ đơn giản là xả stress.
Theo sở thích, từng người có thể chọn một nơi yên tĩnh, sang trọng, nhưng cũng có rất nhiều thực khách lại thích chốn đông vui, dân dã với các nồi lẩu đơn giản, ngon miệng. Quán lẩu vịt ở trong sân khu Thành Công là một ví dụ như vậy.
Nếu nói là quán thì cũng chưa hẳn bởi “quán” lẩu vịt này chỉ bao gồm một quầy tủ kính đựng nguyên liệu, bếp nấu tự làm, còn mái che mưa nắng chỉ là những tấm bạt dày dạn. Thế nhưng, bao thực khách, dân văn phòng thích sự dân dã ấy vẫn tìm đến đây các buổi trưa hàng ngày, đông đến nỗi nhiều hôm chẳng còn chỗ ngồi. Vẻ tiếc nuối khi chưa được thưởng thức món ăn khoái khẩu đã phải ra về còn hiện rõ trên nhiều khuôn mặt.
Lẩu vịt trong khu tập thể Thành Công là một địa điểm được nhiều dân văn phòng lựa chọn
Nếu nhìn qua, nhiều người sẽ phải thắc mắc một quán ăn đơn giản thậm chí là tạm bợ như vậy sao vẫn đông khách, thì hẳn bạn sẽ phải nếm thử mới hiểu được lý do. Người ta đến một quán ăn không phải vì quán đẹp hay xấu, cũng chẳng phải vì chủ quán già hay trẻ mà bởi vì món ăn quán đó rất… ngon.
Nếu chịu khó quan sát và thưởng thức thật kỹ bạn sẽ thấy lẩu vịt ở đây khác ở nhiều nơi vì độ nạc và ngọt của thịt cùng nước lẩu rất đậm đà. Để làm một nồi lẩu vịt ngon như thế này, vịt sẽ được làm sạch rồi chặt nhỏ và đảo qua trong chảo cùng với các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, mẻ; sau đó sẽ được thêm nước dùng mà chỉ có chủ quán mới biết họ dùng bí quyết gì để ngon như vậy.
Những miếng thịt vịt ngon mềm trên bề mặt cùng rau thơm, khoai môn và nước lẩu sóng sánh thật biết cách thôi miên vị giác.
Khi gần chín, lẩu vịt sẽ được thêm sấu, một ít rau mùi tàu, rau răm, sa tế. Nhìn nồi lẩu sánh vàng, thơm nức thật không cảm giác nào diễn tả được.
Khi thực khách gọi, lẩu được chia vào các nồi, mang ra đặt trên chiếc bếp ga mini và bạn chỉ việc cùng bạn bè chờ đợi nồi lẩu sôi lại là thưởng thức. Sự háo hức chờ đợi nồi lẩu sôi cùng câu chuyện rôm rả giữa trưa khiến ai cũng cảm thấy thú vị.
Khoai môn bở mềm, thơm ngon
Sau đó, thực khách chỉ việc mở vung, hơi nóng và mùi thơm của lẩu vịt cứ tỏa ra ngào ngạt. Những miếng thịt vịt ngon mềm trên bề mặt cùng rau thơm, khoai môn và nước lẩu sóng sánh thật biết cách thôi miên vị giác. Để nước thêm chua ngon, bạn có thể vớt và dầm những quả sấu trong nồi, chỉ thế thôi hương vị đã thêm sự khác biệt.
Gắp những miếng thịt vịt đang sôi trong nồi nhẹ nhàng chấm nước mắm hay xì dầu rồi từ từ đưa lên miệng, chậm rãi thưởng thức. Thịt vịt nóng bỏng, ngọt ngon, thơm mềm hơi dai vô cùng hấp dẫn.
Video đang HOT
Giá một nồi lẩu vịt to ở đây là 350.000 đồng, còn nồi nhỏ 300.000 đồng
Thêm vào đó, bạn còn được thưởng thức khoai môn có hương vị đặc trưng lại bở mềm ai cũng thích. Thỉnh thoảng, múc 1 vài thìa nước lẩu vẫn còn đang sôi trên bếp bỏ vào bát và nhâm nhi. Nước lẩu chua chua, ngòn ngọt lại có chút cay cay khiến bất kì ai thưởng thức một lần cũng khó có thể quyên được.
Rau thơm ăn kèm lẩu
Để món lẩu đỡ ngấy, bạn có thể cho thêm rau muống và các loại rau thơm vào nồi. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức mì tôm hoặc bún ăn kèm lẩu nếu cảm thấy bụng vẫn còn đói.
Ngoài món lẩu vịt, trước khi đến quán, trong lúc chờ chủ quán chế biến lẩu cho chín, bạn có thể gọi thêm món vịt luộc, canh măng tiết nhâm nhi
Vịt chặt ở đây thịt rất ngon, mềm và ngọt, nhiều nạc hơn các nơi khác
Măng tiết có giá 30.000 đồng/bát (Ảnh: Internet)
Ngoài món lẩu vịt, trước khi đến quán, trong lúc chờ chủ quán chế biến lẩu cho chín, bạn có thể gọi thêm món vịt luộc, canh măng tiết nhâm nhi. Thịt vịt trắng thơm, ngọt và cũng rất mềm chấm với xì dầu hay nước mắm rất tuyệt. Canh măng tiết chua chua, giòn giòn rất thú vị.
Nước mắm và xì dầu là hai loại nước chấm chính của quán
Giá một nồi lẩu to ở đây là 350.000 đồng, còn nồi nhỏ 300.000. Thêm vào đó, một đĩa vịt luộc chặt là 160.00 đồng. Nếu bạn đi đông thì đây quả thực là bữa trưa vô cùng ngon và rẻ.
Quán chỉ bán vào buổi trưa các ngày trong tuần trừ thứ 7, Chủ nhật nên nếu bất chợt “lên cơn thèm” hãy cùng bạn bè rủ nhau qua đây nếm thử nhé!
Theo Mộc Lan
Khám phá
[Chế biến] - Cách nấu cháo cá lóc và cháo lươn ngon
Vị béo ngậy của lươn đồng, vị bùi bùi khoai môn hay vị ngọt cá lóc quyện trong từng hạt cháo thơm sánh là lựa chọn tuyệt vời cho gia đình trong tiết trời nóng bức.
Cháo lươn ngó môn
Nguyên liệu (Khẩu phần 4 người)
Môt con lươn vàng (khoảng 350g); 1/2 chén gạo tẻ; 200g khoai môn; 300g ngó môn; lá chuối, hành lá, ngò rí.
Gia vị: muối, tiêu, mắm ruốc Huế, hạt nêm, nước mắm ngon, ớt xay.
Thực hiện
Lươn chà kỹ với tro bếp (nếu không có tro, cho lươn vào thau, chế giấm vào, đậy lại, dùng vật nặng dằn lên để lươn quẫy cho ra nhớt, sau đó lấy lươn ra cạo nhớt, rửa sạch). Lấy kéo chẻ bụng lươn, bỏ ruột, bỏ đường gân máu dọc sống lưng của lươn, sau đó rút xương sống ra.
Phần xương, đầu, đuôi rửa sạch, để riêng. Phần thịt lươn rửa sạch, để ráo, ướp với 1/2 muỗng cà phê ớt xay, ít tiêu, môt muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng canh nước mắm cho lươn đậm đà. Sau đó cuộn tròn thịt lươn, cột hành lá tạo hình cho đẹp.
Khoai môn gọt vỏ, xắt hạt lựu lớn. Ngó môn cắt bỏ gốc, tước lớp vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Mắm ruốc kẹp trong lá chuối, đặt lên bếp nướng thơm sau đó lấy ra cho vào nồi nấu với môt chén nước cho sôi, tắt bếp, để mắm lắng lại, gạn lấy phần nước trong.
Gạo vo sạch, để ráo. Bắc nồi nước khoảng 1,5 lít, nước sôi cho gạo vào nấu, canh đến khi gạo sánh thì cho khoai môn, ngó môn vào. Nêm môt muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh nước ruốc, ít muối vừa ăn. Nấu cháo trong 15 phút, dùng muỗng khuấy đều đến khi cháo sánh nhừ, nêm lại lần nữa cho vừa miệng. Tiếp đến, cho lươn đã sơ chế, đầu, đuôi và xương lươn vào nấu thêm 15 phút nữa, tắt bếp.
Dọn cháo lươn ngó môn ra thố, cho hành ngò xắt nhỏ lên, rắc ít tiêu, ăn kèm nước mắm ớt.
Mách nhỏ: Nương mắm ruốc trong lá chuối là cách khiến mắm ruốc dậy mùi.
Lẩu cháo cá lóc rau đắng
Nguyên liệu (Khẩu phần 4 người)
Môt con cá lóc (khoảng 650g); 1/2 chén gạo tẻ; 300g nấm rơm; hành lá, ngò rí, hành phi.
Ăn kèm: rau đắng, rau mồng tơi, ngò rí, bông bí, cải xanh, nấm rơm...
Gia vị: nước mắm, ớt bột, tiêu, hạt nêm, muối, dầu ăn.
Thực hiện
Cá lóc cạo sạch vảy, chà nhớt, cắt vây, móc mang, bỏ ruột, rửa sạch. Rút xương cá, phần thịt cắt phi lê khoảng 7mm. Ướp phi lê cá lóc với môt muỗng cà phê nước mắm, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, ít tiêu, ít ớt bột cho thịt cá đậm đà.
Nấm rửa sạch, cắt đôi. Hành lá, ngò rí xắt nhỏ. Rau ăn kèm nhặt, rửa sạch.
Gạo rang qua trên chảo, sau đó trộn với ít dầu ăn. Bắc hai lít nước lên bếp nấu cho nước sôi, bỏ gạo vào nấu đến khi cháo sánh, nêm 1/2 muỗng canh nước mắm, môt muỗng cà phê hạt nêm, ít muối, tiêu vừa ăn. Cho xương cá, nấm rơm vào cháo nấu thêm 15 phút nữa, nêm nếm lại vừa ăn.
Khi cháo sánh múc ra thố, cho hành ngò, hành phi, tiêu lên, chỉnh lửa vừa để giữ độ nóng cho cháo. Bày phi lê cá lóc, rau ra, khi ăn nhúng rau, cá vào ăn kèm. Chấm cá với nước mắm ớt.
Mách nhỏ: Nên chọn cá lóc đen, bóng, đầu nhỏ, mình to, dài, vây lưng thẳng là loại cá lóc ngon, chắc thịt. Trộn ít dầu vào gạo trước khi nấu, cháo sẽ béo và nhanh nhừ hơn.
Theo PNO
[Chế biến] - Đãi cả nhà vịt nấu chao ngày lễ Hãy cùng mình vào bếp nấu món vịt nấu chao cho gia đình bạn thưởng thức trong dịp lễ này nhé! Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của người Miền Tây sông nước nhưng với vị ngọt của thịt vịt, vị thơm của chao, vị bùi bùi béo ngậy của khoai môn với một chút cay cay của ớt đã...