Mát trời ăn bánh xèo
Trong tiết trời lành lạnh của ngày mưa gió, được quây quần bên người thân bên lò bánh xèo ấm áp và thưởng thức hương vị độc đáo của bánh xèo là niềm mong ước của rất nhiều người.
Rau sống ăn bánh xèo cũng rất đa dạng và đặc biệt không thể thiếu cải bẹ xanh và xà lách. Ảnh minh họa: Internet
Các loại bánh xèo hiện nay tuy rất đa dạng, nguyên liệu có thể biến tấu nhiều ít, nhưng hương vị không khác nhau là bao. Bởi thành phần chủ yếu để làm nên chiếc bánh xèo bao giờ cũng phải có bột để làm vỏ bánh và một số thực phẩm để làm nhân bánh.
Ngày trước, bột bánh là khâu “lâu công” nhất, bởi phải ngâm gạo trước một đêm, sáng ra mang đi xay. Còn nay, bột làm bánh xèo đã có bán sẵn trong siêu thị. Cách pha bột cũng được ghi rõ trên bao bì. Tuy nhiên, để vỏ bánh giòn, ngon, vàng và không dính chảo, bạn nên cho vào bột mua sẵn một ít nước cốt dừa, bột nghệ và một ít muối và một ít hành lá xắt nhuyễn. Sau đó thêm nước vào trộn đều cho hỗn hợp mịn. Lọc qua lưới lộc nếu bột bị đặc vón cục, đặt sang bên và để khoảng 30 phút
Bánh xèo ngoài nhân truyền thống như thịt nạc vai cắt lát mỏng tôm làm sạch thái nhỏ. Bạn cũng có thể dùng thịt vịt bằm nhuyễn, hay thịt bò thái mỏng. Các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là nấm, hành tây cắt lát giá đậu hoặc đậu mầm.
Rau sống ăn bánh xèo cũng rất đa dạng và đặc biệt không thể thiếu cải bẹ xanh và xà lách.
Khâu cuối cùng là nước chấm, gồm nước cốt chanh, ớt chín cắt lát, 1 củ tỏi băm nhuyễn. Sau đó cho nước mắm, nước ấm, đường và nước chanh vào một chén nhỏ, trộn đều cho đến khi đường tan hoàn toàn. Thêm tỏi và ớt trộn đều.
Video đang HOT
Bánh xèo ngoài nhân truyền thống như thịt nạc vai cắt lát mỏng tôm làm sạch thái nhỏ. Ảnh minh họa: Internet
Khi tất cả đã sẵn sàng, bạn hãy nhấc chảo lên bếp, làm nóng chảo bằng một muỗng canh mỡ hoặc dầu ăn, sau đó cho thịt heo, tôm, hành tây, hành lá và nấm vào xào cho đến khi thịt heo và tôm chín, teo lại.
Dùng muỗng canh múc bột rưới đều lên chảo, chờ bột “quăn mép” quanh khuôn bánh thì cho giá và một phần nhân tôm đã xào lên trên bánh, để nhiệt độ thấp dần cho bánh chín đều.
Đợi bánh vàng đều, cuộn bánh cho bao bọc lấy phần nhân rồi chiên trong vòng 1 phút, khi các cạnh của bánh vàng ruộm là được. Tiếp tục trở mặt còn lại chiên cho vàng rồi gắp bánh ra.
Đổ bánh xèo không khó, nhưng để những chiếc bánh xèo luôn giòn, ngon, bạn có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.
- Bánh xèo của người miền Bắc chỉ có bột gạo, không pha thêm trứng hay bất kỳ loại bột nào khác, nên bánh luôn giữ được độ giòn, ngay cả khi đã nguội. Người miền Nam đổ bánh xèo thường cho thêm nước cốt dừa.
- Công thức một chiếc bánh xèo thông thường: 200g bột gạo (bột gạo chứ không phải bột gạo lọc), 400ml nước cốt dừa, ½ muỗng muối, 300g thịt ba rọi xắt mỏng, 300g tôm, 100g nấm rơm, hành lá cắt nhỏ, rau thơm các loại, xà lách, cải xanh.
- Bánh xèo đổ đúng điệu phải có tiếng kêu “xèo” khi vừa cho bột vào. Muốn vậy bạn phải đợi chảo thật nóng, cho dầu ăn vào, chờ dầu sôi mới đổ bánh.
Theo PNO
Một vòng những món ăn ngon ở Quận 10
Đến với Quận 10, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon như: bột chiên, phở cuốn, mỳ gà, bánh xèo, bánh cuốn nóng, phở trộn... Quận 10 nằm ở phía Tây Nam của trung tâm TP. Hồ Chí Minh được chia thành 5 khu với 15 phường lớn nhỏ. Là một trong những quận trung tâm của TP với vị trí thuận lợi, thương mại phát triển, Q.10 cũng là địa chỉ tập hợp rất nhiều món ăn ngon.
Đầu tiên là quán gà ở số 91A Cư xá Lý Thường Kiệt (đối diện với sân vận động Thống Nhất), P.7. Quán bán rất nhiều món ngon: bánh canh, hủ tiếu, mỳ, miến... và tất cả đều được nấu chung với gà. Mặc dù là quán ăn bình dân nhưng lại được đánh giá rất cao về chất lượng. Mỗi món ăn có giá 20.000 đồng.
Điều thu hút thực khách tới quán chính là thứ thịt gà hảo hạng. Là gà ta chính hiệu nên thịt gà của quán không bở, ăn dai nhưng mềm và có vị ngọt dịu nhẹ rất đặc trưng. Có hai loại: thịt gà thái lát và thịt gà xé cho bạn lựa chọn. Bên cạnh đó, nước dùng ngọt, thanh, đậm đà cũng giúp quán ghi điểm rất nhiều.
Phở cuốn, trà chanh là hai món ăn vặt, giải khát vô cùng quen thuộc của người dân Hà Nội. Nhưng khi du nhập vào Nam, nó đã tạo nên một cơn sốt thực sự đối với tín đồ ẩm thực nơi đây, nhất là với những người con đất Bắc đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn.
Ly trà chanh mát lạnh là sự tổng hòa của nhiều hương vị, vị đắng chan chát của trà, chua chua của lát chanh tươi, ngọt của đường, thơm nhẹ mùi mật ong, tinh chất hoa nhài. Cuốn phở cuốn giản dị, đơn sơ nhưng không kém phần thanh lịch, tinh tế như chính người dân Hà thành - nơi khởi nguồn của món ăn này. Thịt bò mềm, đậm đà ăn kèm với rau sống, phở cuốn, chấm nhẹ vào chén nước chấm ngọt bùi đang dần chinh phục được khẩu vị khó tính của tín đồ ẩm thực Sài thành, làm phong phú thêm bản đồ ẩm thực vốn đã rất đa dạng tại thành phố sôi động này.
Bạn có thể thưởng thức phở cuốn và trà chanh tại 006, lô F, chung cư Lê Thị Riêng, đường Nguyễn Giản Thanh với giá 4.000 đồng/cuốn và 10.000 đồng/ly trà chanh.
Một món Bắc khác cũng rất nổi tiếng ở Q.10 đó là món phở trộn Happy tại số 85 Đào Duy Từ, P.5 (gần trường Đại học kinh tế Nguyễn Tri Phương). Quán mở cửa từ 6h30 - 12h30 sáng, các ngày từ thứ 2 đến thứ 7.
Phở trộn khá giống với bún thịt bò xào miền Nam nhưng nhờ những sự thay đổi thú vị trong gia vị và cách thức mà món phở trộn có vẻ đậm đà và thơm ngon rất riêng. Nước sốt chua ngọt có lẽ là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt đẳng cấp ngon dở của một quán ăn. Ngoài những thành phần đơn giản trong việc pha chế sốt thì bí quyết gia truyền đã khiến cho nước sốt chua ngọt của quán ăn này trở nên thật hấp dẫn. Giá cho mỗi bát phở trộn là 25.000 đồng.
Một đĩa bánh cuốn nóng khởi động ngày mới luôn là một ý kiến không tồi. Tại 268 Bà Hạt có một quán bánh cuốn bán từ sáng sớm đến tận chiều tối, đáp ứng nhu cầu thưởng thức món ăn của rất đông thực khách. Ngoài việc nhân bánh rất chất lượng, chả lụa ngon và nước chấm vừa ăn thì tại quán còn có món bánh tôm cực lạ. Một đĩa bánh thập cẩm có giá từ 22.000 - 25.000 đồng với đầy đủ: nem chua, chả quế, chả lụa, chả chiên, bánh tôm, rau giá...
Chả lụa được đặt làm thủ công, bánh tôm cũng được làm tại nhà với công thức vô cùng mới lạ: có thêm nhân chuối ở trong. Ngoài ra, quán còn bán thêm nước sâm khá ngon. Một chai có giá 8.000 đồng với vị ngọt mía lau cực mát.
Mỗi khi muốn ăn bánh xèo, thực khách sành ăn đất Sài thành không thể không nghĩ đến bánh xèo A Phủ, một trong những quán ngon nhất nhì ở TP. Hồ Chí Minh. Nằm tại 10A đường 3 - 2, quán thu hút được một lượng lớn khách hàng vào những dịp cuối tuần, thích hợp với những buổi tiệc nhỏ như liên hoan, sinh nhật bởi không gian ở đây rất rộng rãi và thoáng mát. Tại đây, bánh xèo cũng được làm với nhiều loại nhân khác nhau như bánh xèo tôm, bánh xèo thịt, bánh xèo chay... Ngoài ra quán còn có nem nướng, chạo tôm, chả đùm, súp bắp kem cua, gỏi hải sản rau câu, lẩu bò 7 món, đầu cá lóc hấp... cho khách lựa chọn. Các món ăn ở quán vô cùng phong phú và đa dạng.
Bột chiên là món ăn đơn giản, bình dân nhưng lại rất hấp dẫn và ngon miệng. Tại 252/31 Cao Thắng, P.12, thực khách có thể tìm được cho mình thứ bột chiên vàng, ngậy vị béo từ trứng gà, thơm từ hành lá, vị cay cay ngọt ngọt từ nước tương pha ớt... Điểm đặc trưng của quán là trứng sẽ được đánh đều, chiên chung với bột chứ không được đập thẳng lên bột như những quán khác. Do đó nên khi chiên xong, trứng có mùi thơm và có độ giòn hơn bình thường. Giá cho mỗi đĩa bột chiên từ 15.000 - 20.000 đồng.
Theo TTVN
Những món 'lai rai' cho chiều thu se lạnh Khi tiết trời se lạnh, các món "phỏng tay" và nhâm nhi được lâu như ốc, chân gà nướng, bánh xèo... chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải thèm thuồng, nhung nhớ. 1. Ốc luộc Thời tiết này, chỉ cần nghĩ tới làn khói bốc nghi ngút từ bát ốc luộc, nhớ đến cái vị nước mắm cay ngọt thơm mùi gừng, sả,...