Mặt Trăng từng ‘biến mất’ gần 1.000 năm trước
Cách đây gần 1 thiên niên kỷ, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Gần 1.000 năm trước, một hiện tượng kì lạ đã xảy ra trong bầu khí quyển của Trái Đất: Sự xuất hiện của một đám mây lưu huỳnh khổng lồ tỏa ra khắp tầng bình lưu. Hiện tượng này khiến Mặt Trăng hoàn toàn biến mất và thế giới về đêm chìm vào bóng tối trong nhiều tháng.
Thứ gì đã che lấp Mặt Trăng?
Tuy nhiên, bằng cách phân tích và thu thập lõi băng từ những bể khí lưu huỳnh, được hình thành bởi các đợt phun trào núi lửa sâu bên trong các tảng băng hoặc sông băng, các nhà nghiên cứu tin rằng cuối cùng họ cũng có câu trả lời.
Theo những ghi chép từ cách đây 1.000 năm, Mặt Trăng từng “biến mất” khỏi bầu trời vào năm 1110. Ảnh: Shutterstock.
Thời gian đầu, các nhà khoa học cho rằng lớp cặn lưu huỳnh có nguồn gốc từ vụ phun trào núi lửa Hekla của Iceland (hay còn được biết đến với cái tên “Cổng vào địa ngục”) năm 1104 dựa vào lớp sunfat lắng đọng.
Thế nhưng suy đoán này đã dần bị bác bỏ do khả năng các lõi băng bị biến dạng theo thời gian bởi thời kì Greenland Ice Core Chronology 2005 (GICC05). Trong nghiên cứu mới nhất do nhà nghiên cứu sinh vật học Sébastien Guillet từ Đại học Geneva ở Thụy Sĩ dẫn đầu, các nhà khoa học kết luận Hekla không thể là nguyên nhân tạo ra những dấu vết sunfat này.
Video đang HOT
“Một phát hiện bất ngờ từ việc xác định niên đại lõi băng này là dấu vết của một núi lửa lưỡng cực kích thước lớn chưa được nhận dạng cùng sự lắng đọng sunfat bắt đầu từ cuối năm 1108 hoặc đầu năm 1109 và tồn tại đến đầu năm 1113, tài liệu thu thập được trong hồ sơ của Greenland” – Guillet và các đồng tác giả của ông giải thích trong bài báo của họ.
Chưa thể xác định nguyên nhân chính xác
Trong quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã điều tra lại các tài liệu lịch sử, ghi chép từ thời Trung Cổ về những sự kiện nguyệt thực lạ có khả năng khớp với sự kiện núi lửa phun trào.
“Các hiện tượng quang học khí quyển liên quan đến bể khí núi lửa đã thu hút sự chú ý của các nhà sử học từ thời kì cổ đại. Đặc biệt, các quan sát về độ sáng của nguyệt thực có thể được sử dụng để phát hiện các nguyên tố khí của núi lửa trong tầng bình lưu và để định lượng độ sâu quang học tầng bình lưu sau các vụ phun trào lớn”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Vụ phun trào núi lửa Hekla tại Iceland từng được coi là nguyên nhân của hiện tượng này. Ảnh: Alamy.
Theo ghi chép của NASA, trong 7 lần diễn ra nguyệt thực, một ghi chép đã diễn tả sự kiện nguyệt thực kì lạ diễn ra vào tháng 5/1110
“Vào đêm thứ năm của tháng, Mặt Trăng xuất hiện ánh sáng rực rỡ vào buổi tối và sau đó ánh sáng của nó giảm dần cho đến khi bị dập tắt hoàn toàn khi màn đêm buông xuống, khiến vạn vật không thể được nhìn thấy”, trích trong Biên niên sử Peterborough
“Rõ ràng đây là một ví dụ của nguyệt thực đen, khi Mặt Trăng bị che lấp và trở nên vô hình” – theo tài liệu của nhà thiên văn học người Anh Georges Frederick Chambers
Mặc dù được xem là hiện tượng nổi tiếng trong lịch sử thiên văn học, tuy nhiên chưa bao giờ các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của nó được tạo ra bởi sự hiện diện của các đám mây khí từ núi lửa trong tầng bình lưu.
“Không có bằng chứng trong suốt quá trình nghiên cứu chứng minh hiện tượng này do bụi núi lửa gây nên” – nhóm nghiên cứu cho biết
Các nhà khoa học giờ lại nghi núi lửa Asama có thể là ngọn núi phun trào, khiến Mặt Trăng biến mất. Ảnh: Japan Times.
Mặc dù chưa thể biết chắc chắn, nhưng mọi “ánh mắt” của các nhà khoa học đều hướng về đợt phun trào khổng lồ vào năm 1108 của núi lửa Asama của Nhật Bản. Đợt phun trào này lớn hơn nhiều lần so với vụ phun trào sau đó vào năm 1783, khiến 1.400 người thiệt mạng.
Từ những bằng chứng được xâu chuỗi, ghi chép của các nhân chứng trong lịch sử, những tác động đến khí hậu và xã hội, cho đến dấu vết xuất hiện trên vòng tuổi của cây có thể dẫn đến những manh mối về một núi lửa gây ra hậu quả khủng khiếp đối với nhân loại.
Với các nhà khoa học, cuộc nghiên cứu mới chỉ bắt đầu.
Các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau khi núi lửa phun trào
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây cho biết các khu vực khô cằn có xu hướng trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ núi lửa phun trào.
Tro bụi phun trào từ núi lửa Taal bao trùm tại tỉnh Batangas, Philippines ngày 13/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển, các nhà khoa học cho biết các khu vực khô cằn là một trong những khu vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu của Viện Vật lý Khí quyển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phân tích về sự biến đổi của các khu vực khô cằn trên toàn cầu đối với các vụ phun trào núi lửa ở các vị trí khác nhau dựa trên quá trình tái tạo trong thiên niên kỷ qua, những ghi chép và quan sát trong thế kỷ 20 và mô phỏng mô hình khí hậu.
Họ phát hiện rằng các khu vực khô cằn trở nên ẩm ướt hơn sau các vụ phun trào núi lửa xảy ra ở vùng nhiệt đới và ở vị trí cao. Hiện tượng này xuất hiện chủ yếu do những thay đổi trong sự lưu thông không khí và nước.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phân tích này có thể hỗ trợ công tác dự báo địa lý và khí hậu khi đánh giá các vụ phun trào núi lửa tiềm tàng ở các địa điểm khác nhau.
Phương Oanh
Theo baotintuc.vn
Những vụ núi lửa phun trào khủng khiếp nhìn từ không gian Núi lửa phun trào khi được nhìn từ không gian là một hiện tượng gì đó rất đẹp, chứ không hề đáng sợ như những gì thực tế chúng gây ra. Núi lửa phun trào là một trong những hiện tượng khủng khiếp nhất trên hành tinh, có sức mạnh quét sạch mọi thứ từ thiên nhiên đến những gì con người tạo...