Mất trắng hàng chục triệu đồng vì vay tiền online, cảnh giác thủ đoạn lừa đảo của tội phạm mạng trong mùa dịch
Lợi dụng nhiều người đang gặp khó khăn trong mùa dịch COVID-19, các đối tượng lừa đảo với chiêu trò vay “ nóng” qua ứng dụng chiếm đoạt hàng chục triệu đồng của người đi vay.
Bị lừa 75 triệu khi vay qua ứng dụng
Mới đây, chị Nguyễn Thị H. (Song Khê, Bắc Giang) đã lâm vào hoàn cảnh nợ nần chồng chất khi thực hiện vay tiền qua ứng dụng. Chị cho biết bản thân đang gặp các vấn đề tài chính, cần tiền gấp nên tìm tới các hình thức vay “nóng” qua ứng dụng. Tìm hiểu qua Facebook, chị thấy một công ty tài chính có tên “AT Credit” đang hỗ trợ cho vay thủ tục nhanh chóng, giải ngân sau 5 phút nên đã đăng ký một khoản vay 50 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng.
Chị H. được một đối tượng tự xưng là nhân viên của công ty tài chính AT Credit liên lạc qua Zalo. Sau khi tiếp nhận các thông tin vay vốn, đối tượng này gửi cho chị H. một đường dẫn trỏ tới trang web “hahachao.com” (trang này không thể truy cập từ trang chủ, buộc phải truy cập thông qua đường dẫn được gửi từ Zalo của đối tượng lừa đảo), yêu cầu chị H. nhập các thông tin cần thiết như tên, số tài khoản ngân hàng, số căn cước công dân và chụp ảnh.
Đối tượng lừa đảo hướng dẫn đăng ký thông tin vay tiền qua trang web “hahachao.com”
Sau khi gửi thông tin, chị H. hỏi về quá trình giải ngân số tiền đã vay, tuy nhiên lúc này bên AT Credit cho biết do chị H. đã nhập sai số tài khoản ngân hàng nên phía công ty không thể giải ngân được. Đây là một thủ đoạn của các dịch vụ vay tiền qua ứng dụng lừa đảo, đổ lỗi cho người đi vay đã nhập sai thông tin kể cả có nhập đúng đi chăng nữa.
Để cập nhật lại thông tin số tài khoản ngân hàng, đối tượng lừa đảo trên đưa ra 2 phương án: mang theo căn cước công dân trực tiếp tới công ty và nhận tiền mặt giải ngân tại chỗ, trụ sở công ty tài chính AT Credit địa chỉ tại “tầng 4, số 282 – 288 Trần Não, Khu Phố 2, phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh”; hoặc làm thủ tục “đảm bảo uỷ quyền” và tiến hành chuyển khoản số tiền 5 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân để “xác minh tài khoản”, sau đó mới chỉnh sửa thông tin của người đi vay.
Đối tượng lừa đảo yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản cá nhân với danh nghĩa phòng tài chính của công ty
Qua tìm hiểu của chúng tôi, tại địa chỉ trên hoàn toàn không có công ty nào có tên “AT Credit”. Đây là một địa chỉ ảo do công ty này tạo dựng nên, đánh vào tâm lý người đi vay ở xa không thể tới trực tiếp công ty, từ đó buộc chuyển qua phương án thứ 2.
Nhân viên tài chính của công ty “AT Credit” tự xưng, thực chất là kẻ lừa đảo trong một tổ chức có quy mô lớn
Sau khi đã chuyển tiền, đối tượng lừa đảo tiếp tục yêu cầu chị H. phải thực hiện chuyển một khoản tiền “đảm bảo” là 10 triệu đồng. Theo đối tượng này, “tiền uỷ quyền” được chuyển vào số tài khoản của phòng tài chính công ty sẽ được hoàn trả lại kèm theo số tiền đã đăng ký vay trước đó, tức là 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, kể cả khi đã chuyển khoản, đối tượng lừa đảo liên tục báo có vấn đề trong quá trình xác minh khoản vay và đòi chị H. phải chuyển thêm tiền “uỷ quyền” mới có thể thực hiện giải ngân. Trong hầu hết trường hợp, người đi vay bị đổ lỗi là thao tác sai quy định rút tiền. Tổng số tiền mà chị H. đã chuyển cho các đối tượng lừa đảo là 75 triệu đồng, nhưng tới thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải ngân.
Chị H. cho biết số tiền 75 triệu đồng bị chiếm đoạt đều là tiền đi vay mượn từ người thân, họ hàng. Tới giờ thì tiền vẫn không có lại phải gánh thêm một khoản nợ lớn
Cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo trên mạng
Không ít thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đi vay qua hình thức trực tuyến. Các đối tượng này thường lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết của những người đi vay, đánh trúng tâm lý lo sợ và cần tiền gấp nên đã buộc người đi vay phải chuyển trước một số tiền nhất định.
Thủ đoạn này thường được thực hiện như sau.
1. Chạy quảng cáo bài đăng về các hình thức cho vay trực tuyến/qua ứng dụng không cần thủ tục rườm rà, giải ngân nhanh.
2. Khi người đi vay đăng ký, nhân viên tự xưng của ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ liên hệ, gửi một đường dẫn truy cập tới website lừa đảo, được đầu tư về giao diện nhằm làm tăng uy tín.
3. Yêu cầu người đi vay nhập các thông tin cần thiết, gồm cả số tài khoản ngân hàng và giá trị khoản vay, có thể lên tới cả tỷ đồng.
4. Sau khi đã nhập thông tin, đối tượng lừa đảo cho biết số tài khoản hoặc một thông tin nào đó đã bị sai, yêu cầu người đi vay phải chuyển khoản tiền để chỉnh sửa thông tin.
5. Tiếp tục yêu cầu và thúc giục người đi vay phải chuyển trước một loại tiền dịch vụ nào đó (tiền phí, tiền uỷ quyền,…) thông thường là từ 10% cho tới 20% giá trị khoản vay. Khoản tiền này sẽ được trả kèm tiền giải ngân. Các tài khoản nhận tiền đều là tài khoản cá nhân.
6. Nếu người đi vay thực hiện chuyển tiền, các đối tượng sẽ chặn liên lạc, website không thể truy cập được và như vậy số tiền đã chuyển mất trắng.
Để tạo dựng niềm tin, các đối tượng lừa đảo sẽ làm giả các giấy tờ và thông báo của công ty tài chính với dấu đỏ, đồng thời cho biết bản thân công ty hợp tác với các cơ quan chức năng để hỗ trợ người đi vay trong đợt dịch COVID-19. Tất cả đều là lừa đảo và chỉ để chiếm đoạt tài sản của những người nhẹ dạ cả tin.
Giấy tờ làm giả của công ty tài chính tự xưng, yêu cầu người đi vay phải đóng tiền đảm bảo vì nhập sai thông tin hoặc “vi phạm quy định thao tác rút tiền”, nếu không tài khoản sẽ bị treo số tiền giải ngân
Hiện tại trên mạng xã hội cũng đã có nhiều trường hợp bị công ty tài chính “AT Credit” tự xưng lừa đảo chiếm đoạt số tiền hàng chục triệu đồng với thủ đoạn tương tự. Đáng chú ý, các đối tượng lừa đảo hoạt động dưới nhiều tên gọi như “CG Credit”, “AT Credit”, “AT Finance”… Điểm chung của các “công ty tài chính” tự xưng này là đều có thủ tục vay vốn rất nhanh, chỉ cần một vài thông tin cá nhân, không đề cập tới lãi suất hoặc lãi suất rất hấp dẫn.
Rất nhiều người đã bị công ty tài chính “AT Credit” tự xưng lừa đảo chiếm đoạt tiền
Trước những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng lừa đảo trên mạng, người tiêu dùng cần phải cẩn trọng khi thực hiện vay vốn, đặc biệt là qua hình thức trực tuyến bởi đây là một trong những lĩnh vực lừa đảo có tổ chức. Các đối tượng không để lại dấu vết và rất khó để đòi lại được tiền đã mất, kể cả khi đã trình báo tới cơ quan chức năng.
Vạch trần thủ đoạn lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% - 15% giá trị khoản vay để chứng minh năng lực tài chính và chiếm đoạt luôn.
Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online, sau đó đề nghị khách hàng chuyển 10% - 15% giá trị khoản vay.
Các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn nào để chiếm đoạt tiền?
Như VietnamNet đưa tin, đã có hàng loạt khách hàng sập bẫy các đối tượng lừa đảo cho vay tiền online lãi suất thấp. Thủ đoạn của các đối tượng này thay đổi nhanh chóng và để đối phó với các cơ quan chức năng, đồng thời khiến khách hàng không kịp trở tay.
Chia sẻ về vấn đề này ông Trần Việt Vĩnh, CEO của Fiin Credit cho hay, thủ đoạn lừa đảo tinh vi này thường được các đối tượng thực hiện như gọi điện thoại tự xưng là nhân viên của các ngân hàng, công ty công nghệ tài chính mời vay tiền online. Sau đó, bọn chúng nhắn tin, gửi đường dẫn truy cập vào địa chỉ website lạ. Website này thường được làm giả mạo theo thương hiệu với logo, hình ảnh, tên gọi, nhận diện... của các ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ tài chính uy tín. Các đối tượng này dẫn dụ người có nhu cầu vay tải app hoặc đăng ký tài khoản, đăng ký khoản vay tại website giả mạo đó. Hạn mức vay được bọn chúng nâng lên từ vài chục triệu đồng đến cả tỷ đồng với lãi suất cực kỳ ưu đãi và thủ tục vay đơn giản.
Sau khi người vay hoàn tất các thủ tục đăng ký, các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu, hối thúc người vay chuyển trước cho chúng một số tiền để xác nhận khoản vay hoặc chứng minh khả năng tài chính hay khả năng trả nợ của người vay... Số tiền yêu cầu chuyển trước này tùy thuộc đối tượng đưa ra, có thể từ 10% - 15% giá trị khoản vay được duyệt. Chúng thông báo sau khi nhận được tiền chuyển trước để xác minh này, thì công ty (đối tượng lừa đảo) sẽ chuyển tiền giải ngân khoản vay cho người vay bao gồm toàn bộ cả số tiền người vay đã chuyển để xác minh.
Để tạo niềm tin, đối tượng lừa đảo sẽ làm giả các thông báo của ngân hàng, công ty tài chính và gửi người muốn vay, gồm: Giấy Đăng ký kinh doanh, công văn phê duyệt khoản vay, hợp đồng cho vay... và yêu cầu người muốn vay chuyển tiền trước để xác minh...
"Điều đáng nói, tài khoản ngân hàng nhận tiền của chúng đều là tài khoản cá nhân, không phải tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp được niêm yết thông tin. Nếu người dân chuyển tiền cho chúng, sau đó chúng sẽ chặn liên lạc, không thể liên hệ được, website không truy cập được tài khoản, và người dân bị lừa mất tiền đã chuyển. Nhiều khách hàng sau khi bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền rồi mới liên hệ với Fiin Credit, mới tá hỏa ra mình bị các đối tượng mạo danh các công ty công nghệ tài chính để lừa đảo", ông Trần Việt Vĩnh nói.
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Fiin Credit.
Chia sẻ với VietnamNet về vấn đề này, đại diện Tima cho hay, các đối tượng lừa đảo đã giả mạo lấy tên Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit hay JD Credit, mạo danh công ty cổ phần tập đoàn TIMA để tạo niềm tin cho khách hàng. Để dụ khách hàng sập bẫy, các đối tượng lừa đảo đưa ra những lời mời gọi rất hấp dẫn như vay tiền qua App với lãi suất 0,5% với khoản vay lớn từ 10 triệu đến 1 tỷ đồng. Người vay, chỉ cần tải app trên Android qua một đường link liên kết, đăng ký tài khoản. Cụ thể, khách hàng được hướng dẫn tải app từ 1 đường link quảng cáo. Sau khi click vào đường link máy sẽ yêu cầu bạn tải xuống 1 tệp. Dù loại tệp này bị thiết bị android khuyến cáo "có thể gây độc hại cho thiết bị của bạn", nhưng khách hàng vẫn mắc lừa.
Tuy nhiên, để chiếm đoạt tiền của người có nhu cầu vay các đối tượng lừa đảo yêu cầu phải trả trước 10% phí xác minh năng lực tài chính, bằng cách chuyển khoản vào một số tài khoản của kẻ lừa đảo.
Sau khi hoàn tất đăng ký, người có nhu cầu vay tiền sẽ nhận được giấy tờ "PHÊ DUYỆT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY", có đóng dấu và ký tên dưới danh nghĩa của Công ty TNHH Tài chính Tima JD Credit. Với lý do cần chứng minh năng lực tài chính, kẻ lừa đảo yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước 10% giá trị khoản vay vào tài khoản: MBBank: 1111108121971 cho chủ tài khoản là HO THI HUYNH UYEN. Nội dung nhắn khi chuyển khoản là Họ tên 4 số cuối CMND. Đương nhiên sau khi chuyển tiền "chứng minh năng lực tài chính", khách hàng bị lừa mất khoản tiền 10% và không nhận được khoản vay sau đó.
Trong cảnh "người cùng khổ" như Fiin Credit, Tima, ông Lê Minh Hải, Ceo Tienngay.vn cho hay, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh TienNgay.vn để liên hệ với khách hàng tư vấn vay tiền. Bằng thủ đoạn tinh vi, các tổ chức/cá nhân này không chỉ liên tục nhắn tin mời chào khách hàng, mà còn yêu cầu khách hàng chuyển khoản vào số tài khoản được cung cấp số tiền bằng 10% giá trị muốn vay, với lý do để chứng minh khả năng thanh toán của khách hàng. Đây là hành vi lừa đảo trắng trợn, không chỉ gây thất thoát tài sản của cá nhân khách hàng mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng cũng như uy tín của TienNgay.vn.
Các đối tượng lừa đảo mạo danh Tienngay.vn
Khách hàng cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo mới
Các công ty công nghệ tài chính cho rằng, để tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo khách hàng phải thận trọng và tìm hiểu kỹ về công ty. Đại diện Fiin Credit, TienNgay.vn, Tima khẳng định, họ không thu bất cứ loại phí nào trước khi giải ngân. Phí bảo hiểm khoản vay qua các công ty này được trừ trực tiếp vào số tiền giải ngân mà không thu thêm bên ngoài khoản vay. Khi hồ sơ được duyệt thành công, hai bên ký hợp đồng và đồng thuận về các điều khoản vay mà không dựa trên điều kiện phải nộp các khoản phí.
Đại diện Tima cho biết, các thủ đoạn lừa đảo trên không giống như vấn nạn lừa đảo lấy tài khoản Internet banking và OTP, để ăn cắp tiền khách hàng ngân hàng đã kéo dài rất nhiều năm nay. Tuy nhiên, hiện tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền trước để được vay của các công ty tài chính cũng cần các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý để tạo ra môi trường tín dụng minh bạch cho người dân yếu thế, dễ tổn thương. Khi các hiện tượng lừa đảo trên bị bóc trần, người dân sẽ củng cố thêm kiến thức để tránh bị sập bẫy các đối tượng xấu.
Chia sẻ về vấn đề này, theo ông Trần Việt Vĩnh, việc khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trên các phương tiện truyền thông là bài toán hiệu quả. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sớm điều tra xử lý các đối tượng để tránh tình trạng gây ra những bất ổn cho xã hội khi bước vào nền kinh tế số và xã hội số.
Ví MoMo cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới Kẻ gian mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng, yêu cầu người dùng nhắn tin theo cú pháp, sau đó chiếm đoạt tiền bằng nhiều cách. Ví MoMo vừa gửi thông tin cảnh báo về việc tội phạm giả mạo nhân viên chăm sóc khách hàng để lừa đảo người dùng. Theo cảnh báo này, trong thời gian gần đây, các đối...