Mặt trăng băng giá của Sao Thổ ‘toát’ ra sự sống
Các nhà khoa học đã phát hiện ra phân tử phức tạp trong các luồng khí, hơi thoát ra từ lõi băng giá của Mặt trăng Enceladus, một trong số chúng là hydro xyanua.
Mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có một bí mật ẩn giấu bên dưới lớp vỏ băng giá bên ngoài. Trong các luồng hơi phun ra từ bề mặt, các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra một phân tử có thể là tiền thân của sự sống: Hydro xyanua.
Trên Trái đất, hydro xyanua độc hại đối với hầu hết các sinh vật. Nhưng các nhà khoa học tin rằng, nó đóng một vai trò quan trọng trong nguồn gốc ban đầu của sự sống, có khả năng đóng vai trò là phân tử tiền thân trong quá trình tiến hóa của axit amin, vốn là khối xây dựng của protein cần thiết cho sự sống.
“Đó là điểm khởi đầu cho hầu hết các lý thuyết về nguồn gốc sự sống”, Jonah Peter, nhà nghiên cứu vật lý sinh học tại Đại học Harvard, và là tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra các phân tử phức tạp trong các luồng khí và hơi thoát ra từ lõi băng giá của Mặt trăng Enceladus, một trong số chúng là hydro xyanua. Ảnh: Tobias Roetsch/Future Publishing via Getty Images)
Thực ra, Mặt trăng Enceladus của sao Thổ đã thu hút các nhà sinh vật học vũ trụ kể từ năm 2005, khi tàu thăm dò Cassini của NASA phát hiện ra các tia khí, tinh thể băng giá phun trào từ các núi lửa lạnh gần cực nam. Những luồng khí này cho thấy, Enceladus có thể đang hoạt động về mặt địa chất và có một đại dương mặn, rộng lớn nằm bên dưới lớp vỏ băng giá của nó.
Video đang HOT
Các phân tích trước đây thông qua dữ liệu lấy từ nhiều chuyến bay ngang qua của tàu Cassini cho thấy, các lớp phun chứa đầy các phân tử hữu cơ, chẳng hạn như metan, cùng các hợp chất hóa học phức tạp hoạt động trong vùng biển ngầm bên dưới bề mặt.
Jonah Peter và các đồng tác giả cũng sử dụng dữ liệu từ tàu sứ mệnh Cassini trong nghiên cứu mới nhất của mình. Kết quả từ nghiên cứu mới cũng xác nhận rằng, có thứ gì đó đang thúc đẩy các phản ứng hóa học hữu cơ trong đại dương ngầm của Enceladus, và nó có thể giải phóng nhiều năng lượng hơn những gì người ta nghĩ trước đây.
Ngoài hydro xyanua, các chuyên gia còn phát hiện ra một hỗn hợp gồm các phân tử hữu cơ bị oxy hóa, họ cho rằng, các phân tử này không thể tổng hợp được nếu không được cung cấp năng lượng đáng kể.
” Nhiều bằng chứng cho thấy, đại dương bên dưới bề mặt Mặt trăng Enceladus có thể giống như pin ô tô, có khả năng cung cấp một lượng lớn năng lượng cho mọi sự sống nào đó đã và đang hiện diện“, Kevin Hand, nhà sinh vật học vũ trụ tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cũng là đồng tác giả của nghiên cứu mới cho biết trong tuyên bố.
Mặc dù điều này không hề xác nhận sự hiện diện của sự sống cụ thể, nhưng nó củng cố thêm nhiều luận cứ nghiên cứu quan trọng hơn cho Enceladus. Nhưng mặt trăng băng giá này không phải là ứng cử viên duy nhất có thể chứa sự sống trong Hệ mặt trời. Gần đây, các nhà khoa học cũng háo hức thăm dò các đại dương trên Mặt trăng Europa của Sao Mộc và một mặt trăng khác của Sao Thổ, Titan.
HUỲNH DŨNG (Nguồn: Livescience)
Nơi ngoài hành tinh, NASA tìm ra 'thành phần quan trọng cho sự sống'
Một loạt các hợp chất có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình tạo ra sự sống cổ đại trên Trái Đất vừa được tìm thấy ở một thế giới ngoài hành tinh.
"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Enceladus là nơi chứa một số phân tử quan trọng nhất để tạo ra các khối xây dựng sự sống và duy trì sự sống đó thông qua các phản ứng trao đổi chất" - tờ Sci-News dẫn lời TS Jonah Peter từ Đại học Havard (Mỹ).
Enceladus chính là một trong những "mặt trăng sự sống" nổi tiếng của Sao Thổ.
Tàu Cassini, mặt trăng Enceladus và Sao Thổ khổng lồ - Ảnh đồ họa: NASA
Trước cú "tự sát" vào bầu khí quyển dày đặc của Sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã kịp để lại di sản khổng lồ là dữ liệu về Sao Thổ và nhiều mặt trăng của nó, trong đó có Enceladus.
Các nhà khoa học khắp thế giới vẫn đang "đãi cát tìm vàng" trong bộ dữ liệu đáng kinh ngạc đó. Một số bằng chứng cho thấy đại dương ngầm dưới vỏ băng của Enceladus có thể hỗ trợ sự sống.
Trong nghiên cứu vừa được TS Peter và các cộng sự - bao gồm các nhà khoa học NASA - công bố trên tạp chí Nature Astronomy, "vàng ròng" trong sinh học thiên văn là hydrogen cyanide đã được tiết lộ thông qua các mô hình toán học và thống kê.
Cùng với nó, acetylene, propylene và ethane cũng được ghi nhận từ Enceladus, cụ thể là từ các chùm hơi nước mà mặt trăng băng giá này liên tục phun thẳng về phía Cassini.
Trên Trái Đất, những hợp chất này có khả năng hỗ trợ các cộng đồng vi sinh vật sống.
Thậm chí các nghiên cứu "ngược dòng" về địa cầu sơ khai còn chứng minh chúng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy quá trình tổng hợp hữu cơ phức tạp hàng tỉ năm trước, điều dã dẫn đến sự ra đời của sự sống.
"Enceladus dường như không chỉ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về khả năng để sinh sống mà giờ đây chúng tôi còn có ý tưởng về cách các phân tử sinh học phức tạp có thể hình thành ở đó và các con đường hóa học liên quan" - TS Peter tiếp lời.
Việc phát hiện ra hydrogen cyanide vẫn là thú vị nhất, bởi nó từ lâu được coi là điểm khởi đầu cho hầu hết các lý thuyết về nguồn gốc sự sống.
Nghiên cứu cũng cho thấy có rất nhiều con đường hóa học có thể tạo ra và duy trì sự sống trong đại dương ngầm của Enceladus.
Chính các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa trong luồng hơi nước chứa vật chất từ Enceladus lý giải điều đó, bởi quá trình oxy hóa thúc đẩy giải phóng năng lượng hóa học.
Phát hiện này một lần nữa cho thấy NASA đã đúng hướng khi đặt niềm tin vào Enceladus trong hành trình săn tìm sự sống ngoài hành tinh.
Trước đó, cơ quan vũ trụ của Mỹ này đã công bố về một con robot hình rắn đang được thử nghiệm. Nó sẽ được gửi đến Enceladus trong các thập kỷ tới với mục đích chui xuống các khe của bề mặt băng giá, tiếp cận đại dương ngầm và tìm bằng chứng trực tiếp về sự sống.
Phát hiện chất liệu quan trọng hình thành sự sống trên mặt trăng băng Các nhà nghiên cứu từ Đại học Freie Berlin đã phát hiện ra phốt pho trong đại dương dưới bề mặt của Enceladus - mặt trăng của sao Thổ. Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất trong hệ Mặt trời của chúng ta vừa có một bước tiến vượt bậc. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Giáo sư Frank Postberg tại...