Mặt trận Tổ quốc có thể đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) kiến nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm.
Sáng 22/10, ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tờ trình về Dự án luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) trước Quốc hội. Theo đó, Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) bổ sung thêm hoạt động giám sát, tức là theo dõi, đánh giá, kiến nghị với hoạt động của cơ quan, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ mang tính nhân dân, hỗ trợ cho công tác giám sát của Nhà nước, góp phần phát hiện những sai sót, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp. Khi phát hiện có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim trình bày Tờ trình về dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi).
Theo dự thảo, định kỳ tại kỳ họp, Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ nghe Ủy ban MTTQ Việt Nam cung cấp thông báo kết quả giám sát. Các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm tạo điều kiện và cung cấp thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động giám sát theo yêu cầu, hỗ trợ để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện quyền giám sát; xem xét, giải quyết kiến nghị giám sát của MTTQ Việt Nam theo quy định.
“MTTQ có thể đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, do vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm”, dự thảo nêu.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương có quyền kiến nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
Video đang HOT
Một điểm mới được đưa ra trong dự thảo luật là MTTQ tham gia xây dựng nhà nước. Cụ thể là tham gia công tác bầu cử, tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân, tham gia xây dựng pháp luật, tham dự các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tham gia góp ý với Nhà nước.
Tuy nhiên, tại tờ trình, MTTQ Việt Nam vẫn còn một số vấn đề xin ý kiến Quốc hội. Ông Vũ Trọng Kim cho biết đa số ý kiến cho rằng Luật không nên quy định về việc MTTQ Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, mà nên quy định trong các văn bản của Đảng. Nhưng cũng có một số ý kiến đồng tình.
Thẩm tra dự án luật này, Ủy ban pháp luật của Quốc hội cho rằng, để MTTQ Việt Nam tiếp tục phát huy và nâng cao vai trò thì cần tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể hơn cơ chế để MTTQ Việt Nam tham gia hoạt động, nhất là hoạt động giám sát, phản biện xã hội. Đa số ý kiến thành viên Uỷ ban pháp luật tán thành với dự thảo Luật không quy định việc Mặt trận tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên, phản biện xã hội đối với dự thảo đường lối, chính sách của Đảng.
Song cũng có một số ý kiến khác cho rằng, một trong những điểm mới của Hiến pháp vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2013 là ghi nhận chức năng của Mặt trận trong việc “giám sát và phản biện xã hội”, đồng thời quy định Đảng “chịu sự giám sát của Nhân dân”. Như vậy, việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của Mặt trận được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cả tổ chức Đảng, đảng viên cũng như đường lối, chính sách của Đảng.
Do đó, ý kiến này đề nghị dự thảo Luật cần được bổ sung quy định về việc MTTQ Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của tổ chức Đảng, đảng viên và phản biện xã hội đối với cả dự thảo đường lối, chính sách của Đảng.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Sẽ xử lý người có công "rởm"
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sẽ xử lý những trường hợp "khai man người có công" để hưởng chính sách.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền
Thông tin do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời, phát sóng trên VTV tối 30/3.
Thưa Bộ trưởng, các thương bệnh binh, người nhà liệt sĩ phản ánh họ chưa được hưởng chính sách ưu đãi dành cho người có công. Có thư lại phản ánh tại nhiều địa phương chính sách ưu đãi được thực hiện chưa công bằng. Vậy xin Bộ trưởng cho biết sắp tới Bộ có giải pháp gì giải quyết dứt điểm vấn đề này?
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền: Đúng vậy, vấn đề thực hiện chính sách cho người có công mặc dù Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cố gắng với trên 8 triệu đối tượng người có công và 1,5 triệu người được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Chính những chính sách trợ giúp đó đã tạo điều kiện cho đại bộ phận người có công có điều kiện có cuộc sống tốt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cũng còn có những đối tượng chưa được hưởng, còn có những đối tượng hưởng chưa đầy đủ, nhưng cũng còn có những đối tượng hưởng sai chính sách.
Chúng tôi đã tham mưu cho Thủ tướng ra Chỉ thị về tổng rà soát, thực hiện chính sách đối với người có công. Đợt tổng rà soát này là một trong những cuộc tổng rà soát đầu tiên mang tính diện rộng với 7 đối tượng cơ bản đó là: liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân ảnh hưởng chất độc da cam, cựu thanh niên xung phong, người có công giúp đỡ Cách mạng.
Tôi nghĩ rằng, đây là một cuộc tổng rà soát có ý nghĩa và đầy trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đối với những người có công nhằm giải quyết kịp thời những trường hợp có công nhưng chưa được hưởng. Đồng thời xử lý những trường hợp khai man để hưởng chính sách.
Để rà soát trên diện rộng và không bỏ sót chắc chắn là một công việc rất phức tạp đòi hỏi nhiều công sức, thới gian. Vậy công tác này sẽ được thực hiện thế nào và những cơ quan nào sẽ tham gia?
Đợt tổng rà soát này là lần đầu tiên chúng ta làm và đối tượng rộng nằm rải rác ở các địa phương cơ sở.
Chúng tôi đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc để huy động các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội. Các đối tượng cùng tham gia rà soát được tập huấn hướng dẫn kỹ trên cơ sở có kế hoạch lộ trình từng bước...
Trong cuộc rà soát này, làm thế nào tránh tình trạng quan liêu, cảm tính của các cán bộ trực tiếp thực hiện rà soát? Tức là có kênh nào hoặc phương thức nào để phản ánh lại các cán bộ cấp cao hơn về chất lượng cuộc rà soát?
Sự giám sát của dân trong thực hiện tổng rà soát rất cần thiết. Khi phát hiện ra cá nhân các thành viên trong đoàn giám sát làm chưa đủ, chưa đúng so với yêu cầu hoặc chưa đúng với sự việc thì có quyền phản ánh đến Mặt trận Tổ quốc, hay ngành Lao động từ cấp cơ sở, đến huyện, tỉnh... Căn cứ vào phản ánh đó chúng tôi sẽ chỉ đạo xem xét.
Thưa Bộ trưởng, trong quá trình tổng rà soát chính sách nếu phát hiện một số trường hợp đến nay chưa được xem xét xác nhận người có công thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng xử lý như thế nào?
Trên cơ sở rà soát Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tất cả các trường hợp phát hiện.
Một là: Chưa được thực hiện. Hai là: thực hiện chưa đầy đủ, ba là thực hiện sai, trên cơ sở đó tổng hợp lại để xem xét từng trường hợp báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để xem xét xử lý.
Như vậy, tất cả các đối tượng người có công mà khi phát hiện chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ thì đều có quyền được hưởng trên cơ sở có hồ sơ để cơ quan trách nhiệm xem xét xác nhận đủ điều kiện ra quyết định.
Theo Khampha
Cấm lãnh đạo bổ nhiệm nhân sự trước khi nghỉ hưu! Đó là đề xuất của ông Lê Như Tiến về việc ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng Thanh tra Chính phủ) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu. Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) trong cuộc trao đổi xung quanh...