Mặt trái của ‘trang điểm vùng kín’
Phụ nữ tẩy lông vùng kín có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bỏng, ngứa da, phát ban.
Một nghiên cứu mới của Mỹ khẳng định, phụ nữ tẩy lông vùng kín có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bỏng, ngứa da, phát ban.
Gần 2/3 (60%) phụ nữ nói rằng họ đã bị ít nhất một trong những biến chứng như nhiễm trùng, bỏng, ngứa, phát ban, kèm theo đó là các vết trầy xước, lông mọc ngược dưới da, bầm tím hoặc dị ứng. Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì mắc phải các biến chứng này nhiều hơn gấp 2 lần so với người gầy và gấp 3 lần nếu họ tẩy toàn bộ lông mu.
Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, có đến 87% phụ nữ đã tẩy toàn bộ hoặc một phần lông mu của họ. Đa phần chị em thú nhận sử dụng dao cạo, trong khi số còn lại dùng sáp để triệt lông ít nhất một lần trong đời.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, những phụ nữ đang điều trị tại 2 bệnh viện ở Texas Gulf Coast đã được hỏi về việc tẩy bỏ lông mu thông qua một bảng khảo sát. Tất cả dữ liệu của 333 phụ nữ được sử dụng đều trong độ tuổi từ 16 đến 40, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Chỉ 4% trong số đó đã đến bác sĩ để tìm hiểu về biến chứng liên quan đến việc cạo bỏ lông mu, 4% khác từng thảo luận về cách triệt lông an toàn với chuyên gia.
Khi bị những biến chứng, chỉ 44 phụ nữ được khảo sát từng tẩy lông cho biết đến nay đã dừng lại. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ da đen và châu Mỹ Latinh ít mắc phải các biến chứng hơn người da trắng.
Video đang HOT
Lý do phổ biến khiến họ ngừng tẩy lông được tiết lộ như do lông sau khi triệt mọc lên không đều, mụn ở vùng kín, phát ban hoặc lông mọc ngược dưới da (40%), gặp quá nhiều rắc rối (25%), hạn chế trong hoạt động tình dục (11,4%), thích nhìn lông mu (7,1%) và bạn tình muốn họ dừng lại (2,4%). Bên cạnh đó, mang thai là lý do khiến 14 phụ nữ ngừng việc tẩy lông.
Trong báo cáo, Andrea DeMaria, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm nghiên cứu liên ngành Sức khỏe phụ nữ, ĐH Texas Medical Branch, kết luận, phụ nữ cần nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp để tẩy lông an toàn, tránh những biến chứng đáng tiếc. Bà nói: &’Các biến chứng gặp phải là hậu quả của việc tẩy lông mu. Các phòng khám phụ khoa là nơi phù hợp nhất để phụ nữ thảo luận về việc này’. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology của Mỹ.
Trước đây từng có công trình nghiên cứu khẳng định dùng sáp để tẩy lông có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguyên nhân là do triệt lông gây ra &’sự thiếu hụt hàng rào niêm mạc’ (lớp mô mỏng có thể tiết chất nhầy ở vùng kín), làm cho vi-rút hoặc vi khuẩn dễ xâm nhập cơ thể. Hơn nữa, bộ dụng cụ tẩy lông bằng sáp cũng có thể gây bỏng da. Trong khi một nghiên cứu ở Autralia cho rằng sáp có thể tiêu diệt rận mu.
Theo VNE
Phụ nữ trên thế giới trị nám da từ thảo dược như thế nào
Tùy theo mỗi nước, phụ nữ đều có bí quyết trị nám da riêng để giữ vẻ ngoài luôn tươi trẻ.
Nám là tình trạng trên da xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm....Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn. Do đó, nếu làn da bạn vừa có dấu hiệu của nám, bạn hãy áp dụng các cách trị nám da từ thảo dược đến từ các nước khác nhau dưới đây.
Đối với phụ nữ Nhật, khi bị nám da, lựa chọn hàng đầu của họ là sử dụng bột đậu đỏ để chữa nám tại nhà. Đậu đỏ được họ nghiền thành bột mịn rồi cho thêm vài giọt nước hoặc tinh dầu ô liu trộn đều. Sau đó, dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bị nám tầm 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm. Mặt nạ này có tác dụng tẩy tế bào chết và dưỡng trắng da, đẩy lùi các vết nám da.
Rửa mặt với rượu gạo cũng là một cách khác mà chị em xứ xở hoa anh đào dùng để trị nám. Phụ nữ Nhật thường hoà tan một chút rượu gạo vào nước ấm để rửa mặt, các enzim trong rượu gạo có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, làm trẻ hóa làn da, giúp tái tạo tế bào và cải thiện đáng kế tình trạng nám mặt.
Ngoài việc dùng rượu gạo hay bột đậu đỏ để trị nám, người Nhật còn dùng mướp để làm mặt nạ làm sáng da, cung cấp độ ẩm và làm mờ những đốm màu hiệu quả. Cách làm mặt nạ khá đơn giản: Cây mướp cắt gốc và hứng lấy nhựa chảy ra từ vết cắt, sau đó dùng nhựa bôi mặt vào mỗi tối và để qua đêm sẽ giúp giảm thiểu nám da rất hiệu quả. Để bảo quản nhựa mướp được lâu, chị em nên pha chút rượu vào và bảo quan trong tủ lạnh.
Đối với phụ nữ Brazil, họ trị nám bằng cây mimosa. Mimosa tenuiflora là một loại cây bụi bản địa của Nam Mỹ, chủ yếu sống ở Brazil. Nó còn có tên khác ở Mexico là cây tepezcohuite. Loài mimosa này khi tán thành bột có khả năng dưỡng da và chống lão hóa, trị nám , nhờ vào các thành phần kháng viêm và tẩy trang cho da.
Còn người phụ nữ Pháp lại đắp mặt nạ dầu hạt nho để ngăn ngừa nám da. Dầu hạt nho là chất chống oxy hóa rất tốt, giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ collagen, eslatin - các thành phần duy trì độ đàn hồi và săn chắc của làn da; đồng thời còn điều trị các triệu chứng khác như khô, ngứa da, rạn da, viêm da, nám da. Bạn thoa một ít dầu hạt nho lên mặt, để trong 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Để duy trì vẻ tươi trẻ của làn da và đẩy lùi những vết nám, người Trung Quốc dùng bột ngọc trai. Bột ngọc trai là một bí quyết làm đẹp từ thời Trung Quốc cổ đại và được sử dụng trong suốt hơn 3.000 năm, với tác dụng làm sáng da. Đó là một loại bột mịn, chế từ ngọc trai nước ngọt. Nó có khả năng chống lại các dấu hiệu lão hóa như nám da và nếp nhăn.
Theo PNKV
16 mẹo nhỏ cho làn da đẹp Da là cơ quan lớn nhất và chắc chắn là được nhìn ngắm nhiều nhất của cơ thể. Nó phản ánh khá chính xác sức khỏe của bạn. Vì thế hãy "đối xử" với da thật đúng cách và nuôi dưỡng nó bằng những thức ăn an toàn và lành mạnh. Bằng cách kết hợp việc bảo vệ với nuôi dưỡng và vệ...