Mất tiền vì bẫy “việc làm online tại nhà thu nhập cao”
Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thông tin, những ngày gần đây, Công an quận liên tiếp nhận đơn của nhiều bị hại, trình bày việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức thực hiện nhiệm vụ online tại nhà hưởng hoa hồng cao, với các chiêu trò tinh vi như “tuyển dụng cộng tác viên thu âm lồng tiếng online tại nhà” hay “ nhập liệu văn bản tại nhà” .
Theo đơn trình báo của chị N.T.N, trú tại phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, đầu tháng 2/2023, do có nhu cầu kiếm thêm thu nhập, chị N đã lên mạng xã hội tiếp cận được thông tin tuyển “cộng tác viên thu âm lồng tiếng online tại nhà”. Nguồn tin này để lại số điện thoại để chị tiếp cận với một thành viên của bọn chúng và tự xưng là “tư vấn viên Mai Cúc”. “Mai Cúc” yêu cầu chị N thử giọng, lập tài khoản Telegram, kết nối với người tên “Nguyễn Tiến Đạt” và một điều phối viên xác nhận tên là “Thành” dẫn dắt chị bước vào vòng 1 để “làm nhiệm vụ”.
Tin nhắn các đối tượng lừa đảo trao đổi với chị N.
Tại đây, chị N với khoảng 100 ứng viên thực hiện 2 công việc: Một là thu âm các bài viết ngắn; hai là đẩy đơn hàng để tạo tương tác sản phẩm, nhằm quảng cáo cho nhà tài trợ. Các nạn nhân được tư vấn viên “Nguyễn Tiến Đạt” dẫn dụ bằng nhiệm vụ đẩy đơn hàng để tạo tương tác sản phẩm, lợi nhuận khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ sẽ được nhận thưởng từ 10-15% giá trị sản phẩm, nhưng với điều kiện phải nộp ứng tiền trước (tương ứng giá trị sản phẩm) vào số tài khoản do đối tượng cung cấp.
Với trường hợp chị N, tại vòng 1, ngày 2/2, theo hướng dẫn của tư vấn viên, chị N đã thực hiện một số công việc liên quan đến thu âm, lồng tiếng. Lúc đầu, chỉ cần gửi bài thu âm, chị N đã được nhận thù lao từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn đồng khiến chị N rất tin tưởng.
Hoàn thành vòng 1, chị N bước vào vòng 2, nhưng lúc này nhiệm vụ của chị N không còn liên quan đến thu âm, lồng tiếng nữa mà là đẩy đơn hàng để tạo tương tác sản phẩm cho “nhà tài trợ”. Và vòng xoáy yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyển khoản ứng trước tiền sản phẩm bắt đầu.
Video đang HOT
Đầu tiên bọn chúng yêu cầu chị N nộp vài triệu đồng vào số tài khoản mà bọn chúng cung cấp. Nhưng sau khi xong nhiệm vụ, chị N không nhận lại được số tiền đã chuyển và % thưởng hoa hồng như trước đó. Mỗi khi chị N nhắn yêu cầu tất toán số tiền đã chuyển và hoa hồng thì “hệ thống” của các đối tượng đưa ra một “Thông báo khẩn cấp” cho biết “Hệ thống tất toán thất bại” hay “tạm thời giam toàn bộ số tiền thành viên” với lý do soạn tin không đúng cú pháp và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ mới, “sửa lỗi” rồi mới nhận lại được tiền.
Do lo sợ mất số tiền gốc, chị N tiếp tục chuyển tiền nhưng điều chị nhận được chỉ là thông báo soạn tin không đúng cú pháp, điểm tín nhiệm thấp… để bọn chúng tiếp tục “tạm thời giam toàn bộ số tiền thành viên” của chị. Cho đến khi số tiền hơn 100 triệu đồng chị chuyển khoản cho các đối tượng có nguy cơ mất trắng, chị N mới phát hiện mình bị lừa.
Đây chỉ là một trong số nhiều nạn nhân của thủ đoạn thực hiện “nhiệm vụ online” tại nhà hưởng hoa hồng của các đối tượng lừa đảo trên mạng. Theo chỉ huy Công an quận Nam Từ Liêm, trong các vụ lừa đảo trên không gian mạng, đối tượng bị lừa đảo đa phần là nữ giới, chủ yếu là những phụ nữ ở nhà làm công việc nội trợ, không có việc làm ổn định, đang chăm con nhỏ nhưng nhẹ dạ, cả tin lại thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật muốn tìm kiếm thu nhập cao nên dễ dàng bị sập bẫy.
Sau khi lừa đảo, kẻ xấu sẽ chặn toàn bộ liên lạc rồi biến mất. Mà kênh liên lạc chúng sử dụng thường là nền tảng gửi tin nhắn Telegram. Ở nền tảng mạng xã hội này, có thể tự động xóa toàn bộ lịch sử tin nhắn từ cả 2 phía sau khi lừa đảo, không lưu lại bằng chứng và rất khó truy vết tài khoản.
Cơ quan Công an khuyến cáo những người dùng mạng xã hội, nhất là chị em phụ nữ hãy cảnh giác trước những lời chào mời việc làm online, hứa hẹn thu nhập cao mà không đòi hỏi kinh nghiệm hay kỹ năng, bởi đó rất có thể là “miếng mồi ngon” để các đối tượng lừa đảo dẫn dụ chị em nhẹ dạ, cả tin sậpbẫy.
Bắt tạm giam 4 phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản ở Lâm Đồng
Công an đã bắt tạm giam 4 phóng viên, cộng tác viên để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Ngày 9/11, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua tin tố giác tội phạm từ người dân, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
4 đối tượng bị bắt giam gồm Đỗ Minh Đại (32 tuổi), Lò Quốc Oai (36 tuổi), cùng trú thành phố Buôn Ma Thuôt, tỉnh Đắk Lắk, đều xưng là phóng viên Tạp chí Môi trường và Xã hội, Nguyễn Văn Sáng (36 tuổi), Nguyễn Thế Hạnh (42 tuổi), cùng ngụ tại thành phố Đà Lạt, đều là cộng tác viên của Đài PTTH Lâm Đồng.
Trước đó, chiều 27/10, Công an xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm tiếp nhận đơn trình báo của bà Nguyễn Thị Kim Quyên, ngụ tại thôn 4, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm về việc có một người đàn ông tự xưng là nhà báo đến vườn của bà tại địa bàn thôn 4, xã Lộc Tân chụp hình, quay phim việc khai thác đá, sau đó yêu cầu bà Quyên đưa số tiền 20 triệu đồng nếu không sẽ bị truy tố hình sự.
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng phát hiện nhiều điểm khai thác khoáng sản trái phép.
Công an xã Lộc Tân phối hợp với Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Bảo Lâm khẩn trương vào cuộc xác minh, bắt quả tang Đỗ Minh Đại đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của nạn nhân với số tiền 15 triệu đồng. Đồng thời, mời người đi cùng với Đại là Lò Quốc Oai về trụ sở làm việc.
Tại cơ quan công an, Đại và Oai khai nhận bản thân là phóng viên của Tạp chí Môi trường và Xã hội. Cùng ngày, cả 2 cùng đi từ huyện Đức Trọng xuống TP Bảo Lộc để viết bài về tình hình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lộc Châu. Đến khoảng 14h, cả 2 đến vị trí khai thác đá của gia đình bà Quyên và giới thiệu mình là phóng viên. Khi biết bà Quyên không có giấy phép khai thác khoáng sản, Đại đã có những hành vi đe dọa đồng thời đề nghị làm hợp đồng tuyên truyền quảng cáo với mức giá từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Do lo lắng bị xử lý nên bà Quyên đã đồng ý chọn mức 20 triệu đồng và xin giảm số tiền xuống còn 15 triệu đồng và được Đại đồng ý. Tại một quán cafe, Đại hứa hẹn với bà Quyên có thể khai thác thoải mái nếu ai tới kiểm tra thì gọi cho Đại để xử lý. Sau đó, Đại nhận 2 phong bì 15 triệu đồng của nạn nhân thì bị Cơ quan Công an bắt quả tang.
Cùng với hành vi tương tự, khoảng 15h ngày 26/10, tại quán cà phê trên địa bàn huyện Bảo Lâm, Nguyễn Văn Sáng có hẹn gặp và nói chuyện với L.T.A (trú thôn 7, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm) về việc san lấp mặt bằng. Tại đây, Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Thế Hạnh giới thiệu có quen biết nhiều, nếu A làm san lấp mặt bàng có khó khăn gì thì điện cho Sáng và Hạnh để can thiệp, giúp đỡ.
Vì lo sợ 2 người này báo chính quyền địa phương về điểm san gạt đất trái phép của mình nên A đã đưa 1 phong bì bên trong có 5 triệu đồng cho Sáng và đề nghị không viết, đăng bài báo, đồng thời nhờ nói giúp với chính quyền địa phương tạo điều kiện để cho A tiếp tục san gạt đất làm đường. Sáng đồng ý cầm lấy phong bì cất vào túi quần thì bị lực lượng Công an bắt quả tang.
Sau khi tạm giam 4 người, Công an huyện bảo Lâm tiếp tục mở rộng điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định pháp luật.
Làm cộng tác viên bán hàng online, bị lừa hơn 3,2 tỷ đồng Ngày 12/10, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên tới hơn 3,2 tỷ đồng. Sau khi làm cộng tác viên bán hàng online, chị L đã bị các đối tượng lừa hơn 3,2 tỷ đồng - Ảnh minh hoạ. Trước đó, ngày 23/9, chị Nguyễn Thị L...