Mất tiền triệu do mua phải thịt trâu gác bếp bị làm giả: Chuyên gia đưa ra 3 tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện
Thịt trâu gác bếp bị làm giả từ thịt lợn nái không chỉ khiến người mua bị hớ mà còn có khả năng gây bệnh do công đoạn chế biến, phù phép nhiều hóa chất khó kiểm soát.
Mua phải thịt trâu gác bếp “rởm”, nhiều người mất tiền oan lại đối mặt với rủi ro sức khỏe
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản của người dân ở núi rừng Tây Bắc. Để làm thịt trâu gác bếp, người ta cần thịt trâu tươi đem tẩm ướp những gia vị cay nồng của mắc khén, hạt dổi, ớt tươi.
Điểm đặc biệt của loại thịt này chính là thịt để nguyên miếng. Những miếng thịt trâu tươi ngon nhất được lựa chọn rồi tẩm ướp gia vị, đem trao lên gác bếp, hong khô bằng thân hồng của củi rừng và khói bếp, tạo nên hương vị đặc trưng. Ai ăn một lần thịt trâu gác bếp chuẩn rồi sẽ còn nhớ mãi hương vị của món đồ ăn này.
Giữa thị trường dịp Tết nhộn nhạo, nhu cầu người mua tăng cao, thịt trâu gác bếp bị làm giả thì không chỉ bị “hớ” mà còn rước bệnh vào thân.
Chính vì thế, vào những dịp quan trọng như Tết cổ truyền, nhiều người lại săn lùng thịt trâu gác bếp để làm quà biếu cho người thân, để làm đồ ăn vặt nhâm nhi, lai rai dịp nghỉ lễ. Để mua thịt trâu gác bếp, người mua sẽ phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ, mỗi cân có thể lên tới hàng triệu đồng.
Nếu mua thịt trâu gác bếp chuẩn với giá đó thì cũng xứng “tiền nào của nấy”. Chỉ sợ rằng, giữa thị trường dịp Tết nhộn nhạo, nhu cầu người mua tăng cao, thịt trâu gác bếp bị làm giả thì không chỉ bị “hớ” mà còn rước bệnh vào thân.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thịt trâu gác bếp bị làm giả từ thịt lợn nái là hành vi gian lận thương mại, lừa đảo túi tiền của người tiêu dùng. Để làm được 1kg thịt lợn nái giả trâu, chủ cửa hàng sẽ chỉ mất 2-3 kg thịt lợn nái tươi. Trong khi bán ra với giá thịt trâu gác bếp chuẩn, người bán sẽ lãi mỗi cân đến triệu bạc, thậm chí còn hơn thế.
Chưa kể, để phù phép thịt lợn nái như thịt trâu chuẩn, nhiều gian thương không tiếc đổ vào đó những hóa chất tẩm ướp sao cho mùi vị, hình thức giống thịt trâu gác bếp chuẩn nhất có thể. Điều này thực sự rất khó lường, nhất là khi việc tẩm ướp bắt mắt lại khiến người tiêu dùng dễ bị đánh lừa hơn. Lúc này không chỉ mất tiền oan, bạn còn có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm. Bản thân thịt trâu gác bếp đã là một loại thịt xông khói, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Giờ đây, nếu mua phải thịt lợn nái, thậm chí có nguy cơ là lợn bệnh, lại tẩm ướp hóa chất phù phép không kiểm soát thì vô cùng nguy hại cho sức khỏe.
Nhận diện thịt trâu gác bếp “rởm”, tránh nguy cơ bị lừa, rước bệnh dịp Tết
Video đang HOT
Để tìm hiểu xem thịt trâu gác bếp định mua có đảm bảo hàng chuẩn, chất lượng hay không, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên chỉ nên mua tại những nơi uy tín với nguồn gốc đảm bảo. Có thể mua ở những hàng quen lâu năm. Tránh mua thịt trâu gác bếp trôi nổi, quảng cáo trên mạng xã hội… Tốt nhất nên đến tận nơi, xem tận mắt rồi lựa chọn cho đúng đắn. 3 tiêu chí nhận diện thịt trâu gác bếp chuẩn là:
Chỉ nên mua thịt trâu gác bếp tại những nơi uy tín với nguồn gốc đảm bảo.
1. Màu sắc, kích thước bên ngoài
Thịt trâu gác bếp bên ngoài thường có màu đen sẫm bên trong hồng, bản dài bởi nó được chế biến từ những miếng thịt trâu tươi có chiều dài từ 12-15 cm, độ rộng 6-8cm, bề dày 2-3 cm. Vì thế, khi dùng, người dùng cần dùng chày đập, xé thành sợi để ăn. Thịt trâu chuẩn có độ dai nhất định, khi xé thịt không bị nát vụn.
Trong khi đó, thịt trâu khô bị làm giả thường có màu nhạt (nếu là thịt để đông lạnh) hoặc đỏ sẫm (nếu làm giả từ thịt lợn sề) bản ngắn, miếng thịt bở, khi xé thịt sẽ bị nát vụn.
2. Mùi vị
Thịt trâu gác bếp chuẩn được làm từ thịt trâu tươi loại 1, giữ nguyên được hương vị, độ ngọt của thịt kết hợp cùng nhiều loại gia vị độc đáo mà chỉ có ở vùng núi Tây Bắc mới có.
Trong khi đó, thịt trâu giả khi ăn không cảm nhận được độ ngọt của thịt mà chỉ thấy phần nhiều là hương vị tẩm ướt lấn át phần thịt.
Thịt trâu gác bếp chuẩn được làm từ thịt trâu tươi loại 1, giữ nguyên được hương vị, độ ngọt của thịt kết hợp cùng nhiều loại gia vị độc đáo.
3. Giá thành
Mặc dù đây không hẳn là tiêu chí đánh giá chuẩn xác, bởi nhiều gian thương vẫn đội giá thịt trâu gác bếp “rởm” lên cao ngất như loại thịt chất lượng loại 1, nhưng nếu giá rẻ so với bình thường thì bạn cũng nên xem xét.
Thịt trâu gác bếp chuẩn xịn bao giờ cũng có giá thành khá cao, bởi nguyên liệu làm ra cũng đã khá đắt đỏ. Để làm ra một cân thịt trâu khô phải cần đến 3kg thịt nguyên liệu tươi, cùng với các gia vị đi kèm, chi phí nhân công nên cũng có thể hiểu được tại sao thịt trâu gác bếp lại có giá lên đến gần cả triệu cho một cân thịt trâu khô.
Trong khi đó, thịt trâu gác bếp làm từ thịt lợn có giá bán rẻ hơn. Nhiều người muốn bán được nhiều hàng thậm chí còn giảm giá sâu khiến món đồ đặc sản này rẻ hơn rất nhiều so với hàng chuẩn. Khi mua hàng, bạn cũng nên đặt ra câu hỏi vì sao lại có giá thịt trâu gác bếp rẻ như vậy. Đừng quên tiền nào của nấy nhé!
Thịt trâu gác bếp mua về bị mốc là hàng “rởm”?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, thịt trâu gác bếp chuẩn được làm hoàn toàn thủ công, không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nên để bên ngoài vài ngày có thể xuất hiện hiện tượng mốc trắng. Đây là chuyện rất bình thường chứ chưa phải là tiêu chí đánh giá đây là thịt trâu gác bếp “rởm”.
Chuyên gia khuyên, tốt nhất khi mua hàng về dùng Tết, người dân nên chú ý điều kiện bảo quản để có thể bảo quản được lâu nhất, tốt nhất mà vẫn giữ được trọn vẹn hương vị của đồ ăn. Có thể bảo quản cấp đông, nếu sử dụng ngay có thể để ngăn mát tủ lạnh để tránh hiện tượng mốc trắng.
Những gia vị núi rừng không thể thiếu trong ẩm thực Tây Bắc
Trong truyền thống ẩm thực vùng miền, đương nhiên phải dành cho ẩm thực Tây Bắc một sự tôn trọng nhất định.
Và nhắc đến từng món ngon ở Tây Bắc, không thể không kể đến các loại gia vị trứ danh như mắc khén, hạt dổi, chẩm chéo hay mắc mật... Khó có thể tưởng tượng ra món "pa pỉnh tộp", thịt trâu gác bếp hay các loại đồ chấm sẽ thế nào nếu thiếu đi hương vị của núi rừng.
Mắc khén, gia vị làm nên thương hiệu
Mắc khén còn được cộng đồng các dân tộc Thái, Mường gọi bằng cái tên khác là cóc hôi, hoàng mộc hôi. Nó được đánh giá là "đệ nhất gia vị" và có mặt trong hầu hết các món ăn của người Tây Bắc. Sự phổ biến của loại gia vị này còn vượt qua ranh giới vùng miền và quyến rũ rất nhiều thực khách đồng bằng.
Mắc khén là cây thân gỗ, quả nhỏ, mọc thành từng chùm, mùi thơm đặc trưng, khi nếm có vị cay nhẹ nơi đầu lưỡi. Cây mắc khén chủ yếu mọc hoang, được phân bố rộng khắp trong các cánh rừng phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái... Khi quả mắc khén già, người dân hái về phơi khô hoặc treo trên gác bếp dùng dần.
Trước khi sử dụng cần rang cho thơm rồi giã nhỏ, từ đó mới ướp với đủ loại cá, thịt rồi nướng, hấp hay xào... Hạt mắc khén có nhiều tinh dầu nên khi mua, người bán sẽ hướng dẫn một số bí quyết để tẩm ướp sao cho đạt được hương vị thơm ngon nhất. Ví dụ, sau khi rang xong phải để cho mắc khén thật nguội mới giã. Lý do là để tránh lúc nóng, tinh dầu tiết ra khiến mắc khén không được mịn.
Mắc khén ngon nhất là dùng để tẩm ướp. Đầu tiên phải kể đến các món ăn khô như thịt trâu, bò, lợn gác bếp. Những loại thịt này thường được thái dọc thớ, dần cho mềm, ướp các gia vị như mắc khén, gừng, sả, ớt... và cứ thế treo lên gác bếp. Hơi nóng và khói bếp sẽ làm cho thịt khô từ từ và để được rất lâu. Khi ăn thì nướng lại trên than củi một chút cho mềm, dễ xé.
Bây giờ, công nghệ làm thịt gác bếp chuyên nghiệp hơn. Không cần cứ phải lủng lẳng treo trong gian bếp đến cả tháng trời mới được một mẻ. Nhiều lò sấy thịt được chế tạo, đến củi đun tạo khói cũng được chọn lựa kỹ, để làm sao khói sạch và vị thơm đượm vào thịt, đảm bảo cho chất lượng thơm ngon nhất. Tương tự, mắc khén còn được ướp với cá để làm nên món "pa pỉnh tộp" - món ăn quen thuộc của người Thái, người Mường ở Tây Bắc.
"Pa pỉnh tộp" không phải là món chế biến quá phức tạp, nhưng nguyên liệu để nướng cá thì khó mà kiếm được nếu như làm món này ở dưới xuôi. Ngoài mắc khén, món nướng này cần thêm một số rau gia vị, ớt. Tất cả được giã nhuyễn rồi ướp với cá và gập lại nướng trên than hồng. Cá nướng muốn tăng hương vị phải chấm với chẩm chéo gồm có mắc khén, ớt, rau gia vị lấy từ bụng cá nướng cùng chanh, muối. Món ăn này còn có đồ ăn kèm là xôi lá cẩm - một loại xôi được nấu từ lá cẩm và gạo nếp nương.
Hạt dổi, vàng cốm của núi rừng Tây Bắc
Cùng với mắc khén, hạt dổi là 1 trong 2 gia vị đặc biệt quan trọng của ẩm thực Tây Bắc. Nó thường được dùng làm gia vị chấm và ướp các món ăn.
Hạt dổi là hạt của cây dổi rừng, một loại cây thân gỗ thẳng và cao. Có 2 loại cây dổi, gọi là dổi nếp và dổi tẻ. Dổi nếp, mùi thơm nổi trội và có giá trị kinh tế hơn hẳn dổi tẻ, vì thế dổi nếp thường có giá đắt hơn và được sử dụng như một gia vị đặc biệt cho các món ăn truyền thống. Hạt dổi thường được nướng thơm trên than hồng rồi giã nhỏ, có thể trộn với muối ớt để làm đồ chấm. Ngoài ra cũng có thể dùng hạt dổi để ướp thịt nướng.
Ở thành phố không đun củi, không có than hồng thì cũng có thể nướng hạt dổi trên bếp ga hoặc bỏ vào lò vi sóng. Sau khi sơ chế, nên để hạt dổi vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín nắp lại. Không nên cất trong tủ lạnh mà để lọ ở những nơi khô thoáng và không có ánh nắng mặt trời. Hương vị của hạt dổi rất đặc trưng, không giống như các loại gia vị khác. Món thịt lợn mán luộc hay lợn nướng, gà nướng mà chấm với muối hạt dổi thì thơm ngon vô cùng.
Cứ vào mùa măng, người dân Tây Bắc thường chọn mua những củ măng ngon nhất rồi về thái nhỏ và muối chua. Nhiều gia đình người Mường ở Tây Bắc trong góc nhà lúc nào cũng có hũ măng này. Măng được nấu với cá hoặc gà. Riêng món măng chua nấu gà sẽ thiếu đi vị ngon nếu không có hạt dổi nướng thơm, giã thật nhỏ rắc lên. Bát canh có vị chua nhè nhẹ, miếng măng giòn, gà chín mềm, thịt ngọt.
Một bát canh trên mâm, đôi khi tưởng như xua đi được cái lạnh nơi góc trời Tây Bắc. Vì có giá trị kinh tế cao nên đồng bào dân tộc Tây Bắc coi hạt dổi như hạt vàng. Ở những khu du lịch sầm uất, đông người qua lại, ngoài những thứ được bán cân, bán lạng thì hạt dổi là thứ duy nhất đếm hạt tính tiền. Đó như một báu vật do thiên nhiên ban tặng.
Những hạt gia vị rừng 'rẻ như cho' bỗng đắt đỏ Trước đây hạt dổi, mắc khén... chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn một kg thì nay lên tới vài trăm đến cả triệu đồng. 1. Hạt dổi Đây là loại loại hạt gia vị được người dân tộc miền núi phía bắc dùng ướp thịt và làm muối chấm thức ăn. Thời kỳ đầu, theo người dân địa phương ở Lạng Sơn,...