Mất tiền ‘khủng’ vì bẫy lừa quà ảo
Thủ đoạn lừa qua Facebook là dụ nạn nhân trả tiền chuyển phát nhanh, tiền “ thuế hải quan” để nhận quà nước ngoài về.
Ngày 15-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng cho biết vừa ra quyết định truy nã quốc tế đối với Võ Thị Xuân Lan (đăng ký thường trú tại phường 13, quận 6, TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lan là mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo qua Facebook.
Theo trình bày của chị TTT (ngụ TP Đà Nẵng), chị có quen với một người đàn ông tên Donald Jack qua Facebook. Người này tự nhận là kỹ sư đang sống tại bang Texas (Mỹ). Qua một thời gian trò chuyện, người này đã chiếm được tình cảm của chị T. và nói muốn sang Việt Nam để tổ chức cưới và làm thủ tục đưa chị sang Mỹ. Đồng thời, Donald Jack hứa gửi tặng chị T. nhiều đồ trang sức, áo quần có giá trị. Sau đó, chị T. nhận được điện thoại của một phụ nữ tên Lan xưng là nhân viên Cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội). Lan thông báo chị T. có một thùng bưu kiện từ Mỹ gửi về. Muốn thông quan phải đóng thuế 30 triệu đồng. Nghe vậy chị T. liền chuyển 30 triệu đồng vào tài khoản của “cán bộ hải quan” mang tên Võ Thị Xuân Lan, mở tại chi nhánh TP.HCM.
Một nạn nhân bị lừa qua Facebook đang trình báo với cơ quan công an. Võ Thị Xuân Lan (ảnh nhỏ) đang bị truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)
Trong lúc chờ nhận quà, chị T. lại nhận được cuộc điện thoại thứ hai của Lan thông báo do giá trị của kiện hàng khá lớn, gần cả triệu USD nên mức đóng phí cao hơn. Chị T. cuống cuồng lo thêm 100 triệu đồng để gửi vào tài khoản Lan. Tiền phí đã thanh toán nhưng chị T. chờ mãi không thấy quà đến. Gọi điện cho Donald Jack và Lan thì số điện thoại bị khóa. Biết bị lừa, chị T. đã làm đơn trình báo đến cơ quan chức năng.
Theo Công an TP Đà Nẵng, nhiều người khác ở các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Tháp… cũng sập bẫy quà ảo từ cái tên Donald Jack. Qua rà soát, chủ số tài khoản tên Võ Thị Xuân Lan hiện đang ở Campuchia. Lan quen biết với Donald Jack qua mạng nên cả hai cùng phối hợp thực hiện hành vi lừa đảo nói trên.
Video đang HOT
Tương tự, trường hợp chị LTTH (ngụ Hà Nội) quen biết với một người có tên Robert James (giới thiệu đang sinh sống ở vương quốc Anh) qua Facebook. Qua thời gian quen biết, Robert James nói chuyển cho chị H. một kiện hàng trị giá lớn từ Anh về. Để nhận hàng, chị H. phải chuyển một khoản “phí hải quan” gần 100 triệu đồng. Chị H. đã chuyển số tiền này vào tài khoản của một người ở TP.HCM nhưng chờ mãi cũng không nhận được kiện hàng mới biết mình bị lừa.
Mới đây, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã có khuyến cáo người dân cảnh giác trước các hành vi lừa đảo lấy phí vận chuyển hàng chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Theo đó, các đối tượng này thường giả danh nhân viên hải quan, nhân viên sân bay… để lừa gạt nạn nhân nộp tiền lệ phí để nhận hàng quà biếu. Đặc biệt, kẻ lừa đảo còn làm giả các loại giấy tờ, hóa đơn chuyển hàng, mua hàng rồi gửi cho nạn nhân xem trước để tạo lòng tin.
Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, Võ Thị XuânLan đã bỏ trốn khỏi địa phương. Cơ quan CSĐT thông báo cho những ai là nạn nhân của Donald Jack và Lan thì liên hệ với Công an TP Đà Nẵng (47 Lý Tự Trọng) để cung cấp thông tin phục vụ điều tra.
LỆ THỦY
Theo_PLO
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo qua in-tơ-nét
Thời gian qua, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50-Bộ Công an) nhiều lần cảnh báo về thủ đoạn giả mạo cán bộ của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra, sau đó chiếm đoạt. Trong thời gian ngắn, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an TP Hà Nội đã nhận được đơn trình báo của 13 bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt gần ba tỷ đồng...
Giả cơ quan pháp luật, chiếm đoạt tiền
Trung tá Ngô Minh An, Phó Trưởng phòng PC50 cho biết: Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện qua in-tơ-nét cho một số thuê bao điện thoại trong nước, để thông báo họ đang nợ cước điện thoại. Chúng viện thêm lý do, tài khoản ngân hàng của họ cũng bị kẻ xấu chiếm đoạt để dùng vào mục đích xấu. Các đối tượng yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ tiền vào một tài khoản khác để cơ quan chức năng "kiểm tra" độ "trong sạch" của tiền, sau đó chiếm đoạt.
Tính từ đầu tháng 4-2015 đến nay, Công an TP Hà Nội đã nhận được 13 đơn trình báo của bị hại với tổng số tiền bị chiếm đoạt gần ba tỷ đồng. iển hình, ngày 15-4, PC50 nhận được đơn trình báo của một phụ nữ thường trú tại quận Hà ông, nội dung bị một đối tượng gọi vào số điện thoại cố định của gia đình, thông báo về việc nợ cước điện thoại với số tiền hơn tám triệu đồng. ối tượng này yêu cầu chị ấn tiếp phím 0 để gặp cơ quan công an. Tin lời, nạn nhân làm theo thì bị một đối tượng khác tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Tây Ninh thông báo, thời gian gần đây nhiều đối tượng trộm cắp thông tin cá nhân vào mục đích phạm pháp, đồng thời thông báo cho nạn nhân biết số tài khoản ngân hàng của nạn nhân đã bị các đối tượng xấu đánh cắp và yêu cầu nạn nhân chuyển toàn bộ tiền vào tài khoản khác (đối tượng cho biết, tài khoản này là của lực lượng công an - sau một đến hai ngày sẽ chuyển tiền trả lại họ). Ngay sau đó, nạn nhân đã ra ngân hàng rút 400 triệu đồng và chuyển vào số tài khoản của đối tượng. Cũng với thủ đoạn nêu trên, ngày 5-5, một nạn nhân khác có hộ khẩu tại quận ống a đã bị lừa đảo chiếm đoạt 240 triệu đồng.
Thượng tá Ngô Minh An khuyến cáo thêm: Thứ nhất, cơ quan công an khi làm việc với mỗi công dân, đều có giấy mời, giấy triệu tập. Thứ hai, cơ quan công an không mở tài khoản ngân hàng mang tên một cá nhân, do đó người dân nên cảnh giác đối với các đối tượng có tên tài khoản cá nhân.
Ham của, mất tiền
Khi điện thoại di động trở nên thân thiết, dễ dàng truy cập in-tơ-nét, vào các mạng xã hội - cũng là mảnh đất mầu mỡ để các đối tượng xâm nhập phạm tội. Thời gian qua, nhiều phụ nữ đổ vỡ trong hôn nhân tìm đến mạng xã hội để giãi bày tâm sự, tìm bạn. Nắm bắt "cơ hội vàng", nhiều đối tượng là người nước ngoài đã làm quen với bị hại trên mạng xã hội facebook (thường là các phụ nữ đơn thân). Sau một thời gian nói chuyện thân thiết, đối tượng nước ngoài đề nghị tặng cho bị hại những đồ vật có giá trị (tiền, dây chuyền, điện thoại,...) qua chuyển phát nhanh từ nước ngoài về Việt Nam. Tiếp đó, đối tượng người nước ngoài cấu kết với đối tượng người Việt Nam giả danh nhân viên công ty chuyển phát nhanh, nhân viên hải quan, nhân viên sân bay, gọi điện cho bị hại thông báo lô hàng chuyển từ nước ngoài về cho bị hại đang bị giữ tại sân bay và đề nghị bị hại nộp tiền phí chuyển phát nhanh, tiền thuế cho lô hàng vào các tài khoản ngân hàng Việt Nam do đối tượng cung cấp để được nhận hàng. Khi bị hại nộp tiền vào các tài khoản này, các đối tượng sẽ chiếm đoạt.
Tháng 7-2014, chị PTD, 45 tuổi, ở TP Buôn Ma Thuột (ác Lắc) quen biết với một người tự xưng là a-vít Giắc-xơn (quốc tịch Anh) trên mạng xã hội facebook. Sau một thời gian trò chuyện qua facebook, viber (ST: 447514211xxx), Giắc-xơn nói sẽ sang Việt Nam cưới chị D và đưa chị D sang Anh sinh sống. Ngày 10-2-2015, Giắc-xơn điện thoại thông báo bay sang Việt Nam, chuyến bay SQ 176 của Hãng hàng không Xin-ga-po Airlines sẽ đến sân bay Nội Bài ngày 11-2. 11 giờ 44 phút ngày 11-2, một phụ nữ tự xưng là Yến, nhân viên nhập cảnh sân bay Nội Bài (ST: 0680xxx) gọi điện cho chị D thông báo đang tạm giữ Giắc-xơn tại sân bay với lý do mang một lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam mà không khai báo. Yến đề nghị chị D chuyển 3.500 USD (khoảng 73 triệu đồng) vào tài khoản ngân hàng để giải quyết nhanh vụ việc. Sau đó, biết chị D có tiền, chúng liên tục yêu cầu chị D ba lần chuyển tiền và đã chiếm đoạt tổng cộng 325 triệu đồng. Ngày 14-2, Yến tiếp tục yêu cầu chị D chuyển thêm 45.000 USD. Chị D không đồng ý và trực tiếp đến sân bay Nội Bài kiểm tra thông tin thì biết mình bị lừa.
Khoảng tháng 1-2015, thông qua facebook, chị LTG, sinh năm 1989, trú tại phố Tôn ức Thắng (ống a, Hà Nội) làm quen và nói chuyện qua mạng với Hen-rich Klát (quốc tịch Anh). Tháng 3-2015, Klát đề nghị tặng chị G một món quà gồm quần áo, trang sức, đồng hồ, túi xách, giày, điện thoại iPhone... và 700 USD. Ngày 2-4, một người tự xưng là nhân viên công ty chuyển phát nhanh UK Express, chi nhánh Ma-lai-xi-a (ST: 601133026xxx) gọi điện đề nghị chị G nộp thuế 815 USD (khoảng 17 triệu đồng) vào thẻ ATM ngân hàng, do món quà gửi cho chị có chứa đồ điện tử. Sau khi chị G nộp tiền, ngày 6-4 nhân viên công ty chuyển phát nhanh lại gọi điện yêu cầu chị G nộp thêm 1.500 USD, do trong món quà có một lượng lớn tiền ngoại tệ. Chị G nghi ngờ mình bị lừa nên không nộp tiền nữa.
Trước diễn biến phức tạp của thủ đoạn lừa đảo nói trên (PC50 - Bộ Công an) khuyến cáo người dân:
1. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại. ặc biệt là không chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của người lạ.
2. Cảnh giác khi nhận được cuộc gọi lạ, nhất là những người tự xưng nhân viên viễn thông, cán bộ cơ quan pháp luật. Không cung cấp tài khoản, thẻ tín dụng cho người khác.
3. Thông báo ngay cho cơ quan công an khi có sự nghi ngờ để cùng phối hợp giải quyết. Không nên tự mình xử lý vì sẽ dễ vướng vào kịch bản lừa đảo của tội phạm; phát hiện và báo ngay cho cơ quan công an những đối tượng nghi vấn liên quan đến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao như thu mua CMND, thẻ ghi nợ quốc tế hoặc CMND có dấu hiệu dán ảnh lại để mở một số thẻ tín dụng.
PHÙNG TUẤN ANH
Theo_Báo Nhân Dân
Bắt đối tượng nước ngoài "kiếm" 9 tỷ đồng qua ứng dụng Skype Gần đây có hàng loạt vụ lừa đảo qua mạng xã hội do người nước ngoài thực hiện với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Thủ đoạn quen thuộc của các đối tượng này là hứa sẽ kết hôn với nạn nhân và gửi quà về Việt Nam, nạn nhân phải đóng một số tiền lớn để nhận quà cùng với đó...