Mất tích khi đi trao quà cho dân vùng lũ
Cùng con trai đi trao quà cứu trợ cho người dân trong thôn, ông Nguyễn Hữu Quyết, 80 tuổi, bị lũ cuốn trôi.
Khoảng 16h ngày 17/10, ông Nguyễn Hữu Quyết ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, cùng con trai Nguyễn Hữu Sĩ, 40 tuổi, chèo thuyền mang quà đi trao cho người trong thôn.
Nước lũ lên lại, nhiều nơi ở Thừa Thiên Huế ngập sâu. Ảnh: Võ Thạnh
Nước lũ đổ về nhanh, chiếc ghe bất ngờ bị lật, hai cha con bị cuốn trôi. Anh Sĩ may mắn được một một người dân cứu. Ông Quyết bị lũ cuốn mất tích. Hiện, lực lượng cứu hộ của cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hỗ trợ địa phương tìm kiếm.
Theo lãnh đạo xã Phong Bình, anh Sĩ nghe người dân trong thôn bị lũ ngập nhiều ngày nên từ Hà Nội mang quà vào trao. Hai cha con tự đi trao quà, không thông báo cho chính quyền địa phương.
Video đang HOT
Nằm ở hạ nguồn sông Ô Lâu, Phong Bình là xã ngập sâu nhất của huyện Phong Điền. Từ ngày 8/10 đến nay, hơn 2.100 hộ dân sống cảnh nhà ngập, thiếu gạo nấu ăn. Hơn một tuần qua, nhiều người dân nơi đây ăn mì tôm cầm cự.
Mưa lớn kéo dài cộng với lũ thượng nguồn đổ về, hơn 82.000 nhà dân ở Thừa Thiên Huế ngập sâu trong nước lũ. Mưa lũ, sạt lở đất đã làm 22 người chết, 15 người mất tích.
Theo dõi chặt chẽ các mực nước hồ, không xả lũ gấp
Không những áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sau bão số 7, mà cả ATNĐ mới đã vào Biển Đông, cùng nhiều hình thái thời tiết khác đã và sẽ gây mưa lớn trong thời gian tới. Việc theo dõi chặt và có điều phối, vận hành các hồ chứa là hết sức quan trọng trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp sáng 15/10: Việc quản trị hệ thống hồ, cả hồ thuỷ điện và các hồ thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Đây là quan điểm của ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sáng nay (15/10).
Theo báo cáo từ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ 19h ngày 13/10 đến 19h ngày 14/10, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Một số trạm mưa lớn như Tả Si Láng (Yên Bái) 179 mm, Hồ Cạn Thượng (Hòa Bình) 191 mm, Lương Nha (Phú Thọ) 151 mm, Cô Tô (Quảng Ninh) 251 mm, Tiền Hải (Thái Bình) 128 mm, Thạch Lâm (Thanh Hóa) 176 mm.
Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh - những địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 7 đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn 31.096 tàu cá với 115.607 lao động và 759 tàu vận tải di chuyển tránh trú. 7 tỉnh từ Quảng Ninh-Nghệ An đã thực hiện cấm biển. 4 tỉnh, thành phố từ Hải Phòng đến Ninh Bình đã sơ tán 8.748 người trên lồng bè, chòi canh, nhà yếu đến nơi an toàn; thu hoạch 18.299 ha lúa.
Bão số 7 đã gây sạt lở 278 m2 kè Hải Thịnh 3 thuộc tuyến đê biển Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo từ ngày 15-16/10, khu vực đồng bằng và Đông Bắc Bộ, Hòa Bình, Nam Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An tiếp tục có mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Hà Tĩnh và các nơi khác ở Bắc Bộ phổ biến khoảng 40-70 mm.
Tổng quan tình hình mưa lũ từ 19h ngày 5/10 đến 19h ngày 13/10, khu vực miền Trung đã xảy ra mưa rất lớn, trong đó tổng lượng mưa phổ biến: Hà Tĩnh là 350-550 mm (lớn nhất 798 mm tại Kỳ Thượng), Quảng Bình 550-1.200 mm (lớn nhất 1.250 mm tại Lâm Thủy), Quảng Trị 900-2.000 mm (lớn nhất 1.975 mm tại A Vao), Đà Nẵng 900-1.250 mm (lớn nhất 1.276 mm tại hồ Đồng Nghệ), Quảng Nam 1.000-1.500 mm (lớn nhất 1.520 mm tại cầu Hương An), Quảng Ngãi 500-1.000 mm (lớn nhất 1.072 mm tại Trà Hiệp).
Đặc biệt tại Thừa Thiên-Huế, lượng mưa từ 1.900-2.300 mm. Một số trạm mưa lớn trên 2.000 ở Huế và vượt tổng lượng mưa lịch sử năm 1999 (2.244 mm) là Hồ Khe Ngang 2.276 mm, A Lưới 2.290 mm.
Lũ lớn xảy ra trên 14 tuyến sông chính, trong đó 10 tuyến sông ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 1,9 m tại 5 tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam, đặc biệt lũ trên sông Bồ, Thừa Thiên-Huế và sông Hiếu, sông Ô Lâu, tỉnh Quảng Trị đã vượt mực nước lũ lịch sử.
Hiện nay, mực nước các sông Thừa Thiên-Huế xuống dưới mực BĐ2, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam ở mức BĐ1.
Đến sáng 15/10 đã có 40 người chết và 8 người mất tích.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp: Việc quản trị hệ thống hồ, cả hồ thuỷ điện và các hồ thuỷ lợi là nhiệm vụ quan trọng nhất. "Hậu hoàn lưu bão, ATNĐ cùng các hình thái thời tiết mới gây mưa, lạnh cần hết sức chú ý. Chúng tôi sẽ tiếp tục sẽ họp với điện lực và ngành công thương để bảo đảm an toàn hiện tại và dự trữ nước cho mùa khô năm nay", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng yêu cầu rà soát để giảm thiểu thiệt hại về người và của. Thiệt hại lúa mùa hiện chưa nhiều, nhưng sắp tới còn nhiều diễn biến phức tạp khác nên trồng trọt và thuỷ sản vẫn đứng trước nguy cơ mất an toàn.
Mưa lớn, lũ tiếp tục lên trên các sông tại Quảng Trị Trong 6-12 giờ tới, lũ trên các sông tại Quảng Trị tiếp tục lên và đạt đỉnh, sau tiếp tục dao động ở mức cao; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi. Mưa lũ diễn biến phức tạp tại Quảng Trị Ngày 12/10, theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Trị, trong 6-12 giờ tới,...