Mất tất cả khi vợ chỉ biết đến tiền
Sau ngày cưới, cô ấy đòi giữ hết vàng cưới và yêu cầu tôi phải vay tiền mua căn nhà lớn hơn. Tôi là người có thể làm ra tiền nhưng khác hẳn với tính cách của cô ấy, tôi không sống lệ thuộc vào đồng tiền.
Tôi và cô ấy quen nhau thông qua một đồng nghiệp, cô ấy làm cùng ngành nhưng khác chi nhánh. Cả hai đều có ngoại hình thuộc dạng nhất nhì cơ quan, bạn bè đều khen xứng đôi vừa lứa, thậm chí còn ghen tỵ. Nhưng thật sự trong tình yêu không thể nói trước điều gì.
Chúng tôi làm đám cưới năm 2010. Một tuần sau, tôi nhận ra cô ấy đến với tôi thực chất không vì tình yêu mà chỉ vì tôi có nhà cửa. Tuy vậy, tôi không hề trách cứ, hy vọng thời gian và sự chân thành sẽ làm cho tình cảm của cô ấy dành cho tôi sẽ khác đi. Nhưng không, cô ấy chỉ biết tiền và tiền, cô ấy đòi tôi phải mua căn nhà to hơn sau khi cưới. Trước khi làm đám cưới, tôi đã bán hết chứng khoán và các khoản lương thưởng để mua sắm vật dụng trong nhà mà cô ấy đòi hỏi.
Tính tôi thì nhẹ nhàng trầm lắng, còn cô ấy rất đỏng đảnh và hay quát nạt người khác, thậm chí cả ba mẹ ruột. Cô ấy thích gì là đòi mua cho bằng được, tiêu xài rất hoang phí. Sau những căng thẳng vì tiền bạc, không thể chịu nổi, tôi bỏ nhà ra thuê ở riêng. Biết mình sai nhưng tôi thấy hôn nhân không còn màu hồng và như địa ngục. Căn nhà chung đang ở chúng tôi mua sau khi cưới nhưng cũng để cho cô ấy đứng tên. Giờ tôi như kẻ mất hết tất cả. Tôi phải làm sao đây? (Minh)
Ảnh minh họa: Mid-day.com.
Trả lời:
Bạn thân mến,
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ ra tòa ly dị sau khi kết hôn chưa được bao lâu, không phải vì không có nhiều thời gian để tìm hiểu về bạn đời của mình. Với những người này, cuộc sống gia đình vốn là màu hồng, chỉ cần hai người yêu nhau là lấy nhau về sẽ sống hạnh phúc. Họ chưa lường hết được cuộc sống gia đình có nhiều điều phức tạp hơn họ tưởng.
Khi về sống chung, gần gũi nhau từng giờ, từng ngày, nhiều tính xấu mới bộc lộ rõ. Nhiều khi cái xấu ấy lại là cái mà người kia không thể chấp nhận được. Hoặc khi lấy nhau rồi mới phát hiện người mà họ lấy không phải như mong đợi. Lấy nhau xong phải đối diện với cuộc sống thực với bao lo toan về cơm, áo, gạo tiền dẫn đến “vỡ mộng” sau khi kết hôn. Cũng có người cho rằng bạn đời đã thay đổi sau khi kết hôn… nhưng thực tế họ đã có những tính cách đó mà bạn bị tình yêu màu hồng che mắt.
Video đang HOT
Một số người cảm thấy chán nản nhưng lỡ bước sa chân thì thôi đành chịu. Còn một số khác thì cho rằng không thể sống mà chịu đựng nhau cả đời, quyết tâm ra tòa ly dị.
Với tình huống của bạn, các bạn đã bước vào cuộc sống thực tế. Chính vì thế để đánh giá mọi vấn đề, bạn cũng cần cho nhau thời gian để trải nghiệm cuộc sống chung, mới có thể đi đến quyết định cuối cùng. Bạn và cô ấy từng yêu nhau thắm thiết, tình yêu của bạn người khác phải ước ao ghen tỵ… Như vậy cô ấy cũng phải có những điểm tốt đẹp thì bạn mới lựa chọn gắn bó, sao giờ những tính cách đó lại làm cho bạn khó chịu?
Có lẽ bạn và cô ấy có những quan niệm về đồng tiền khác nhau. Với cô ấy vật chất là nền tảng cho gia đình hạnh phúc, nhưng với bạn tình cảm được đặt lên hàng đầu, để dung hòa được nhau thì một trong hai phải chấp nhận cả hai có những điều khác biệt.
Sau những điều bạn không đồng ý với cô ấy, bạn đã làm gì để giải quyết vấn đề? Nên chăng bạn nói với vợ để cả hai có cách thay đổi? Giải pháp ra ở riêng liệu có thể làm cho hôn nhân của bạn tốt đẹp hơn?
Thực tế cho thấy nếu đời sống hôn nhân vượt qua được khoảng thời gian thử thách 3-5 năm đầu chung sống thì tỷ lệ thành công và bền vững sẽ cao hơn. 5 năm đầu tiên sau khi kết hôn là giai đoạn khó khăn và dễ vỡ nhất của hôn nhân. Có người gọi đây là giai đoạn “vỡ mộng” của một cuộc hôn nhân, để diễn tả sự hụt hẫng rất lớn của các cặp vợ chồng trong thời gian đầu chung sống. Hụt hẫng vì bị “rơi” từ giấc mơ của những người đang yêu xuống thực tế của một cuộc sống chung với bao nhiêu chi tiết đời thường. Hụt hẫng còn vì họ chưa được chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống chung…
Hôn nhân mới là sự bắt đầu của tình yêu. Trước hôn nhân, cả hai đều mang những hình ảnh đẹp đẽ nhất để thu hút đối phương. Mỗi người đều cố sức gìn giữ nó để đối phương không thể thấy điểm yếu, điểm xấu của mình, mục đích cũng chỉ bảo vệ tình yêu, chinh phục niềm tin của một nửa còn lại. Thậm chí ngay những điều tốt đẹp ta nhìn thấy ở nửa kia cũng không hoàn toàn đúng như ta được biết, chỉ ngụy tạo để đối phương yêu thích thôi.
Sau khi kết hôn, mọi chuyện đã không thể thay đổi được hơn nữa, tự hai người cũng hiểu họ không thể đơn giản mà rời bỏ nhau. Mặt khác, khi mọi thứ từ nhỏ nhất, riêng tư nhất cũng cần chia sẻ cùng nhau, cái tôi cá nhân không được phép tự do nữa, ấy là lúc “không còn gì để mất”. Những tính xấu, điểm yếu sẽ tự nhiên lộ tẩy, quá nhiều điểm xấu làm đối phương thất vọng và quên mất bạn có tốt hay không.
Đây mới là lúc hai người thực sự có cơ hội để hiểu nhau hơn, để tha thứ cho nhau nhiều hơn và yêu nhiều hơn. Bạn không hề bị ngăn cấm hay có khoảng cách. Khi yêu, bạn mong từng ngày, từng giờ được bên người bạn yêu, vậy tại sao khi có họ rồi lại lãng phí quãng thời gian ấy chỉ để nghĩ xem họ xấu và tệ tới mức nào. Nếu cho rằng hôn nhân chỉ là nơi đăng ký tạm trú cho những ai muốn thay đổi cảm giác, muốn phiêu lưu một chút hoặc muốn có tạm chỗ ở hôn nhân sẽ nhanh chóng kết thúc bằng tờ giấy thứ hai.
Với vợ, tốt nhất bạn hãy nên thẳng thắn nói cảm nhận của mình về cách tiêu tiền, những đòi hỏi của cô ấy xem thái độ của cô ấy như thế nào, phản ứng ra sao, liệu cả hai có thể thay đổi được không. Biết ý kiến của cô ấy, lúc đó bạn quyết định ra sao vẫn chưa muộn. Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.
Thân.
Theo VNE
Nỗi lòng người vợ được "ở nhà chồng nuôi"
Để chồng yên tâm công tác, tôi đã chấp nhận hy sinh bản thân, ở nhà nuôi con, chăm sóc gia đình. Thế nhưng, sự hy sinh của tôi đã không được chồng nhìn nhận xứng đáng.
- Em sướng thế còn đòi hỏi gì? Em xem, bao nhiêu bà vợ phải đầu tắt mặt tối lao động nuôi chồng nuôi con. Em đây mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu mà còn mặt nặng mày nhẹ với anh. Đúng là...
Chồng tôi bỏ dở câu nói ấy, đóng sầm cửa, bước ra ngoài. Chỉ còn lại mình tôi trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đổ phịch người xuống ghế, nước mắt túa ra. Lẽ nào, tôi lại là một người vợ không biết điều vậy sao? Từng này tuổi đầu, sao tôi không hiểu chồng đã vất vả kiếm tiền nuôi gia đình thế nào? Nhưng, chẳng lẽ, chỉ mình anh là đổ công đổ sức, còn tôi thì ăn trắng mặc trơn? Anh nói tôi sướng ư? Tôi lại nghĩ khác, tôi không sướng mà thậm chí, tôi còn "khổ" nữa. Tôi khổ vì không được làm công việc mình thích. Tôi đã bỏ hết sự nghiệp, niềm vui riêng để ở nhà trông con cho anh. Tôi cứ mong anh đánh giá tôi cao ở điều đó. Nhưng không, anh lại nghĩ chính anh là người ban ơn cho tôi. Nhờ có anh mà tôi được... ăn cơm không phải trả tiền.
Trước khi lấy anh, tôi là một cô giáo. Nghề của tôi không mấy vất vả nhưng vẫn phải ra ngoài mỗi ngày. Chồng tôi chỉ thích tôi ở nhà cơm nước, nội trợ. Anh bảo, chỉ mình anh đi làm là đủ. Tôi cứ nghỉ việc ở nhà, nuôi con, trông nhà cho anh để anh yên tâm công tác. Đó là cách tôi giúp chồng nhiều nhất.
Ban đầu tôi chưa bị anh "khuất phục". Cho đến khi tôi sinh đôi con gái, thì quả thật mọi thứ đảo lộn. Một mình tôi vừa đi làm, vừa nuôi hai đứa con mà cả hai sức khỏe đều yếu nên nay ốm, mai đau suốt. Lấy cớ đó, anh càng ép tôi ở nhà nhiều hơn. Rồi anh bóng gió rằng, anh muốn tôi sinh thêm con thứ ba để kiếm con trai. Tôi mà đi làm thì anh khó "thực hiện ước mơ đó". Mấy đêm nằm thao thức, chủ yếu là thương con nhiều hơn, tôi đành nghe lời anh.
Lương giáo viên của tôi ngày đó, không quá cao nhưng cũng gọi là có thêm một khoản phụ với gia đình. Nay, nghỉ việc tôi gần như không có tí thu nhập nào. Tiền chi tiêu hàng tháng đều phải chờ chồng tôi đưa cho. Ban đầu, anh vui vẻ "nộp" cho vợ. Tôi giữ ý, cũng không tra xét anh kiếm được bao nhiêu, đưa cho tôi bao nhiêu. Tôi chỉ nói với anh, một tháng gia đình mình tiêu hết từng này, thế là anh hiểu ý cứ áng chừng từng đó là đưa cho tôi. Thực ra, đó chỉ là số tiền tối thiểu cho một gia đình sinh hoạt. Biết anh vất vả, tôi không nỡ "đòi" anh nhiều, anh làm quá mà kiệt sức thì khổ.
Nhưng, chị em phụ nữ nào thường xuyên phải đi chợ đều hiểu, giá cả mỗi lúc một tăng vọt. Đi chợ mà như bị mất cắp. Vì thế, tôi phải tính toán hết sức mới đủ tiền cho gia đình thôi chứ không còn gì để dành ra được. Thi thoảng, các con tôi đòi mua đồ chơi, đòi bố mẹ cho đi công viên, rồi lại muốn có tiền học múa, học hát... tôi đều bảo con ra xin bố. Lần một, lần hai anh cho, đến lần thứ ba thì anh bắt đầu khó chịu. Anh bóng gió rằng đã đưa tiền cho tôi thì tôi phải lo cho con nữa. Anh hiểu lầm rằng tôi sai con ra xin anh, là để "vớt vát" "bòn" thêm chút tiền còm anh giữ lại để tiêu vặt.
Mấy lần hục hặc về tiền nong, tôi đều cố nhịn. Là phụ nữ, tôi cũng có nhu cầu được làm đẹp. Thi thoảng, tôi cũng thèm mua chiếc váy, chiếc áo mới, thèm đi cắt tóc, nhuộm lại cái đầu. Suy cho cùng, tôi đẹp cũng là đẹp cho cả anh và các con nữa mà. Vậy nhưng, rất lâu rồi, tôi chưa một lần được làm theo sở thích của mình. Tôi rất sợ phải ngửa tay xin tiền anh. Là chồng thật nhưng tôi không biết phải nói với anh thế nào. Chẳng lẽ là anh cho em ít tiền để em đi... mua váy.
Chồng tôi thì không hiểu điều đó. Anh cứ nghĩ tiền anh đưa cho tôi xông xênh lắm, rằng tôi sống no, sống đủ. Nhiều tối, anh nhìn tôi chẹp miệng rồi bảo: Em phải sạch sẽ lên tý chút chứ. Vợ gì mà như mẹ mướp. Em xem, vợ mấy đứa bạn anh, đứa nào cũng xinh tươi, trẻ trung. Mỗi em thì xuống cấp trông thấy. Tôi ứa nước mắt, nói rằng tiền không đủ. Thế là anh nổi cáu. Anh quát tôi: Nói gì thì em cũng... trở lại vấn đề tiền. Em tưởng tiền là vỏ hến chắc. Anh đi làm từ sáng tới tối, vục mặt ra mà em vẫn thấy chưa đủ sao. Tôi im lặng, cảm thấy hình như anh đang ám chỉ mình rằng tôi là gánh nặng, là đồ ăn bám anh.
Trong con mắt chồng tôi, chỉ có người đi làm mới vất vả thì phải. Bao nhiêu lần, tôi muốn anh nghỉ ở nhà một hôm. Anh cứ đứng đấy, đứng yên ở góc nhà mà quan sát công việc tôi làm trong một ngày. Toàn là những việc không tên nhưng làm suốt ngày không hết. Từ ngày tôi ở nhà, anh nghiễm nhiên coi tôi là người giúp việc. Tôi phải làm mọi thứ không được phàn nàn còn anh thì thỏa sức sai bảo tôi. Đi về, anh vứt ngay đôi giày ngoài cửa, tôi lại phải xếp giày lên giá. Anh vứt áo bẩn trên mắc, cũng chẳng thèm bỏ vào máy giặt vì coi việc dọn dẹp là của tôi. Thậm chí, có lần, ngồi ăn cơm cùng nhau, con tôi nhờ bố lấy hộ chiếc thìa ở ngay trước mặt anh, anh cũng chỉ sang tôi rồi bảo: Bảo mẹ mày lấy. Anh kệ, không nhúc nhích việc gì.
Chén trà anh uống xong, chỉ một động tác giản đơn là đứng lên, mở vòi nước tráng cho sạch rồi úp lại anh cũng bỏ đó. Tôi chậm làm một chút là anh la tôi không biết dọn dẹp. Rồi anh bảo: Có mấy việc cỏn con em còn không làm được, cho em đi làm như anh thì em ù lì đền thế nào. Tôi bắt đầu nhận thấy, anh không còn coi trọng tôi. Đi làm về, cấm bao giờ anh kể chuyện cơ quan anh ra sao. Bạn bè anh đến chơi, anh cũng không mời tôi lên ngồi cùng. Anh cứ nghĩ "cơ quan" của tôi là ở dưới bếp, và tôi thì có bao giờ đọc báo, xem ti vi đâu mà biết thời sự để bàn luận cùng anh.
Lúc đầu anh còn giục tôi làm đẹp. Sau, anh coi việc tôi luộm thuộm là đương nhiên. Thậm chí, cứ cái gì bừa bãi, anh lại "ví von" ngay với tôi. Xem phim với con, thấy cố nhân vật nữ già nua, ăn ở bẩn thỉu, anh vỗ đùi đến đét rồi bảo: Mẹ mày đấy con ạ. Thi thoảng cả nhà đi chơi siêu thị, anh sà vào hàng quần áo, rồi mua luôn mấy chiếc sơ mi cho mình. Cấm bao giờ anh chọn đồ cho tôi. Các con của tôi chọn váy, hỏi ý kiến mẹ, anh vô tư bảo: Mẹ mày thì biết gì mốt mà hỏi. Mẹ mày à, chỉ có giỏi đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành thôi. Tôi lặng đi không nói, giấu vội bàn tay vàng vọt ra sau lưng, chực khóc.
Chồng tôi, sao không một lần hiểu rằng, anh đi làm kiếm tiền, thì tôi cũng bỏ công chăm con, trông nhà cho anh. Nếu không có tôi, thì anh sẽ phải bỏ ra vài triệu đồng một tháng thuê người giúp việc trông con, mà chưa chắc đã có thể tin tưởng hoàn toàn. Vậy mà anh cứ làm như tôi không bỏ sức gì vậy. Anh đi làm, công sức của anh tính bằng lương, bằng thưởng. Công của tôi thì vô hình nhưng có lẽ vì vậy mà nó chẳng có tý giá trị gì cả. Anh chỉ nghĩ có mỗi mình anh vất vả, được quyền kêu ca, khi mệt thì được nằm thẳng trên giường nghỉ ngơi. Còn tôi, mệt cũng không được than vãn, mà chưa mở mồm thì đã bị anh chặn họng: Em chỉ nằm nhà xem ti vi, đến bữa nấu cơm thì mệt nỗi gì. Vợ người ta, vừa đi làm việc xã hội, vừa nấu nướng mà có ai kêu đâu. Đến nước ấy thì tôi còn nói được gì nữa.
Như tôi đã tâm sự ở trên, chồng tôi "máu me" con trai lắm. Anh đi làm cả ngày, về nằm trên ghế sa lông, ngủ một giấc, khi cơm nước xong mới dậy đánh chén. Ăn xong lại nằm xem ti vi. Còn tôi, đầu tắt mặt tối, nhiều hôm rửa bát, lau nhà xong đã 10h đêm, quần áo chưa được thay. Vì thế, lên giường là người tôi mệt rũ ra. Tôi chỉ muốn được ngủ thẳng cho tới sáng. Nhưng, chồng tôi thì khác. Anh vẫn ấp ủ ước mơ đẻ con trai. Vì được nghỉ ngơi lại sức nên anh càng khỏe khoắn, mãnh liệt hơn. Mấy lần tôi không đáp ứng được chồng, thế là anh dằn hắt, giận dỗi. Quả thực, tôi chỉ muốn sinh hai con thôi, dù là hai con gái cũng được. Sinh con thứ ba, chỉ là để phục vụ anh, chứ tôi biết sự vất vả sẽ lại dồn lên đôi vai tôi thôi.
Tôi không phải là trường hợp duy nhất ở nhà chồng nuôi. Cùng học với tôi, cũng có cô bạn lấy chồng xong thì ở nhà sinh con. Nhưng, bạn tôi lại không rơi vào bi kịch giống tôi. Bạn tôi cũng ở nhà, nhưng lại may mắn có ông chồng tâm lý. Tiếng là vợ nội trợ thật, nhưng cuối ngày đi làm về, anh chồng kia vẫn sà vào bếp nấu ăn cùng vợ. Thôi thì giúp ít mà... bừa nhiều nhưng vẫn là vợ chồng chia sẻ với nhau. Ăn cơm xong, thì anh chồng giành việc rửa bát để vợ nằm xem phim Hàn Quốc. Thứ 7, Chủ nhật, anh cho vợ "về hưu" hoàn toàn, ba bố con sẽ đi chợ, nấu cơm để "hầu" lại mẹ. Nghỉ hè, anh đưa vợ đi du lịch để "bù đắp" cho vợ. Vì thế, mà bạn tôi chẳng phải ân hận vì đã hy sinh ở nhà trông con cho chồng đi làm. Mấy lần theo bạn đến nhà chơi, tôi nhìn vợ chồng người ta vui vẻ sum vầy mà chạnh lòng. Thế mới biết, một người chồng biết ứng xử, biết tôn trọng và đánh giá công sức của vợ quan trọng đến thế nào.
Bao năm lấy chồng, rồi ở nhà nuôi con, tôi chưa một lần được chồng giúp đỡ. Nhà chồng có việc như giỗ chạp anh toàn xung phong "đưa vợ" đến làm. Thà rằng anh bảo vợ khéo tay, đến giúp mọi người thì tôi còn được an ủi. Đằng này, anh lại bảo: Các chị cứ để vợ em làm. Cô ấy ở nhà cả ngày, có việc gì đâu, đến cơm nước cho đỡ buồn. Thế là tôi lại lao vào chợ búa, cơm nước còm cõm cả ngày, đến khi gần xong thì chị em dâu tan làm mới đến phụ giúp, đá gà đá vịt. Anh thì ngồi nhà trên, thấy ai đó khoe mới có danh hiệu gì đó thì suýt soa. Rồi anh bảo: Đấy, em thấy chưa, em cố lên, anh cấp cho em cái bằng... xó bếp.
Em sướng nhé, ở nhà chồng nuôi. Thi thoảng, chồng tôi lại mang bài ca đó ra nhắc tôi. Còn tôi, thìmang mãi nỗi buồn sâu thẳm trong lòng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chọn nhầm Anh đã là một giảng viên trẻ khi tôi đang học năm thứ hai trường kinh tế. Chúng tôi quen rồi yêu nhau khi anh rời miền Bắc vào nhận nhiệm sở ở TP.HCM. Anh bộc trực, đạo mạo, hiền lành, ít bạn bè và ít nói. Ai tiếp xúc với anh đều cho rằng anh là một người đàn ông mẫu mực,...