‘Mất Senkaku sẽ đe dọa an ninh Nhật Bản’
Mất quyền kiểm soát quần đảo Senkaku sẽ có thể dẫn tới kịch bản mất nốt Okinawa, khi đó, an ninh của chính quyền Tokyo sẽ rơi vào khủng hoảng, Chủ tịch Quỹ sáng kiến Tái thiết Nhật Bản nhận định.
Ảnh: Global Post
Đây là phát biểu của ông Yoichi Funabashi – Chủ tịch Quỹ sáng kiến Tái thiết Nhật Bản, đồng thời là nguyên Tổng biên tập tờ Asahi trong một cuộc phỏng vấn với tờ Yomiuri. Theo đánh giá của ông Yoichi, Trung Quốc đang tạo ra một cuộc đụng độ ngoại giao với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku. Trong đó, Bắc Kinh đang đi theo 3 bước: làm suy yếu vai trò kiểm soát chặt chẽ của Tokyo đối với Senkaku, tiến tới ngăn chặn sự bảo vệ của Mỹ và dần lái cộng đồng quốc tế thừa nhận tồn tại tranh chấp Senkaku – điều mà Nhật Bản luôn phủ nhận.
“Nếu Trung Quốc có thể thực hiện được tất cả các bước đi đó, Nhật Bản rất có thể phải đối mặt với một kịch bản tồi tệ”, ông khẳng định. Theo ông, “ngọn lửa” sẽ còn cháy lan sang cả Okinawa. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyu và đang có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ cùng dân số 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ít lần đòi chủ quyền đối với khu vực này.
Song, điều quan trọng được ông Yoichi nhấn mạnh là: việc mất đi Senkaku và Okinawa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh của Nhật Bản vì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Tokyo mất đi các căn cứ quân sự của Mỹ (trên Okinawa) – vốn đang là một điểm tựa răn đe cho quân đội Nhật. Hơn thế nữa, an ninh Nhật có thể sẽ suy yếu sau các “cú sốc này”.
Video đang HOT
Do đó, ông Yoichi cho rằng: chính quyền Tokyo cần phải chuẩn bị sẵn các phương án để đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn cũng như đấu tranh ngoại giao tới cùng.
Trong một diễn biến liên quan, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã đưa tàu Okinawa nặng 3.100 tấn nhằm tăng cường năng lực của hạm đội tàu tuần tra gần quần đảo Senkaku hôm 12/10 vừa qua. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay họ đang lên kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh các máy bay không người lái của Bắc Kinh liên tục uy hiếp không phận Nhật trong thời gian vừa qua.
Trong khi đó, theo Asahi, Chính phủ Nhật đang dự kiến thành lập lực lượng đổ bộ gồm khoảng 3.000 quân (giống như quân đoàn thủy quân lục chiến của Mỹ) vào năm 2015 nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các đảo hẻo lánh mà Tokyo tuyên bố chủ quyền. Để hiện thực hóa kế hoạch này, trước mắt, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ lập thử nghiệm một đơn vị đổ bộ với 30 binh sĩ và 6 tàu đổ bộ đồng thời tuyên bố ngăn chặn các lực lượng thù địch tiềm ẩn, kể cả tấn công chiếm lại các đảo lọt vào tay kẻ địch.
Theo Songmoi
Trung Quốc yêu cầu Mỹ không giúp Nhật Bản về Senkaku/Điếu Ngư
Quân đội Trung Quốc hồi tuần này đã yêu cầu Mỹ không hỗ trợ Nhật Bản, và cũng không để nước này muốn làm gì tùy thích, với một quần đảo tranh chấp giữa hai cường quốc châu Á ở Hoa Đông, Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm nay cho biết.
Quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Ông Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, cho biết trong cuộc hội đàm với những người đồng cấp Mỹ tại Bắc Kinh hôm 9/9 rằng Trung Quốc quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nhưng đã phải kiềm chế suốt một thời gian dài.
"Cuộc tranh chấp này không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ, và Trung Quốc hi vọng rằng Mỹ không trở thành bên thứ 3 trong vấn đề này", Bộ quốc phòng Trung Quốc dẫn lời ông Vương nói với Thứ trưởng về chính sách của Bộ quốc phòng Mỹ, ông James Miller.
"Mỹ nên duy trì lập trường và chính sách kiên định, không phát đi các tín hiệu sai trái hoặc hỗ trợ cũng như làm ngơ để quốc gia liên quan muốn làm gì tùy thích", ông Vương nói.
Ông Vương cho hay, Trung Quốc hi vọng Mỹ có thể giải quyết vụ việc một cách hợp lý để đảm bảo rằng vấn đề này không ảnh hưởng tới lòng tin chiến lược giữa 2 nước.
Bộ quốc phòng Trung Quốc cũng dẫn lời ông Miller đáp lại rằng, Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, kêu gọi tất cả các bên kìm chế và ủng hộ Trung Quốc sử dụng các biện pháp ngoại giao để giải quyết vụ việc.
Mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn thứ 2 và 3 thế giới đã trở nên căng thẳng vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo không có người ở này hiện do Nhật Bản quản lý trên thực tế nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Một năm trước, chính phủ Nhật Bản đã quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Bắc Kinh nổi giận và gây ra các cuộc biểu tình chống Nhật quy mô lớn tại Trung Quốc.
Các tàu và máy bay của cả hai nước thường xuyên xuất hiện gần quần đảo tranh chấp kể từ đó, làm nảy sinh những lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột.
Trung Quốc từ lâu đã nghi ngờ về lợi ích của Mỹ trong cuộc tranh chấp vì hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật cho phép Mỹ can thiệp để bảo vệ đồng minh trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ do Nhật quản lý.
Mỹ cũng duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể tại Nhật Bản, trong đó có các căn cứ quân sự trên đảo Okinawa, gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
An Bình
Theo D antri
Trung Quốc điều đội tàu hùng hậu ra quần đảo tranh chấp với Nhật 7 tàu Trung Quốc đã có mặt quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở Hoa Đông vào hôm nay 10/9, một ngày trước dịp tròn một năm Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Một phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển...