Mất răng là dấu hiệu suy giảm trí não
Các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết mất răng là một yếu tố nguy cơ của cả chứng sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.
Khẳng định trên được nhóm nghiên cứu tại ại học New York đưa ra sau khi phân tích 14 nghiên cứu về tình trạng rụng răng và suy giảm nhận thức, có sự tham gia của hơn 34.000 người và 4.689 trường hợp bị suy giảm chức năng nhận thức. Kết quả cho thấy những người mất nhiều răng hơn có nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức cao hơn 1,48 lần và nguy cơ bị chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 1,28 lần. Hơn nữa, những người bị mất răng còn có nhiều khả năng bị suy giảm nhận thức nếu họ không mang răng giả (23,8%) so với những người mang răng giả (16,9%). Cứ 1 chiếc răng bị mất đi, nguy cơ suy giảm nhận thức và nguy cơ sa sút trí tuệ tương ứng tăng thêm 1,4% và 1,1%.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh về nướu răng – nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Theo các tác giả, kết quả nghiên cứu mới cho thấy việc giữ gìn tốt sức khỏe răng miệng có thể chống lại nguy cơ suy giảm nhận thức, cho dù mang răng giả vẫn có lợi ích nhất định. Họ cho rằng mất răng dẫn đến các vấn đề về nhai, góp phần gây thiếu hụt dinh dưỡng hoặc thúc đẩy những thay đổi trong não, dẫn tới tổn thương năng lực nhận thức.
Cô đơn dai dẳng tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Những người trưởng thành trải qua cảm giác cô đơn dai dẳng ở tuổi trung niên sẽ có nguy cơ mắc các chứng sa sút trí tuệ hay bệnh Alzheimer khi về già cao hơn người bình thường, Hãng tin UPI dẫn một nghiên cứu mới cho hay.
Tình trạng cô đơn lâu ngày dễ dẫn đến bệnh Alzheimer - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu được nhóm chuyên gia Mỹ tiến hành dựa trên việc phân tích thông tin sức khỏe của 2.880 tình nguyện viên đã tham gia dự án "Nghiên cứu tim mạch Framingham" (do Viện Quốc gia Mỹ về tim, phổi và máu thực hiện tại thị trấn Framingham, bang Massachusetts, từ năm 1948) nhằm làm rõ mức độ liên quan giữa chứng cô đơn và sự khởi phát bệnh sa sút trí tuệ.
Theo đó, 74% người tham gia cho biết họ không cảm thấy cô đơn, 26% còn lại lần lượt cô đơn theo nhiều cấp độ. Sau 20 năm, ở nhóm người không cô đơn hay cô đơn không thường xuyên (từ 1 - 2 ngày/tuần nhưng không liên tục) sẽ có 7% bị sa sút trí tuệ, 6% mắc Alzheimer, trong khi tỷ lệ này ở nhóm cô đơn dai dẳng (từ 1 - 2 ngày/tuần và lặp lại liên tục) là gần gấp đôi, tương đương 13% và 11% .
Theo nhóm nghiên cứu, cô đơn là tình trạng thiếu kết nối hay giao tiếp giữa một người với các cá nhân khác trong xã hội. Dù không phải bệnh lâm sàng, nhưng nó kéo theo một loạt tác hại tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhận thức hay đột quỵ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sớm ý thức tác hại của cảm giác cô đơn và hạn chế nó để đảm bảo sức khỏe.
Tác dụng của việc ăn nấm thường xuyên Nấm có thể chế biến nhiều món ngon, cung cấp chất dinh dưỡng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 3, nấm mỡ trắng có thể làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt. Phát hiện này không gây quá nhiều ngạc nhiên bởi nấm là loại thực phẩm...