Mật ong bán đắt như tôm tươi vì khách tận mắt thấy ong làm mật
Vừa cung cấp các sản phẩm từ ong, vừa mở trang trại ong để khách tham quan tự do không chỉ mang lại cho anh Lê Quốc Thái – Giám đốc Công ty TNHH Mật ong Thái Dương ( thị trấn Liên Nghĩa, ức Trọng) thu nhập cao, mà còn giúp anh thỏa mãn niềm đam mê của bản thân.
Anh Lê Quốc Thái (bìa trái) giới thiệu quy trình nuôi ong. Ảnh: T.Vũ
Anh Thái kể, anh bén duyên với nghề nuôi ong từ rất nhiều năm trước, lúc đó, anh theo ba anh là ông Lê Nào để học nghề và làm cho ba, đến khi lập gia đình riêng thì mới tách ra để gây dựng sự nghiệp của bản thân. “Lúc đầu, chúng tôi nuôi 50 đàn, sang năm thứ 2 là 240 đàn và hiện giờ, đàn ong được duy trì ở con số 350 đàn. Và tương lai, chúng tôi cũng đang tính nhân rộng đàn ong thêm nữa” – anh Thái cho biết.
Theo anh Thái, nghề nuôi ong vốn rất cực, nếu như không thật sự có niềm đam mê, chỉ làm vì lợi nhuận thì sẽ không thể nào tồn tại lâu dài với nghề này! Bởi người nuôi phải am hiểu tập tính của ong, biết rõ mùa nào hoa nở để di chuyển đàn ong đến chỗ có nguồn mật hoa dồi dào. Ngoài ra, muốn cho đàn ong phát triển mạnh, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật tách đàn, tạo ong chúa, lấy mật, khai thác sữa ong chúa và phấn hoa, đặc biệt là xử lý kịp thời hiện tượng ong bốc bay, hoặc bệnh thối ấu trùng.
Trong quá trình gắn bó và tồn tại với nghề, anh Thái cũng đã gặp không ít những khó khăn, thậm chí có lúc chuyển ong xuống miền Tây vào mùa hoa nở, nhưng rồi lại không có tiền, chuyển ong về vì kinh nghiệm chưa có, thu hoạch không như mong muốn. “Lúc đó, để duy trì niềm đam mê, tôi đã phải đi làm đủ nghề như hái cà phê thuê, phụ hồ… để có tiền tiếp tục đầu tư vào ong, nuôi dưỡng ước mơ của mình” – anh Thái chia sẻ.
Video đang HOT
Nhiều năm qua, các sản phẩm mật ong Thái Dương, gồm mật ong, sáp ong, phấn hoa và sản phẩm sữa ong chúa được giới thiệu với du khách tại 2 địa điểm du lịch thác Pongour (Đức Trọng) và Đường hầm đất sét Đà Lạt. Ngoài ra, anh Thái cũng bán các sản phẩm qua mạng và bỏ thí điểm ở một vài khách sạn. Đến năm 2016, anh Thái quyết định thành lập Công ty TNHH mật ong Thái Dương mang thương hiệu của riêng mình. “Trong quá trình kinh doanh, sản phẩm của Công ty đã tìm được chỗ đứng, được khách hàng tin dùng, vì vậy, tôi đủ tự tin và quyết định thành lập công ty để khẳng định thương hiệu riêng” – anh Thái nói.
Đến năm 2017, anh tiếp tục có thêm một quyết định táo bạo nữa, đó là mua đất, xây dựng trại ong (nằm trên đường dẫn vào thác Pongour) để khách hàng có thể tham quan trực tiếp cả quy trình sản xuất sản phẩm của mật ong Thái Dương, từ đó có thể tin tưởng hơn vào sản phẩm mà mình vừa mua. Từ lúc đưa vào hoạt động đến nay, trang trại đã đón tiếp nhiều đoàn khách lớn, nhỏ khác nhau và hầu hết mọi người đều rất hứng thú với mô hình này. Chị Nguyễn Thị Mai (du khách đến từ TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Chúng tôi vừa tham quan thác Pongour ra, trên đường đi ngang qua đây, thấy trại ong liền ghé vào. Sau khi được tham quan một vòng trang trại, chúng tôi rất thích, được tận mắt nhìn thấy những chú ong đang làm mật, được tham quan quy trình khai thác các sản phẩm từ ong như sữa ong chúa, cấy ấu trùng, lấy phấn hoa… Ngoài ra, chúng tôi còn được thử miễn phí các sản phẩm như uống mật ong với trà, ăn phấn sấy… thấy vô cùng thú vị. Tôi cũng đã mua nhiều sản phẩm tại đây”.
Anh Thái chia sẻ thêm, anh xây dựng trang trại nuôi ong này theo phong cách tự nhiên và đầm ấm, để khách hàng luôn cảm nhận được sự thân thiện khi vào đây và vì thế, họ sẽ còn quay trở lại. Hiện tại, chúng tôi vừa mở cửa để khách tham quan, vừa tiếp tục đầu tư mở rộng nhà xưởng, khu trưng bày sản phẩm…
Anh Thái còn thông tin thêm, từ đầu năm 2018, anh đã liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy các sản phẩm. “Hướng đi của công ty là chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bởi, chỉ có sản phẩm tốt thì mới phát triển được công ty. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc liên kết với 13 hộ nuôi ong để lấy sản phẩm, mà tương lai, chúng tôi mong muốn liên kết thành một chuỗi giá trị sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tạo ra sản phẩm đồng nhất an toàn về vệ sinh thực phẩm, để người tiêu dùng thật sự tin dùng”.
Theo Thụy Vũ (Báo Lâm Đồng)
Bỏ phố về quê trồng 3ha rau thơm, thu hơn 6 triệu/ngày
Vợ chồng anh Lê Xuân Minh, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng 3ha rau thơm (rau gia vị) theo chuẩn VietGAP, bình quân mỗi ngày thu về 6 triệu đồng. Việc vợ chồng anh Minh trồng rau thơm hữu cơ VietGAP cũng hết sức tình cờ...
Vườn rau thơm (rau gia vị) 3 ha được trồng theo chuẩn VietGAP của gia đình anh Lê Xuân Minh, mỗi tháng cung ứng 12 tấn hàng bán với giá cao.
Được một người bạn giới thiệu về anh Lê Xuân Minh (37 tuổi) trồng rau thơm hữu cơ nên chúng tôi hẹn gặp và thực sự ấn tượng khi lần đầu cảm nhận mùi thơm tỏa ra từ khu vườn. Anh Minh chia sẻ, trước đây khi theo học tai thành phố ngành điện lạnh, anh ở lại thành phố thuê. Thế nhưng tiền lương không đủ trang trải cho cuộc sống ở chốn thành thị, anh Minh quyết định trở về quê lập nghiệp...
Mô hình trồng rau thơm hữu cơ VietGAP đem lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho gia đình anh Lê Xuân Minh.Ảnh: P.Vân
"Nhờ người quen giới thiệu về làm cho Công ty Phong Thúy. Tại đây, cơ duyên khi được khách hàng hỏi chuyện gia đình có đất đai gì không? Mình bảo là có, hiện tại đang trồng rau thơm bán chợ, nhưng do sản phẩm làm ra trồng truyền thống không có thuốc bảo vệ, không phân hóa học, thị trường chợ thường chê hàng vì xấu, nhỏ nên giá trị bán không cao... Vậy là công ty đặt vấn đề trồng rau thơm hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ bao tiêu đầu ra, tôi về bàn với vợ để trồng...", anh Lê Xuân Minh kể.
Công ty Phong Thúy về vườn nhà anh Minh tiến hành kiểm tra chất lượng đất có độ pH thích hợp, không tồn dư kim loại nặng, nguồn nước tưới đủ điều kiện. Khi đã đạt yêu cầu, vợ chồng anh Minh bắt đầu canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, sản phẩm của gia đình đã tiếp cận được những kênh phân phối khó tính hơn như siêu thị. Nếu trước kia, giá rau thơm khoảng 10.000 đồng mỗi kg, thì nay ổn định bán ở mức 15.000 đồng.
Sản phẩm chủ lực mà anh Minh trồng gồm các loại rau thơm như dấp cá, thì là, tía tô, kinh giới...Anh Lê Xuân Minh cho biết, trồng rau thơm quan trọng nhất là làm đất. Anh Minh xử lý đất bằng cày ải, phơi đất nửa tháng, sau đó bón lót phân chuồng, ủ hoai và gieo cấy cây, nước tưới cũng phải là nước sạch. Thời gian từ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch là 2 tháng.
Trước thu hoạch, các luống rau thơm đều được anh Minh cách ly 20 ngày để đảm bảo an toàn. Rau thơm ăn sống có tiêu chuẩn khắt khe về các chỉ số kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi, asen...), không nhiễm khuẩn E.Coli, Salmonela... hằng tuần, kỹ thuật bên công ty đều xuống kiểm tra sản phẩm trồng và trước mỗi lứa xuất đi đều được lấy mẫu kiểm tra lần cuối xem có đạt chuẩn không thì mới được thu mua.
Chính vì tuân thủ chặt chẽ các quy định về canh tác, kiểm tra mẫu trước, phân bón hữu cơ, đóng gói đúng tiêu chuẩn nên sản phẩm rau thơm anh Minh được khách hàng ưa chuộng. Mặt khác, tuy vẻ ngoài kém bắt mắt hơn hẳn các loại rau khác như xấu mã, có lá dày, phiến lá ngắn, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập nhưng được cái chất lượng rau rất cao, nhất là rau rất thơm và hàm lượng chất đạt chuẩn do cây đủ thời gian tích lũy dinh dưỡng.
Anh Minh còn cho biết, rau thơm là loại dễ trồng và ít sâu bệnh, rau trồng quanh năm, không phụ thuộc thời tiết. Chỉ riêng lúc giao mùa thì phải thu hoạch nhanh để cây không ra bông. Thu hoạch lần đầu tiên cắt ngang thân, còn lại khoảng 10 cm, tiếp tục chăm sóc để cây đẻ nhánh. Thu hoạch lần thứ 3 thì nhổ bỏ gốc do cây không còn cho năng suất cao. Do trồng kiểu cuốn chiếu nên sản lượng và thu nhập của gia đình ổn định khi không tốn nhiều công chăm sóc và lợi nhuận đạt khoảng 50%, Với diện tích 3 ha anh xuất bán bình quân mỗi ngày 4 tạ rau (giá bán 15.000 đồng/kg).
Với nền tảng trồng rau gia vị trong vườn lâu đời và được tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất rau gia vị an toàn theo VietGAP, không sử dụng thuốc trừ sâu, nước tưới được sử dụng là nước từ nguồn sạch đảm bảo chất lượng, đất được cày bừa tơi xốp, lên luống đúng, anh Minh đã tạo nên những luống rau xanh tươi, xanh đảm bảo chất lượng, đặc biệt giữ được mùi thơm đặc trưng cho từng loại rau mà các nơi khác không có được. Hiện nay, anh tìm được đầu ra ổn định ở Siêu thị VinMart, Công ty Cao nguyên, Công ty Phong Thúy, HTX Anh Đào...
Hằng ngày để đủ lượng rau cung cấp cho các đầu mối, anh Lê Xuân Minh phải thuê công nhân thu hái rau... Hiện tại, gia đình anh sử dụng 8 lao động thường xuyên, bình quân thu nhập mỗi tháng từ 5 - 8 triệu đồng/lao động. Theo anh, chỉ cần làm rau an toàn thì không lo đầu ra của thị trường.
Theo Phong Vân (Báo Lâm Đồng)
Phun vòi rồng khống chế kẻ giết người tình, ôm bình gas cố thủ Bị phát hiện giết người tình trong phòng trọ, người đàn ông ở Lâm Đồng cho xì bình gas dọa nổ tung, buộc cảnh sát phun vòi rồng khống chế. Khu nhà trọ xảy ra vụ án mạng. Ảnh: Khánh Hương. Trưa 15/10, hai người tới nhà trọ trên đường Lương Thế Vinh, thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng) tìm bà...