Mất nước sạch đến 7 ngày: Cư dân chung cư Hà Nội khốn đốn
Hà Nội bước vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng cao, tuy nhiên hiện tại không ít tòa chung cư có hàng nghìn dân đang phải đối mặt với tình trạng mất nước trong nhiều ngày.
Cư dân tòa nhà chung cư 8B Đại Thanh (Thanh Trì, Hà Nội) khốn đốn vì mất nước sạch. Ảnh: Hải Nguyễn
Điển hình là khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội), đã mấy ngày nay hàng nghìn cư dân đang sinh sống tại đây vô cùng bức xúc trước cảnh mất nước luân phiên khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn và bất tiện đủ đường.
Nhiều lúc đi vệ sinh cũng phải “nhịn” vì thiếu nước
Ngán ngẩm nhìn vòi nước không còn lấy một giọt nước để rửa bát, anh Trần Phương Lâm, ở tòa nhà CT8A bức xúc nói: Đã mấy ngày nay, tòa nhà tôi ở mất nước sinh hoạt khiến cuộc sống của gia đình bị đảo lộn, tôi đã phải đưa các con về quê chứ ở đây không có nước thì sống sao nổi. Ở đây mỗi ngày tôi thấy tòa nhà bơm nước 3 lần nhưng nếu gia đình nào không có thùng, bể để chứa tích nước thì không có nước để dùng. Thậm chí nhiều lúc đi vệ sinh cũng phải “nhịn” vì không có nước.
Trước tình trạng mất nước hàng nghìn hộ dân ở khu đô thị Đại Thanh sống trong cảnh nơm nớp lo sợ thiếu nước sạch. Bức xúc trước vấn đề này, nhiều cư dân không thể tin được mình đang sống giữa thủ đô văn minh, hiện đại lại phải đi “chạy” nước ăn, nước sinh hoạt trong nhiều ngày liền.
Từ ngày 14.6, Ban quản lý tòa nhà đã dán thông báo lịch cắt nước và dự kiến 5h sáng 15.6 sẽ có nước ổn định trở lại. Tuy nhiên, anh Phạm Huy Hiệp – cư dân sinh sống tại tầng 31, tòa nhà CT8A – cho biết: “Đợt mất nước này, chúng tôi có được thông báo trước. Tuy nhiên, thay vì mất nước một ngày thì chúng tôi chịu cảnh không có nước sinh hoạt 5 ngày liền. Mất nước kéo dài, tuy nhiên đơn vị cấp nước, chủ đầu tư cũng không có những giải thích cụ thể, thuyết phục và thời điểm cụ thể có nước ổn định trở lại”.
Theo phản ánh của người dân, đến ngày 19.6, tình trạng mất nước vẫn diễn ra tại nhiều tòa nhà, điển hình tòa nhà CT8A. Lúc thì bể nước cạn khô, khi thì nước chảy nhỏ giọt buộc nhiều gia đình phải huy động cả nồi niêu, xoong chảo, chậu nhỏ, chậu to để chứa, tích nước. Anh Phạm Huy Hiệp – cư dân cho biết thêm, gia đình chúng tôi có người luôn ở nhà nên mở nước 24/24h để khi nào có nước dự trữ ngay. Có những ngày chúng tôi phải thức đến nửa đêm hoặc dậy từ 5h sáng để “canh” nước về.
Video đang HOT
Cư dân tòa 8B Đại Thanh (Hà Nội) dự trữ nước bằng đủ loại xô thùng. Ảnh: Hải Nguyễn
Đi vài cây số để tắm nhờ
Hiện nay, tình trạng mất nước diễn ra luân phiên giữa các tòa nhà. May mắn hơn những tòa nhà khác, chị Nguyễn Thị Thúy – cư dân tại CT8B – cho biết: “Tòa nhà chúng tôi mất nước từ tuần trước đến nay đã có nước. Nhớ lại cái cảnh không có nước trong mấy ngày qua khiến cả gia đình rùng mình. Đa phần nhà tôi đi ăn cơm quán và ngày nào cũng lôi nhau lên tận Linh Đàm để tắm rửa”.
Việc mất nước kéo dài khiến cuộc sống của hầu hết các gia đình sinh sống tại đây bị đảo lộn. Đặc biệt, những gia đình có những cụ già, trẻ nhỏ càng thấm thía cảnh khốn đốn do thiếu nước sạch. Chị Lê Thị Điệp – cư dân ở tầng 2, CT8A cho biết: “Mất nước khiến gia đình tôi cũng như biết bao gia đình khác khốn đốn vô cùng. Tôi có cháu nhỏ 6 tháng tuổi nên sinh hoạt mà không có nước khiến gia đình đảo lộn. Bình thường nhà khác có thể đi tắm nhờ hoặc ăn ngoài hàng quán, còn gia đình tôi có cháu nhỏ phải tích nước hoặc mua nước lọc về nấu nướng và tắm giặt cho cháu nên rất khó khăn”.
Mất nước khiến cuộc sống bất tiện là vậy, tuy nhiên, người dân chỉ biết rỉ tai nhau do đường ống nước sông Đà bị vỡ. “Phía đơn vị cấp nước chỉ giải thích chung chung là nước ở đây yếu. Nước vẫn đang ở đầu nguồn, mình là cuối nguồn chưa về được. Người dân hỏi nhưng Ban quản lý tòa nhà chưa có câu trả lời cụ thể bao giờ có nước ổn định trở lại” – cư dân Lê Thị Điệp bức xúc.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch HĐND xã Tả Thanh Oai – cho biết, hiện nay nhiều tòa nhà tại Khu đô thị Đại Thanh đã có nước trở lại. Riêng tòa nhà CT8A vẫn còn mất nước, nên địa phương có liên hệ với đơn vị cấp nước về tình trạng trên.
Ông Nguyễn Anh Việt – Giám đốc Cty NS Viwaco: Mất nước sinh hoạt lại do vỡ đường ống sông Đà
Chiều 19.6, ông Nguyễn Anh Việt – Giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco – cho biết, đến 17h cùng ngày, về cơ bản khu đô thị Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội) đã có nước sạch trở lại.
Về việc tòa nhà CT8A của khu đô thị vẫn còn tình trạng mất nước trong chiều 19.6, ông Việt cho hay, do ở tòa nhà trên, cán bộ vẫn phải điều chỉnh lượng nước cung cấp cho phù hợp giữa các nơi.
Lý giải việc người dân chịu cảnh mất nước những ngày qua, ông Việt cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ sự cố thay ống, sau đó xảy ra vỡ đường ống nước sạch sông Đà.
Tăng 200.000 khách hàng: 4 quận của Hà Nội sẽ “khát nước” sinh hoạt
Cty NS Hà Nội cho biết, nguồn nước do Cty quản lý hiện nay công suất khoảng 630.000m3/ngày đêm và sử dụng nguồn nước sông Đà khoảng 5.700m3/ngày đêm, cung cấp cho khoảng 704.000 khách hàng (tương đương 3.500.000 người dân); địa bàn cấp nước gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà trưng, một phần quận Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần xã lân cận thuộc huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.
Còn Cty Cổ phần Viwaco sử dụng nguồn nước mặt sông Đà khoảng 168.721m3/ngày đêm và tự sản xuất khoảng 6.000m3/ngày đêm cung cấp cho khoảng 140.000 khách hàng (thực tế hè 2018 tăng lên 200.000 khách hàng, tương đương khoảng 1.000.000 người dân) thuộc khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Thanh Trì.
Riêng tại quận Hà Đông, Cty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp 110.000m3/ngày đêm (trong đó sử dụng nguồn nước sạch sông Đà khoảng 33.000m3/ngày đêm) cung cấp cho khoảng 135.000 khách hàng (tương đương 160.000 hộ gia đình với 650.000 người dân) thuộc khu vực quận Hà Đông và một phần Nam Từ Liêm, một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên… T.C.A
HOA LÊ
Theo Laodong
Thêm siêu thị Bữa ăn an toàn thứ 2, cư dân 6 toà chung cư hưởng lợi
Siêu thị "Bữa ăn an toàn" số 2 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4.11 tại tầng 1 tòa C, Vinaconex 2 Kim Văn - Kim Lũ, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội, giúp cư dân của 6 tòa chung cư có thêm điểm mua sắm thực phẩm an toàn có kiểm soát.
Công khai các quy định
Mới chỉ mở cửa chưa được 2 ngày nhưng rất nhiều người dân ở tòa nhà chung cư đã biết đến Siêu thị "Bữa ăn an toàn". Từ sáng sớm, nhiều người tới siêu thị để mua hàng. Cô Nguyễn Thị Mai ở tòa nhà D1 cho hay: Khi biết đến siêu thị được khai trương ở tòa nhà tôi phấn khởi lắm. Vì chương trình được hoạt động dưới sự giám sát của các cơ quan nhà nước, các cơ quan thông tấn báo và người tiêu dùng. Ngay trước cửa siêu thị, người ta cũng dán rõ ràng công khai các quy định đối với nhà cung cấp và người tiêu dùng. Trong quy định nêu rõ, điều kiện để các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia cung cấp thực phẩm vào siêu thị phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và được Sở NNPTNT, Sở Công Thương, Sở Y tế các tỉnh/thành phố lựa chọn, đề cử tham gia chương trình.
Người dân hào hứng tới mua hàng tại Siêu thị Bữa ăn an toàn số 2. Ảnh: S.N
Siêu thị "Bữa ăn an toàn" thuộc nhiệm vụ 2 Chương trình "Bữa ăn an toàn" giai đoạn 2017-2020 thực hiện theo CV số 7618/VP - KGVX của UBND TP.Hà Nội với mục đích giúp người tiêu dùng tìm được địa chỉ thực phẩm an toàn có nguồn gốc rõ ràng, lấy lại niềm tin vào thực phẩm Việt, đồng thời giúp nhà sản xuất, kinh doanh có điều kiện, cơ hội thuận lợi để tiêu thụ thực phẩm an toàn có kiểm soát.
Theo GS-TS Vũ Hoan - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nhận thức được tầm quan trọng về an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo (BCĐ) phối với Công ty CP Công nghệ xác thực số đã xây dựng hệ thống xác thực nguồn gốc hàng hóa riêng cho chuỗi siêu thị "Bữa ăn an toàn". Với hệ thống này, BCĐ không chỉ quản lý được nguồn gốc hàng hóa từ nhà cung cấp mà còn là công cụ tin cậy và hữu hiệu để người tiêu dùng chủ động xác thực được nguồn gốc hàng hóa, chống hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trên từng sản phẩm. Hệ thống này được hỗ trợ nên không ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và người tiêu dùng được hoàn toàn miễn phí.
Chương trình "Bữa ăn an toàn" sẽ triển khai thi điểm từ năm 2017 đến năm 2020 và chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1, chương trình được triển khai tại 5 khu chung cư, đến giai đoạn 4 sẽ nhân rộng ra 30 chung cư với việc xây dựng các gian hàng cung cấp thực phẩm sạch tại những nơi này. Để phát huy tính thiết thực và hiệu quả của chương trình, dự kiến tháng 12.2017, Ban chỉ đạo tiếp tục khai trương siêu thị "Bữa ăn an toàn" số 3 và số 4 tại các quận Đống Đa và Thanh Xuân.
"Chỉ bằng thao tác đơn giản là chọn ứng dụng "Bữa ăn an toàn" trên điện thoại thông minh, quét mã xác thực trên tem "Bữa ăn an toàn" là người tiêu dùng biết rõ các thông tin về nguồn gốc thực phẩm mình đã mua. Ngoài ra, hệ thống xác thực "Bữa ăn an toàn" còn là một kênh truyền thông hữu hiệu, truyền tải trực tiếp các thông tin quan trọng từ BCĐ và nhà cung tới người tiêu dùng" - GS-TS Vũ Hoan cho hay.
Gói combo bữa ăn an toàn cho gia đình
Hệ thống siêu thị "Bữa ăn an toàn" luôn hướng tới việc giúp người dân thủ đô có một bữa ăn thực sự an toàn và chất lượng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân nhận biết rõ về chất lượng, nguồn gốc và lựa chọn thực phẩm an toàn đáp ứng được bữa ăn hàng ngày. Ngoài việc cung cấp thực phẩm an toàn cho dân cư tại các siêu thị, BCĐ còn phối hợp với nhiều chuyên gia dinh dưỡng tổ chức xây dựng các gói combo "Bữa ăn an toàn" khác nhau phù hợp với quy mô từng hộ gia đình.
GS-TS Vũ Hoan cho biết: Mỗi sản phẩm được thiết kế nhằm đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng mọi thành phần cho các gia đình từ 2 người cho tới 4, 6 người thậm chí là đông hơn nữa. Gói combo "Bữa ăn an toàn" sẽ được giao tận nơi đến khách hàng 2 lần/tuần. Có sự kết hợp, thay đổi một cách khoa học để tránh trùng lặp nhàm chán giữa các loại thực phẩm, và đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho người tiêu dùng.
Sau gần 3 tháng triển khai Chương trình, giờ đây "Bữa ăn an toàn" đã trở thành địa chỉ tin cậy của những người nội trợ Thủ đô với đủ các loại lương thực, thực phẩm và có dán tem xác thực "Bữa ăn an toàn" để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo con số thống kê trung bình mỗi ngày, siêu thị "Bữa ăn an toàn" cung cấp ra thị trường 4-5 tạ rau, củ, quả; 2-3 tạ thịt... và nhiều mặt hàng trái cây, đồ khô, gia vị các loại khác. Hiện có hơn 200 cơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm sản và thủ sản trên địa bàn TP.Hà Nội tham gia "Bữa ăn an toàn". Đây là những cơ sở, doanh nghiệp tiêu biểu trong việc áp dụng quá trình khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi chư VietGAP; hữu cơ, an toàn sinh học... áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến trong sơ chế, chế biến giết mổ và áp dụng Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến được chứng nhận như GMP; SSOP; HACCP: ISO...
Theo Danviet
Vụ ông Đinh La Thăng: Người "đặc biệt" gây bất ngờ tại tòa Sáng nay (19.6), tại phiên tòa phúc thẩm vụ ông Đinh La Thăng và đồng phạm, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng giám đốc Tập giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gây bất ngờ. Tại phần thủ tục phiên tòa, Thẩm phán, Chủ tịch phiên tòa Nguyễn Vinh Quang đã hỏi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có cung...