Mất nhà vì bị con gái lừa
Theo trình bày của ông Trịnh Văn Hưng (SN 1950, ngụ 23/21A đường Hòa Hưng, P12Q10), căn nhà của ông có diện tích 25m2, là nơi cư ngụ của mười thành viên trong gia đình suốt mấy chục năm qua. Tuy nhiên, con gái ông là Trịnh Thị Thùy Linh (SN 1973, đã bỏ trốn) do làm ăn thua lỗ và bị người khác xúi giục đã lấy trộm giấy tờ nhà, chứng minh nhân dân của ông Hưng, dán hình người khác và giả mạo chữ ký của ông để bán nhà. Sự việc xảy ra vào năm 2007, nhưng ông Hưng do đi làm mưu sinh nên không hề hay biết. Đến khi Công an P12Q10 gọi điện thoại yêu cầu lên công an phường bảo lãnh con gái, ông mới té ngửa.
Ông Hưng kêu cứu đòi lại công bằng
Ông Hưng kể: “Khi nghe điện thoại, tôi không hiểu chuyện gì xảy ra, đến khi gặp con gái mới biết căn nhà của mình đã bị nó bán cho ông Đ.V.C (ngụ P.22, Q. Bình Thạnh) với giá 350 triệu đồng. Tôi bàng hoàng và nghe ông C. bảo phải ký vào giấy bảo lãnh trả nợ, nếu không con gái tôi sẽ bị bắt đi tù”. Do không rành chữ nghĩa và sợ con bị bắt, ông Hưng đã ký đại vào tờ giấy do ông C. soạn sẵn với nội dung: “Trong vòng hai tháng (từ tháng 9-2007 – 11-2007) sẽ trả cho ông C. số tiền 350 triệu đồng. Nếu quá thời hạn hai tháng, ông Hưng không trả được tiền sẽ bán căn nhà trên cho trung tâm bán đấu giá TP để trả nợ và phải chịu lãi suất 3%/tháng”.
Video đang HOT
Hết hạn hai tháng, ông C. kiện ông Hưng ra tòa án nhân dân TPHCM. Qua hai cấp xử sơ thẩm và phúc thẩm, ông Hưng bị tòa buộc phải trả nợ cho ông C. 350 triệu đồng và hơn 68 triệu tiền lãi theo như giấy cam kết. Ngày 17-12-2008, Công an Q10 điều tra vụ giả mạo chữ ký và làm giả giấy tờ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do Thùy Linh cùng đồng bọn thực hiện, nhưng Linh bỏ trốn. Căn nhà vì thế được Trung tâm bán đấu giá thành phố rao bán với giá chưa tới 750 triệu đồng. Sau một thời gian bỏ trốn, ngày 8-9-2011, Linh đến Công an Q3 đầu thú và khai nhận: “Tôi lấy trộm giấy tờ nhà của ba tôi định đi vay 100 triệu đồng, nhưng bà P.T.T (ngụ Q10) là người môi giới hứa sẽ đứng ra lo toàn bộ thủ tục công chứng và kêu tôi vay 300 triệu đồng, thêm tiền lãi thành 350 triệu đồng. Tôi tưởng đó là giao dịch vay tiền chứ không biết giả mạo chữ ký ba tôi để bán nhà. Ba tôi không hề hay biết việc làm của tôi”. Công an Q3 tiếp nhận vụ việc rồi cho Linh về nhà chờ giải quyết. Tưởng con gái thú nhận tội lỗi, căn nhà ông sẽ không bị cưỡng chế. Nhưng đến ngày 22-5, Đội cưỡng chế thi hành án thuộc Chi cục thi hành án dân sự Q10 buộc ông Hưng và các thành viên trong gia đình phải ra khỏi nhà để giao căn nhà trên cho người đã mua đấu giá.
Ông Hưng tiếp tục gửi đơn đề nghị CA và VKSND Q3 giải quyết vụ án hình sự và có văn bản yêu cầu tạm ngưng thi hành án dân sự, nhưng không được trả lời. Linh lại tiếp tục cao chạy xa bay, ông Hưng than vãn: “Vợ tôi đau buồn mà sinh bệnh rồi mất, các con và cháu nội có nguy cơ bị đuổi ra khỏi nhà. Cả đời dành dụm mua được căn nhà che mưa nắng, bây giờ tôi phải mất nhà?”. Luật sư Lê Quang Vũ (Văn phòng Luật sư Người nghèo) cho biết: “Tòa án đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong việc xác định tư cách của đương sự là bị đơn. Điều 56 khoản 3 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Vụ việc trên cho thấy ông Hưng không có hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của ông C. vì việc ký kết hợp đồng vay tiền là do bà Trịnh Thị Thùy Linh và ông Đ.V.C thực hiện, ông Hưng chỉ là người có nghĩa vụ liên quan đứng về phía bị đơn để có thể thực hiện nghĩa vụ cùng với bị đơn. Điều 137 BLDS năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Theo đó, ông Hưng bị lừa dối và ép buộc nên thực hiện cam kết trả tiền cho con, nhưng bản thân ông Hưng không nhận tiền của ông C. nên không có nghĩa vụ phải trả tiền cho ông C.”.
Ông Hưng đã làm đơn đề nghị xử lại giám đốc thẩm để lấy lại công bằng.
Theo CATP
Thêm nhiều người tố mất nhà vì cây xăng ảo
Báo Pháp Luật TP.HCM số ra ngày 21-6 có bài "Mất 9 tỉ đồng vì cây xăng ảo", phản ánh việc chị NTPN bị Huỳnh Châu Phú (ngụ quận 1, TP.HCM) rủ rê góp vốn mở cửa hàng xăng dầu.
Sau nhiều lần nhận tiền của chị N., Phú tránh mặt, mất liên lạc. Tại các biên bản xác nhận nợ, Phú thừa nhận có nợ chị N. hơn 9 tỉ đồng là tiền vay để "đầu tư kinh doanh xăng dầu". Phú hẹn sẽ thanh toán hết vào đầu năm 2012. Tuy nhiên, đến hạn Phú tuyên bố "không khả năng trả nợ".
Mới đây, thêm nhiều nạn nhân khác đã đến cơ quan công an tố cáo Phú. Trong đơn tố cáo của chị NTTT (ngụ quận 3, TP.HCM) cho biết chị quen biết Phú do trước đó cùng là nhân viên bảo hiểm nhân thọ. Năm 2007, Phú nói cần tiền mở cây xăng kinh doanh, chị đã thế chấp nhà vay 70.000 USD.
Chị T. nói: "Hiện tại tôi mất nhà, phải sống lang thang còn bị chủ nợ đe dọa tính mạng. Phú đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 70.000 USD của tôi. Khi tôi thế chấp căn nhà vay tiền, Phú đi cùng nói là giữ giùm túi tiền đề phòng cướp giật. Ngay sau đó, Phú không giao túi tiền lại cho tôi. Phú nói tôi đồng tình cho Phú vay mượn tiền là không đúng".
Những nạn nhân bị lừa "góp vốn mở cây xăng" để rồi mất trắng. Ảnh: VB
Tin nhắn của Phú gửi vào điện thoại bà N.
Còn trường hợp bà NTTH (ngụ quận 11, TP.HCM) tố cáo Phú dựng chuyện mở cây xăng để vay mượn của bà 40 lượng vàng SJC và 399 triệu đồng rồi "xù"luôn.
Cơ quan điều tra Công an quận 11 có mời các bên đến làm việc. Phú thừa nhận có nợ tiền và tiếp tục hứa hẹn trả nợ. Đến hạn, Phú không trả nợ mà còn thách thức nạn nhân đi kiện. Cụ thể, sáng 28-6, Phú nhắn tin gửi vào máy điện thoại chị N. với nội dung: "Đơn từ kiện tụng của tụi bay tới đâu rồi, sao lâu quá vậy? Yếu mà đòi ra gió".
Khỏa thân đòi công bằng cho... bò sữa Ngoài ra còn có muôn vàn "chiêu trò" lập dị khác với mục đích tuyên truyền, bảo vệ động vật. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thể hiện tự do ngôn luận của con người càng trở nên mạnh mẽ. Trước những vấn đề nổi cộm của xã hội, một số đối tượng đã lựa chọn hành vi khác thường,...