Mất người yêu vì thói quen ăn uống vô duyên
Lần đầu ra mắt nhạc phụ tương lai, Đạt say xỉn, nôn ọe khắp nhà, khiến người yêu thất vọng.
ảnh minh họa
Lần đầu được bạn gái tên Linh dẫn về nhà, Đạt khá giữ ý. Mới đầu anh còn từ chối lời mời rượu của bố và anh rể Linh. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngụm thấy ngon miệng, anh không còn kiêng nể gì. Khi mấy người phụ nữ và trẻ nhỏ trong nhà đã dừng đũa thì Đạt vẫn chén chú chén anh với bố vợ tương lai. Vừa uống, mấy người đàn ông vừa nói chuyện thời sự, chuyện xe cộ, chuyện cây cảnh với volume ngày càng được mở to. Bữa rượu chỉ kết thúc khi tất cả cùng say xỉn, nằm gục xuống nền nhà.
Bình thường chỉ đi ăn với Đạt ở những quán hàng lãng mạn, Linh chưa bao giờ thấy người yêu dùng tay bốc thức ăn và nốc hết chén rượu này tới chén rượu khác như thế. Thất vọng sau khi chứng kiến cảnh say xỉn bệ rạc của Đạt, Linh bắt đầu chán người yêu và đòi chia tay.
Tình yêu của Hoàng và Trang cũng có nguy cơ tan vỡ sau bữa cơm ra mắt gia đình bạn trai. Bố Hoàng bình thường vốn rất thoải mái, nhưng không hiểu sao, lần này ông cụ lại khó tính, không hài lòng với sự tự nhiên của Trang.
Ban đầu, Hoàng chỉ sợ bạn gái chê gia cảnh tỉnh lẻ của mình, không ngờ, thử thách lại đến với anh theo chiều ngược lại. Lúc thấy bạn gái vào bếp phụ giúp mẹ mình nấu nướng, Hoàng đã rất yên tâm. Trong bữa ăn, tuy bố anh không nói gì nhưng mẹ anh, bạn gái và anh nói chuyện khá vui vẻ. Vậy mà sau khi Trang về, bố mẹ gọi anh ra và nhắc: “Cả bữa, bố mẹ để ý bạn con chọn lựa rất kỹ trước khi ăn. Cô ấy liên tục nâng lên đặt xuống khi gắp phải miếng không như ý. Cô ấy bới tung đĩa thức ăn để tìm miếng ngon phía dưới”. Hoàng chống chế, bạn gái khảnh ăn, khó ăn nên phải chọn miếng phù hợp mới ăn được.
Video đang HOT
“Người ăn uống mà không để ý đến xung quanh là người ích kỷ, không quan tâm đến người khác. Sau này, nếu con gặp khó khăn, không đáp ứng được các yêu cầu của cô ấy, cô ấy sẽ bỏ con đi”, lời nói của bố quả thực khiến Hoàng băn khoăn. Anh định không nghe lời bố nhưng cuối cùng chính Trang đã “đá” anh trước, khi có một công tử nhà giàu theo đuổi.
Giáo sư, tiến sĩ Vũ Gia Hiền (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa Du lịch) cũng đồng tình, qua hành vi, cử chỉ khi ăn uống, người ta có thể đoán được phần nào tâm lý và tính cách một người. Ví dụ, người há miệng to khi ăn, nhai không ngậm miệng thường là người có tính thô lỗ cục cằn, người ăn uống nhỏ nhẹ, ngậm miệng khi nhai là người nhẹ nhàng, kín đáo. Người cầm đũa nhẹ nhàng có phong thái thanh lịch, người nắm chặt đũa thì tính hơi thô thiển.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong văn hóa dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến chuyện ăn uống. “Học ăn học nói, học gói học mở”, “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”. Miếng ăn cũng chính là con người. Một nữ nghệ sĩ Hà Nội từng lý giải việc lấy chồng muộn của mình do bản thân khó tính quá khi đi ăn với các anh chàng cưa cẩm mình. Một chàng ăn uống nhồm nhoàm phát ra tiếng bị chị loại ngay sau lần đi ăn chung đầu tiên. Một chàng ăn xong, xỉa răng vẩy tứ tung khiến chị mất hết cảm hứng tìm hiểu. Mãi sau này, một tiến sĩ từng đi học và làm việc ở châu Âu về với phong thái lịch sự mới chinh phục được cô.
Giáo sư Gia Hiền nhận xét, các nền văn hóa khác nhau cũng thường có những xu hướng và văn hóa ăn uống khác nhau.Người phương Tây ăn bằng dao và nĩa, khi ăn ngậm miệng, nên kín đáo, đề cao cái tôi cá nhân hơn. Người phương Đông ăn bằng đũa nên khi đưa thức ăn vào miệng phải mở miệng khá to, thường có tính cách xởi lởi hơn và đề cao cộng đồng hơn. Các món ăn của người Việt Nam có nhiều gia vị cũng làm nên những con người hay suy nghĩ miên man hơn. Người nước ngoài ăn ít gia vị nên con người cũng đơn giản hơn.
Ngay tại Việt Nam, người miền Bắc khi ăn vẫn giữ truyền thống mời nhau thể hiện tôn ti trật tự trong gia đình và sự trân trọng người xung quanh. Trong khi đó, người miền Nam do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nhiều hơn, cộng với nguồn gốc người dân nơi đây vốn là dân di cư, khẩn hoang, đói lúc nào ăn lúc đó nên không còn thói quen mời nhau trước khi ăn. Để tránh việc bỡ ngỡ và cả những tình huống xấu hổ khi về ra mắt bố mẹ người yêu, khi làm dâu rể của những gia đình thuộc những vùng miền khác, giáo sư nhắc lại câu nói của người xưa: “Nhập gia tùy tục”.
Ông cũng khuyên, để tránh những tình huống bi hài khi về ra mắt gia đình người yêu, các bạn trẻ nên tránh việc phải ăn uống. Còn nếu đã ăn uống thì cần hết sức giữ ý, nhẹ nhàng và tế nhị, “phải biết được mình là ai”. Người Việt vẫn có thói quen nói chuyện trong ăn uống, ta vẫn nên tham gia các câu chuyện nhưng cần nói vừa đủ nghe và nhẹ nhàng.
Theo VNE
Muối mặt vì chồng quá... ham ăn
Nói ra thì đúng là 'vạch áo cho người xem lưng' nhưng không nói thì không được. Chuyện thật tưởng như đùa mà chuyện nhỏ lại thành chuyện lớn.
Nhiều khi nghĩ, lớn rồi thì làm gì có chuyện ham ăn nhưng không, chồng vẫn ham ăn như thường.
Hồi lấy chồng, thấy chồng thích gì thì ăn, tôi lại mừng mừng. Vì suy cho cùng, tính tình như thế dễ chịu, thoải mái, chẳng phải câu nệ quan cách gì. Được lần, tôi đưa chồng về ra mắt gia đình, khi đó còn là người yêu của nhau, bố mẹ tôi cười hớn hở, vui lắm vì được cậu con rể tự nhiên, có gì ăn nấy, thích là ăn, chẳng ngại ngần gì. Mẹ tôi còn cười với tôi bảo: 'Được đó con ạ, tự nhiên như nó thì đỡ mệt. Nó như vậy là tính xởi lởi, vô tư đấy, con không phải nghĩ ngợi đâu. Thằng này mẹ duyệt'.
Sau câu nói của mẹ, tôi gật đầu làm vợ anh chỉ sau vài tháng tìm hiểu. Chúng tôi cưới nhau trước sự ngạc nhiên của nhiều người, vì khi đó, bạn bè tôi còn bảo, không hiểu sao tôi lấy chồng nhanh như vậy. Có đứa bạn thân chê, bảo chồng tôi ham ăn, vô duyên, thế mà tôi cũng lấy. Khi đó, tôi bực lắm vì bạn nói như vậy nhưng cũng chẳng dám phản ứng gì thái quá.
Nhưng, từ ngày lấy nhau, tôi mới rõ mặt chồng. Thật không thể tưởng tượng nổi, cái tính ham ăn ấy nó đeo bám anh đi khắp nơi, từ nhà người thân đến nhà không thân. Mà ở nhà, tôi có bao giờ để chồng thèm nhạt cái gì đâu.
Ảnh minh họa
Có lần, tôi và anh tới nhà sếp tôi chơi, sếp mời chúng tôi ở lại ăn cơm khi vừa kịp dọn cơm ra thì chúng tôi tới. Tôi ngại quá từ chối liên tục nhưng chồng tôi thì gật đầu đồng ý ngay. Có lẽ, chính sếp tôi cũng phải ngạc nhiên vì có thể đó chỉ là câu mời xã giao. Chồng tôi đon đả ở lại, lại còn uống rượu thôi rồi khiến tôi không biết để đâu cho hết ngại.
Nhà sếp có nhiều món lạ, vì vợ sếp vừa đi nước ngoài mang về. Tôi phát hoảng vì chồng cứ gắp lia lịa còn miệng thì vừa nhai vừa khen ngon. Trời ơi, xấu mặt người làm vợ như tôi. Làm nhân viên mà để chồng như thế, thật tình, tôi chẳng biết sếp nghĩ gì trong lòng. Từ hôm đó, mỗi lần tới nhà sếp, tôi không còn dám rủ chồng đi.
Cứ đến nhà ai là chồng cũng nói chuyện ăn uống. Mà khổ, có hôm chồng kêu thèm cua, tôi đã mua mấy con cua to đùng về ăn, cả triệu bạc. Thế mà hôm sau tới nhà bạn tôi, thấy có cua ghẹ ngon, họ mời chào một câu, anh lại ngồi xuống và ung dung chén hết cả nửa đĩa ghẹ nhà người ta.
Đi ăn cưới, ngồi cùng mâm với mấy người bạn của tôi, anh gắp lia lịa, chẳng nói chuyện gì. Bia thì anh bật tới tấp. Nhìn anh, họ lại tưởng anh đói hay thèm ăn lắm, vì nhà không có món đó. Tôi thấy ái ngại quá, liền đá chân chồng thì anh bảo: 'Đá gì mà đá, không ăn thì phí tiền à. Đã mừng thì phải ăn cho bằng hết, không phí'. Tôi trợn mắt nhìn chồng và liếc sang nhìn người xung quanh. Không ai nói gì nhưng tôi hiểu, trong lòng họ đang cười thầm...
Bố mẹ tôi cũng không còn khen ngợi con rể tự nhiên, vô tư nữa. Vài lần về nhà tôi là ông bà rõ mồn một. Có giỗ tết, khách khứa tới nhà, chồng tôi cứ cắm đầu ăn, không nói chẳng rằng. Mà ăn thì toàn ăn miếng ngon. Còn gẩy gẩy đũa đi lại, miếng xấu thì chê, miếng ngon chọn hết. Nghĩ đến chồng mà tôi phát ngán.
Từ đó trở đi, tôi chẳng đi đâu cùng chồng. Ở nhà, chồng ăn uống bỗ bã không sao, ra ngoài cũng vậy, thiên hạ cười chê, nói tôi bỏ đói chồng. Nghĩ mà chán, nói mãi không nghe, nói đến mức cãi nhau cũng không nghe. Lòng tôi hoang mang vô độ, không biết dùng cách nào để cải tạo chồng. Cứ thế thì đến xấu hổ, mất mặt và không dám nhận đó là chồng mình mất thôi.
Theo Tinngan
Nỗi buồn của người phụ nữ có chồng vô duyên Đi làm đã thế rồi, đi chơi, cưới xin... chồng Hương còn khiến cô bẽ mặt không biết giấu mặt vào đâu cho vừa. Hôm đó, Hương giãy nảy đòi li hôn bằng được cũng chỉ vì không thể chịu nổi tính vô duyên, nhếch nhác của chồng. Hương nhiều lần đập đầu vào gối khóc tu tu chỉ vì bị chồng làm...