Mất ngủ, trằn trọc cả đêm cũng hết nhờ bấm 7 huyệt vị này
Theo Đông y, mất ngủ, khó ngủ ngoài xuất phát từ bệnh lý còn do lo âu, căng thẳng dẫn đến khí huyết không thông mà ra… Vì vậy, với nhiều người, bấm huyệt là phương pháp điều trị khá hiệu quả mà chưa phải dùng tới thuốc.
Trong Đông y, có thể điều trị, cải thiện mất ngủ nhờ bấm huyệt
Lương y Nguyễn Thuý – Phòng khám Ích Thọ Đường cho biết, với những người mắc bệnh khó ngủ, mất ngủ lâu ngày, ngủ không sâu, trằn trọc có thể do khí huyết trong cơ thể hư suy, không nuôi dưỡng được tâm. Nhiều người do lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ, sợ hãi, lo lắng thái quá, không dám quyết đoán khiến cho tâm đởm khí hư, thần hồn không yên dẫn đến chứng mất ngủ.
Với một số người, mất ngủ là triệu chứng thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao; hoặc thận tinh hư tổn, không sinh tủy, từ đó không nuôi dưỡng được não, làm cho não tủy thất dưỡng mà gây chứng mất ngủ. Hoặc bắt nguồn từ a bệnhn uống không điều độ gây thực tích sinh đàm thấp ủng trệ, làm vị bất hòa, dẫn đến mất ngủ.
Để hạn chế triệu chứng mất ngủ mơ hồ, thoáng qua, mọi người có thể tìm đến phương pháp bấm huyệt nhằm lưu thông khí huyết, tăng khả năng tuần hoàn máu… Trong đó, có 7 huyệt vị có hiệu quả rõ rệt nhất: huyệt Nội quan, huyệt Tam âm giao, huyệt Dũng tuyền, huyệt Thái dương, huyệt Thần môn, huyệt Lao cung và huyệt Thái dương, huyệt Tâm du.
Bấm huyệt Nội Quan
Người bệnh dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí huyệt Nội Quan nằm phía dưới cổ tay (PV- hình dưới), mỗi lần thực hiện khoảng 3 phút cho tới khi cảm thấy vị trí huyệt hơi đau thì ngừng lại.
Vị trí huyệt nội quan
Mỗi ngày nên duy trì ấn huyệt 2 lần, thời gian tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bấm huyệt Tam âm giao
Tam âm giao là huyệt khá đặc biệt, ở vị trí kết nối kinh mạch giữa lá lách phụ trách hệ tiêu hóa, thận đảm nhiệm hệ bài tiết, gan chăm lo việc giải độc. Vì vậy, với góc độ sức khỏe, huyệt tam âm giao gần như là điểm kết nối quan trọng cho huyết quản, tác động mạnh mẽ lên hệ sinh dục, sinh sản và tiêu hóa của cả nam và nữ.
Vị trí huyệt tam âm giao
Với những người mất ngủ do bệnh huyết áp không ổn định, khiến máu khó lưu thông thì hàng ngày duy trì bấm huyệt vào lúc 11h-13h, thời điểm tim hoạt động tốt nhất. Bấm khoảng 20 phút và duy trì trong khoảng từ 2-3 tháng, huyết áp sẽ ổn định trở lại, triệu chứng mất ngủ mơ hồ cũng không còn.
Bấm huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền nằm tại gan bàn chân, khi xác định đúng vị trí, day bấm ngày 2 lần, mỗi lần vừa day vừa bấm 3 lần. Thời điểm bấm huyệt Dũng tuyền tốt nhất là trước khi ngủ tối và sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Dùng hai tay đồng thời xát nhẹ hai gan bàn chân khoảng 2 phút, sao cho tại chỗ nóng lên (ngâm chân khoảng 10 phút bằng nước muối ấm là tốt nhất). Sau đó dùng hai ngón tay cái đồng thời day ấn huyệt dũng tuyền cả hai bên trong 2 phút với một lực tương đối mạnh, sao cho đạt cảm giác tê tức lan sâu vào bên trong gan bàn chân.
Vị trí huyệt dũng tuyền
Bạn cũng có thể dùng các vật cứng như đầu đũa, cán bút… để day ấn hoặc đặt chân (vị trí huyệt) lên viên sỏi hay các vật tương tự để kích thích.
Video đang HOT
Điều này sẽ giúp an thần, tĩnh tâm, hạn chế stress và mệt mỏi, đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ gây mất ngủ.
Huyệt Thần môn:
Huyệt Thần môn ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Vị trí huyệt Thần môn
Để chữa mất ngủ, người bệnh có thể dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt thần môn tay trái, sau đó đổi bên bấm tiếp tay phải, mỗi bên bấm day 100 lần.
Huyệt Lao cung:
Huyệt Lao cung nằm ở giữa lòng bàn tay, kích thích huyệt này có thể bổ khí lợi huyết.
Huyệt Lao cung nằm ở giữa lòng bàn tay, kích thích huyệt này có thể bổ khí lợi huyết.
Huyệt đạo này là một trong những vị trí có tác động đến giấc ngủ cao hơn các huyệt đạo khác, tác dụng giảm sự lo lắng, đổ mồ hôi lạnh, mất ngủ do phấn khích.
Huyệt Thái dương:
Theo lương y Nguyễn Thuý, ngay như tên gọi, huyệt Thái dương nằm ở thái dương hai bên trán.
Day huyệt thái dương sẽ thấy cơn đau đầu giảm và rất dễ chịu. Không chỉ vậy, nếu day thái dương hàng ngày sẽ làm người khoẻ ra, đầu óc thấy sảng khoái. Hàng ngày, trước khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm, sau khi ngủ dậy, dùng ngón tay giữa (hoặc ngón trỏ) day xoay tròn huyệt thái dương độ 10 vòng.
Huyệt Tâm du
Huyệt Tâm du bắt đầu từ mỏm gai đốt sống ngực thứ năm. Bấm huyệt Tâm du giúp dưỡng Tâm, an thần định chí, lý huyết, điều khí. Tương tự một số huyệt đạo khác, Tâm du chỉ cần day bấm 3 lần/ngày đã có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý không nên ấn huyệt quá mạnh, tránh gây tổn thương phổi.
Lương y Nguyễn Thuý nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện, mọi người phải tập chung tinh thần, hít thở đều và cảm nhận sự thư thái, để quá trình thực hiện mang lại hiệu quả cao hơn.
Tùy vào cơ địa của từng người mà thực hiện cách bấm huyệt chữa mất ngủ này mang lại hiệu quả khác nhau.
Trong quá trình chữa mất ngủ bằng bấm huyệt thì bạn không nên sử dụng các loại đồ uống như rượu bia hay sử dụng chất kích thích: cà phê, thuốc lá, thuốc lào,… Vì sẽ làm hiệu quả chữa mất ngủ khi bấm huyệt kém đi nhiều, thậm chí là mất đi tác dụng.
Đối với những người đang có vết hở hoặc kể vết thương kín, bị tổn thương xương khớp thì không nên thực hiện cách bầm huyệt chữa mất ngủ bởi không những không có tác dụng trị mất ngủ mà còn có thể gây ra các chấn thương khác như nhẹ thì bị nhức mỏi, nặng thì có thể gây tổn thương đến xương.
Theo www.giadinhmoi.vn
7 nguyên tắc vàng của các nhà du hành vũ trụ giúp bạn 'đặt lưng xuống là ngủ'
Những người thường xuyên mất ngủ chắc chắn sẽ bất ngờ khi biết rằng họ có chung đặc điểm với các phi hành gia. Sau đây là 7 nguyên tắc đã được các nhà du hành vũ trụ của NASA tổng kết để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.
Học theo các phi hành gia có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn - Ảnh minh họa
1. Thường xuyên duy trì lịch ngủ và thức dậy ổn định
Các trạm Vũ trụ quốc tế quay quanh Trái Đất một vòng chỉ mất 90 phút, nghĩa là mặt trời mọc tới 16 lần/ngày. Đó là lý do các nhà du hành vũ trụ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ do "đồng hồ sinh học" bị loạn nhịp.
Để thích nghi với điều này, các nhà khoa học NASA đã nghĩ ra một cách: đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày.
Trước khi du hành vào không gian, các phi hành gia phải có một lịch trình ngủ ổn định, thích hợp với nhịp sinh học và đặc điểm cơ thể của riêng họ. Sau đó, họ tiếp tục duy trì lịch trình thức - ngủ đã có trên trạm vũ trụ.
Với người bình thường, để có một lịch trình ngủ ổn định, bạn có thể cài sẵn một chương trình máy tính để máy tự động tắt vào một giờ cố định. Theo một lịch trình nghiêm túc sẽ đảm bảo bạn cảm thấy khỏe mạnh và tỉnh táo khi tỉnh dậy.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bài tập sau trước khi ngủ: nằm ngửa, chân gác lên tường, duỗi thẳng chân trong vòng 10 phút. Bằng cách này bạn sẽ củng cố dòng chảy tĩnh mạch của mình, do đó thư giãn và dễ ngủ hơn.
2. Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng với giấc ngủ
Việc dễ ngủ hay không phần lớn phụ thuộc vào những việc mà chúng ta thực hiện trước giờ ngủ. Ví dụ như tập chạy, tập gym sẽ thúc đẩy mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm tăng nhiệt độ cơ thể... do đó khiến mọi người khó ngủ hơn.
Đó là lý do vì sao các phi hành gia thường giảm các hoạt động thể chất một vài giờ trước khi đi ngủ. Họ cũng ngừng ăn các thức ăn khó tiêu, nhằm không để quá trình tiêu hóa thức ăn làm hao hụt năng lượng của cơ thể.
Để học theo các phi hành gia, bạn hãy dành một chút thời gian để đi bộ nhẹ nhàng ngoài trời và không ăn những bữa ăn giàu dinh dưỡng vào buổi tối. Bạn cũng sẽ dễ dàng để ngủ ngon giấc hơn nếu không uống cà phê kể từ sau 14 giờ.
3. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối
Ánh sáng xanh từ điện thoại và máy tính phát ra gây hại cho giấc ngủ. Loại ánh sáng có cường độ mạnh hơn 40% so với ánh sáng mặt trời này làm giảm sự sản xuất melatonin, một hormone gây buồn ngủ.
Chính ánh sáng xanh là lý do khiến chúng ta có thể "dán mắt" vào màn hình vào buổi tối mà không hề buồn ngủ. Nếu không thể hạn chế sử dụng điện thoại, bạn có thể cài một số ứng dụng để làm dịu ánh sáng xanh của màn hình.
Vì lý do này mà các phi hành gia NASA luôn ngừng sử dụng các thiết bị điện tử vào khoảng 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ. Bạn chắc chắn cũng nên học theo họ nếu không muốn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.
4. Chọn loại đèn phù hợp
Ánh sáng ở các trạm vũ trụ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chu kỳ thức ngủ của các phi hành gia. Tất cả các loại đèn huỳnh quang, loại đền có ánh sáng xanh, không bao giờ được sử dụng trên trạm vũ trụ.
Thay vào đó là các loại đèn LED có thể thay đổi màu sắc và cường độ. Vào ban đêm, ánh sáng xanh của đèn được giảm xuống, trong khi ban ngày ánh sáng này được tăng cường để thúc đẩy năng suất của các phi hành gia.
Trong căn nhà của mình, bạn nên tránh sử dụng đèn huỳnh quang, nên tăng cường những loại đèn có ánh sáng màu vàng hoặc cam bởi vì cả 2 màu này hầu như không ảnh hưởng đến quá trình sản sinh melatonin của cơ thể.
5. Tạo không gian cho giấc ngủ
Tất cả các thành viên trong phi hành đoàn có một cabin riêng, không có ánh sáng lọt vào để đảm bảo các phi hành gia không bị thức dậy khi mặt trời mọc.
Nguyên tắc mà các nhà khoa học đã tổng kết là: càng ít ánh sáng thì lượng melatonin giúp dễ ngủ, ngủ sâu sẽ tiết ra càng nhiều.
Nếu như phòng ngủ của bạn không đủ tối và yên tĩnh, hãy dùng nút tai và một mặt nạ ngủ. Đồng thời, hãy đảm bảo cho phòng ngủ lưu thông không khí tốt vì một căn phòng ngột ngạt khó lòng đem lại giấc ngủ ngon.
6. Học cách thư giãn
Một số người bị rối loạn giấc ngủ vì căng thẳng và lo âu. Trong những trường hợp này, các phi hành gia NASA sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức giúp họ bình tĩnh.
Một kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện giấc ngủ là thở sâu. Cụ thể:
- Hít vào thật chậm, đếm đến 5.
- Giữ hơi thở của bạn, đếm đến 5 lần nữa.
- Thở ra trong khi đếm đến 5.
Lặp lại bài tập này nhiều lần, bạn sẽ cảm thấy cơ bắp giải phóng căng thẳng.
7. Uống cà phê và sử dụng melatonin ở mức phù hợp
Nếu các phi hành gia bị rối loạn giấc ngủ nhẹ, họ tiêu thụ melatonin tổng hợp có tác dụng an thần nhẹ và các sản phẩm có chứa caffein như trà, cà phê hoặc sô cô la. Melatonin giúp bạn ngủ ngon và caffein giúp bạn tỉnh táo khi ngủ dậy.
Theo các nghiên cứu, caffeine thực sự hữu ích nếu bạn uống vào thời điểm phù hợp, ở lượng vừa phải (400 mg/ngày).
Vì vậy, nếu bạn chỉ có 5 giờ ngủ một đêm, để có thể tập trung tốt hơn vào ngày hôm sau, bạn nên uống 2 ly nhỏ cà phê (100mg/ly) và sau đó khoảng 4 giờ nên uống thêm 2 ly nữa.
Theo www.giadinhmoi.vn
Tâm sự của cô gái xinh đẹp bị... méo mồm chỉ vì cái điều hòa nhiệt độ Chỉ vì liên tục nằm ngủ trong phòng điều hòa lạnh một thời gian dài, cô bạn Hồng Nhung bị liệt luôn dây thần kinh số 7 gây ra méo miệng và phải điều trị dài ngày mới khỏi. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh thường gặp vào mùa lạnh, tuy nhiên mùa hè trẻ nhỏ dễ mắc căn...