‘Mắt ngọc’ Long Châu hơn trăm năm ở Hải Phòng
Hải đăng Long Châu ở Hải Phòng được xây dựng năm 1894, tới nay vẫn là “ mắt ngọc” chiếu sáng cho tàu thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ, được du khách tìm đến chiêm ngưỡng.
Long Châu là quần đảo gồm khoảng 30 đảo, đá và bãi ngầm, nằm cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng 15 km về phía đông nam. Trong đó, đảo Long Châu lớn nhất với diện tích hơn 1,2 km2, được tạo thành bởi những triền núi đá tai mèo màu xám lạnh tựa như cao nguyên đá Hà Giang.
Người Pháp gọi đảo Long Châu là Archipen des Fai Tsi long hay Griffes du Đragon (móng vuốt rồng), theo trang web Biên phòng Việt Nam. Năm 1894, họ cho xây dựng một ngọn hải đăng trên đảo, nhằm soi sáng cho tàu, thuyền trên biển. Ngọn hải đăng còn được ngư dân gọi là “mắt ngọc Long Châu”.Hải đăng Long Châu là một trong 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam, cùng với hải đăng Hòn Dấu và hải đăng Kê Gà, đến nay đều đã hơn 114 năm tuổi.
Cuối tháng 4, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, đến đảo để chiêm ngưỡng ngọn hải đăng tuổi đời “già” thứ ba ở Việt Nam. Anh cho biết để đến đảo du lịch, du khách cần được sự đồng ý của cảnh sát biên phòng Long Châu. Hiện trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có các cán bộ, chiến sĩ, công nhân Trạm hải đăng Long Châu và Trạm quan sát biên phòng Long Châu, du khách không được lưu trú qua đêm.
Anh Cung thuê thuyền cá của ngư dân để di chuyển từ thị trấn Cát Bà đến đảo, giá khoảng 5 triệu đồng, mất khoảng 2 tiếng. Quãng đường ra đảo sóng to, thuyền nhỏ, anh Cung lưu ý du khách sẽ bị say sóng.
Đường đến đảo Long Châu “sóng gió” nhưng đường đến hải đăng Long Châu lại khá dễ dàng vì có đường mòn, leo không quá tốn sức, anh Cung cho biết. Do là đảo đá, bốn bề là những phiến đá tai mèo sắc nhọn và nhiều côn trùng, bò sát có độc như rắn, rết, du khách nên chú ý quan sát khi di chuyển.
Hải đăng Long Châu được xây dựng hoàn toàn từ đá, cao 109,5 m, cụm đèn chiếu xa khoảng khoảng 50 km. Đèn biển đã được thay bằng loại đèn hoạt động bằng pin mặt trời, song phần bệ đỡ của đèn do người Pháp xây vẫn được giữ nguyên. Trên vết tường đá phía đông của nhà đèn Long Châu vẫn còn dấu của vết đạn rocket của quân đội Mỹ.
Video đang HOT
Trải qua sự khắc nghiệt của thời tiết và hàng trăm trận đánh phá của không lực Mỹ trong chiến tranh, ngọn hải đăng vẫn đứng vững trên vách đá, hướng ra Biển Đông, soi đường cho hàng nghìn chuyến tàu, thuyền ra vào vịnh Bắc Bộ trong hơn một thế kỷ.
Vào những ngày trời trong, từ đỉnh ngọn hải đăng có thể nhìn thấy vịnh Lan Hạ (TP Hải Phòng) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ngoài tham quan hải đăng, du khách có thể thuê thuyền dạo quanh đảo, tận hưởng vị mặn của gió biển và chiêm ngưỡng những dãy núi hiên ngang giữa biển lớn. Trở về đất liền vào chiều tối, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc hoàng hôn “dát vàng trên mặt biển”, anh Cung cho biết.
Hải Phòng: Đảo Dấu - 'viên ngọc' quý của du lịch Đồ Sơn
Sức hút của cánh rừng nguyên sinh, ngọn hải đăng trăm tuổi và câu chuyện về Nam Hải Thần Vương giúp đảo Dấu trở thành điểm đến hàng đầu tại Đồ Sơn, Hải Phòng.
Từ bến tàu khách nằm trong Khu du lịch đảo Dấu trên địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng, du khách ngồi tàu chừng 20 phút, là cập bến đảo Dấu. Do đảo Dấu rộng hơn 1 cây số vuông, nên chỉ cần chưa đến 2 giờ đồng hồ, là có thể khám phá toàn bộ điểm đến được mệnh danh là "viên ngọc" quý của du lịch Đồ Sơn.
Vào những ngày nước xuống, ngay khi bước chân lên đảo Dấu, du khách có thể bắt gặp cảnh các bà, các mẹ, các chị, các cô người Đồ Sơn với cầm chiếc búa và chiếc xô nhựa nhỏ trong tay, cặm cụi gõ hà đá tại các bãi cạn. Với giá bán 120.000 - 150.000 đồng/kg ruột hà đá, công việc này đem lại thu nhập ổn định, quan trọng trong những ngày chờ tàu của người thân trong gia đình cập bến sau những chuyến đi biển dài ngày.
Đảo Dấu trên địa bàn phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng, vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với cánh rừng nguyên sinh bao trùm toàn đảo.
Thăm đảo Dấu, nơi du khách thường ghé đầu tiên là đền thờ Nam Hải Thần Vương. Tương truyền, ngài là vị tướng dưới thời nhà Trần. Trong cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông, ngài đã tử trận, một phần thi thể trôi giạt vào đảo Dấu và được người dân địa phương chôn cất, lập đền thờ. Tên hiệu Nam Hải Thần Vương được sắc phong dưới thời nhà Nguyễn.
Theo lời kể của các bậc cao niên ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, từ khi xây đền thờ Nam Hải Thần Vương, cá heo kéo đến hàng đàn tung tăng bơi lội quanh đảo Dấu. Cứ mỗi lần cá heo nối đuôi nhau bơi từ ngoài khơi vào gần bờ, là trời yên biển lặng. Nhưng khi thấy cá heo bơi từ bờ ra khơi xa, vừa bơi, vừa nhảy vút lên khỏi mặt biển, là sắp có biển động.
Từ đó, cứ thấy cá heo bơi vào bờ, là ngư dân Đồ Sơn yên tâm ra khơi, lần nào về cũng tôm cá đầy khoang. Tin rằng Nam Hải Thần Vương hiển linh qua đàn cá heo để giúp đỡ, bảo vệ mọi người, nên vào dịp lễ hội đầu năm, ngư dân Đồ Sơn đến đền thờ làm lễ xin ngài phù hộ. Cuối năm đến làm lễ tạ ơn. Mâm lễ đơn giản, chỉ có con gà, đĩa xôi, 1 miếng thịt lợn luộc, trầu cau, hoa quả.
Đền thờ Nam Hải Thần Vương trên đảo Dấu thuộc địa phận phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, Tp.Hải Phòng.
Không chỉ giúp đỡ ngư dân, người dân địa phương và du khách có niềm tin rằng, Nam Hải Thần Vương sẽ trừng khi nghiêm khắc những hành vi ảnh hưởng đến đảo Dấu, như phá cây, bẻ cành, mang đá cuội ra khỏi đảo về làm kỷ niệm. Vì thế, đến nay đảo Dấu vẫn giữ được những nét hoang sơ vốn có.
Đến thăm đảo Dấu, du khách không nên bỏ lỡ khám phá cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, phần gốc phải vài người ôm mới hết. Ngay gần đền thờ Nam Hải Thần Vương có quần thể đa búp đỏ cổ thụ đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Tuyến đường nhỏ xuyên rừng nguyên sinh đến Hải Đăng Hòn Dấu trên điểm cao nhất của đảo Dấu.
Từ đền thờ Nam Hải Thần Vương, du khách tản bộ theo con đường nhỏ rợp bóng mát của cánh rừng nguyên sinh khoảng 20 phút, là tới Hải đăng Hòn Dấu. Hải Đăng Hòn Dấu cùng với Hải Đăng Kê Gà và Hải Đăng Long Châu là 3 ngọn hải đăng lâu đời nhất nước ta.
Theo tư liệu lịch sử, Hải Đăng Hòn Dấu được người Pháp xây dựng từ năm 1892, đến năm 1896 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nằm trên điểm cao nhất của đảo Dấu, gần 130 năm qua, ánh sáng của Hải Đăng Hòn Dấu đã dẫn đường cho các chuyến tàu cập bến an toàn.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giống Hải Đăng Long Châu, Hải Đăng Hòn Dấu đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn của kẻ thù. Với ý chí, quyết tâm "Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng", các thế hệ cán bộ, công nhân bảo vệ, vận hành Hải Đăng Hòn Dấu thắp và giữ ánh sáng của ngọn đèn biển hằng đêm để bảo đảm an toàn cho những chuyến tàu cập Cảng Hải Phòng, Cảng Hòn Gai.
Du khách chụp ảnh lưu niệm trong khuôn viên Hải Đăng Hòn Dấu.
Những năm qua, vẻ đẹp của cánh rừng nguyên sinh, câu chuyện lịch sử hào hùng của ngọn đèn biển trăm tuổi, những truyền thuyết nhuốm màu tâm linh về Nam Hải Thần Vương đã thu hút biết bao du khách cũng như người dân địa phương đến với đảo Dấu. Có người đến để thăm quan, du lịch. Ngư dân cầu ra khơi sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang. Dịp đầu năm mới, nhiều người cầu ăn nên, làm ra, phát tài, phát lộc.
Thế nhưng, tuyệt nhiên không ai dám bẻ một cành cây, mang một hòn đá ra khỏi đảo. Đến với đảo Dấu, ai cũng tự nhủ "Không lấy gì ngoài những bức ảnh, không để lại gì ngoài những bước chân". Chính "chiếc khiên" tâm linh đã giữ cho đảo Dấu còn vẹn nguyên sự hoang sơ vốn có dù cách khu du lịch Đồ Sơn đông đúc, sầm uất chỉ 20 phút ngồi tàu.
Đảo đèn Long Châu - Cao nguyên đá giữa biển khơi Suốt hơn trăm năm qua, hải đăng Long Châu vẫn luôn sáng đèn, soi đường chỉ lối cho những con tàu qua lại vùng biển phía Đông Nam quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Cách thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng chừng 15 hải lý, đảo Long Châu có diện tích hơn 1 km2 là...