Mặt nạ dưỡng da – Con dao hai lưỡi
BS Huỳnh Huy Hoàng, BV Da Liễu TP.HCM nhận xét: “Số lượng bệnh nhân nữ đến bệnh viện điều trị bệnh vùng da mặt, da cổ nhiều hơn nam giới, bởi họ sử dụng nhiều hóa chất”.
Trong số các hóa chất được sử dụng cho da mặt có mặt nạ dưỡng da (MNDD), luôn được quảng cáo là đem lại sự tươi mát, mịn màng. Tuy nhiên, cũng như thuốc, MNDD cũng có tác dụng phụ nếu không biết cách sử dụng.
Tùy công dụng và giá thành mà thành phần của MNDD thay đổi, thông thường gồm: cao lanh, bột khoáng chất, tảo biển, lô hội… MN làm từ thuốc Bắc có: bạch linh, bạch truật, hoa đào, hoa hồng, hoa bưởi… Hiện, có một số loại MNDD mới, được làm từ nguyên liệu đặc biệt như: nhân sâm, collagen, tế bào gốc, retinol… có công dụng làm trẻ hóa làn da. Những người thường xuyên làm việc ngoài nắng có thêm một cách bảo vệ da, đó là dùng MN ban ngày. Loại MNDD này có thêm một số chất chống nắng, chất làm trắng da. MNDD có nhiều loại: loại bột, loại miếng (chất liệu vải hoặc giấy tẩm hóa chất) làm theo khuôn mặt, dạng gel lỏng, khi quết lên da mặt sẽ đông lại, sau đó dễ dàng lột ra… Công dụng thường thấy sau khi đắp MNDD là làn da tươi sáng, mềm mịn nhờ được cung cấp đủ độ ẩm, sinh tố và khoáng chất cần thiết. Thời gian đắp MN kéo dài từ 5 – 15 phút, tùy loại MN.
Video đang HOT
Mặt nạ dưỡng da bột tảo biển
Mỗi loại da mặt có cách chăm sóc khác nhau. Ví dụ: da khô, sử dụng loại MN tăng cường độ ẩm và khoáng chất sẽ thấy da tươi mịn ngay sau khi dùng. Da dầu, sử dụng luân phiên các loại MN: MN thấm hút dầu, MN làm sạch da và MN giữ ẩm (da dầu vẫn thiếu nước). Không hiểu biết khi đắp MNDD sẽ gây nên những tác dụng ngược, chẳng khác nào tự hủy hoại nhan sắc. Chị Thúy, nhà ở Q.10, bệnh nhân BV Da Liễu TP.HCM là một thí dụ. Chị mua MNDD làm từ bột ngọc trai, bột hoa đào và bột làm trắng da ở chợ. Sau khi đắp MNDD này hai ngày, mặt chị bị sưng đỏ thay vì trắng mịn như quảng cáo của cô bán hàng, chị phải tìm đến bác sĩ để được điều trị, giúp da trở lại trạng thái ban đầu.
Trong các loại MN thì MNDD dạng gel dễ dàng kết dính, “ăn sâu” vào lỗ chân lông, nên khi bóc MN cũng bóc luôn mụn cám, da chết, lông tơ… Đây là MN đem đến hiệu quả nhanh nhưng “sát thương” cũng mạnh nếu không biết cách sử dụng. BS Võ Thị Bạch Sương – ĐH Y Dược TP.HCM, hướng dẫn: Khi kéo MN, cần kéo theo chiều từ dưới lên (từ cổ kéo lên phía cằm), từ mang tai ra vùng mũi, để không làm hư da, to lỗ chân lông, tạo thành nếp nhăn. Muốn “tận thu” chất dinh dưỡng, không ít người để MNDD lâu hơn thời gian cho phép, khiến MNDD khô cứng và mất tác dụng.
Mặt nạ dưỡng da bằng vải tẩm dưỡng chất
Bên cạnh sản phẩm công nghiệp còn có nhiều bí quyết làm MNDD tự chế mà nguyên liệu là những thứ có sẵn: chanh, cam, sữa, mật ong, táo, khoai tây… Song, đa phần những phương pháp làm đẹp này, không có cơ sở khoa học mà thuộc loại “sưu tầm”. Nếu sử dụng những công thức pha chế không khoa học, chẳng khác nào tự biến làn da mình thành vật thí nghiệm, kết quả may nhờ rủi chịu! Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nữ bệnh nhân tìm đến phòng khám da liễu đông hơn nam.
Không ít người quá hăng hái với “sự nghiệp” làm đẹp, còn đắp MN mỗi ngày. Cách chăm sóc này khiến da dễ rơi vào trạng thái quá tải. Nếu MNDD là các loại trái cây chua (cà chua, chanh, dâu…) thì da bị “bội thực” chất acid. Hậu quả dễ nhìn thấy bằng mắt là da đỏ ửng, rát… Về lâu về dài, da trở nên “yếu ớt”, dễ dị ứng với bất kỳ thứ gì được bôi lên mặt. Theo BS Bạch Sương, ngoại trừ MN điều trị nám, mụn phải dùng một tuần hai lần, còn các MNDD chỉ cần dùng một tuần/lần là đủ. Nếu là MN dùng lần đầu, cần bôi thử một góc nhỏ ở trán hoặc cổ tay. Nếu không bị dị ứng, mới sử dụng tiếp trên da mặt, da cổ. Dùng MN tự chế bằng các loại trái cây cần bảo đảm nguyên tắc vệ sinh (dao, cối giã… phải tiệt trùng trước khi sử dụng). Sau khi làm xong, phải dùng ngay. Riêng làm đẹp tại các cơ sở chăm sóc da, cần yêu cầu kỹ thuật viên cho xem bao bì sản phẩm, hạn sử dụng.
Ý kiến chung của các chuyên gia về sử dụng MNDD là không nên sử dụng những hóa chất chưa được nghiên cứu và chưa có kết quả cụ thể.
Theo Phụ nữ
Các phương thức làm đẹp có thể gây dị tật thai nhi
Để đỡ xấu khi mang thai, nhiều bà bầu uống các loại hoocmon làm đẹp mà không biết rằng kể cả loại vitamin A làm sáng mắt uống trong giai đoạn này cũng có thể gây dị tật thai nhi.
Rất nhiều phụ nữ mang thai không biết rằng việc lạm dụng mỹ phẩm là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, Phó giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, Phó trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Phụ sản TW, nguy cơ dị tật xảy ra cao nhất khi thai nhi được 4 đến 11 tuần tuổi. Do vậy, việc sử dụng mỹ phẩm trong giai đoạn này phải hết sức cẩn thận.
Thai nhi bị dị tật đầu chiếm tỷ lệ cao nhất
Ngồi chờ tại phòng khám BV Phụ sản TW, ai cũng tò mò liếc nhìn chị V.Q.T, 25 tuổi, trú đường Hai Bà Trưng, Hà Nội bởi trông chị như đang chuẩn bị lên sàn diễn, chứ không phải đi khám thai. Mặc dù mang thai được hai tháng nhưng T. vẫn trang điểm khá đậm, uốn mi cong vút, móng tay, móng chân sơn vẽ nhiều màu. Nghe BS tư vấn về việc không nên lạm dụng mỹ phẩm khi mang thai, chi T."chống chế": "Mình dùng mỹ phẩm bôi ngoài da chứ có uống đâu mà lo. Có bầu, trông đã xấu, da mặt lại nổi đầy tàn nhang không trang điểm đậm không che hết được".
Tùy vào từng loại hóa mỹ phẩm độc hại khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra những dị tật khác nhau. Ở Việt Nam, thai nhi bị dị tật đầu có tỷ lệ cao nhất, chiếm tỷ lệ 1/4 so với các dị tật khác. Theo tiến sĩ Trần Danh Cường, đây là một trong số những dị tật nặng nhất, đa số phải buộc ngừng thai nghén bởi những đứa trẻ có khiếm khuyết về não khi sinh ra sẽ là người tàn phế, trí tuệ phát triển không bình thường.
Vitamin A cũng có thể gây dị tật thai nhi
Trong thời kỳ mang thai, do những thay đổi về nội tiết tố nên nhiều người bị nổi nám, da sần sùi, lỗ chân lông giãn to. Đây chính là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ cố trang điểm thật đậm nhằm che bớt những khuyết điểm trên mặt. Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, phụ trách Khu điều trị da liễu thẩm mỹ, Viện Bỏng quốc gia, cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời không triệt bệnh tận gốc. Bên cạnh đó, khi mang thai, da của phụ nữ nhạy cảm hơn, dễ mẫn cảm với các thành phần hóa chất có trong mỹ phẩm. Để điều trị nám tận gốc, có thể dùng kỹ thuật laser hoặc các dược phẩm gây ức chế men nhưng các phương pháp này chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Theo ông Cường, các loại hóa mỹ phẩm dùng trong công nghệ làm tóc (duỗi, hấp, nhuộm, keo xịt...) thường chứa chất amoniac. Đây là loại hóa chất cực độc, nếu để thấm vào máu hoặc hít phải với lượng lớn sẽ dẫn đến nguy cơ đẻ non, sản giật, thậm chí làm chết phôi thai ngay lập tức.
Phụ nữ mang thai cũng không nên sơn móng chân, móng tay vì các sản phẩm làm móng thường chứa các chất độc hại như benzen, formaldehyde và một số kim loại nặng như chì... Nguy hiểm hơn, aceton, nước rửa móng được xếp vào là một trong những chất độc hàng đầu, quá trình bốc hơi nhanh, dễ ngấm qua đường hô hấp vào máu.
"Phụ nữ khi mang thai tuyệt đối không được uống các loại hoocmon làm đẹp hay bất kỳ một loại dược phẩm nào mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sản. Ngay cả các loại vitamin A làm sáng mắt khi uống trong giai đoạn mang thai cũng có thể gây dị tật thai nhi", TS Trần Danh Cường cảnh báo.
Theo Xuân Trường
Baodatviet
Da nhờn tuyệt đối không dùng sữa rửa mặt hạt to! Sữa rửa mặt có sạn to, chà xát các hạt mát-xa lên da sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để bù lại lượng dầu thừa đã mất. Những người có da dầu tuyệt đối không dùng xà bông hoặc sữa rửa mặt có sạn to và chà xát các hạt mát-xa lên da mặt vì sẽ càng kích thích...