Mặt mưng mủ, nhiễm trùng nặng do tự ý sử dụng ‘thuốc chứa axit’ trị nám
Bệnh nhân nữ 44 tuổi ngụ tại Tiền Giang đến khám tại khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong tình trạng vùng da hai bên gò má bị thương tổn nặng, trợt da, rỉ dịch mủ vàng đục.
Mặt bị trợt loét, mưng mủ, nhiễm trùng
Bệnh nhân cho biết trước đó hơn 1 tháng có nghe người quen giới thiệu một loại “thuốc chứa axit” có giá hơn 200.000 đồng được bán ở chợ có tác dụng trị sạm, nám rất hiệu quả nên mua về sử dụng.
“Sau khi thoa thuốc lên da có cảm giác châm chích, bỏng rát nhiều, tôi có hỏi người quen nhưng được thông tin là tiếp tục thoa vì thuốc đang phát huy hiệu quả. Sau 3 ngày, vùng da hai gò má bắt đầu khô căng, sau đó xuất hiện vết trợt giống bị bỏng, chỗ vết thương rỉ dịch, có mủ vàng đục. Lo sợ tôi nên tôi thoa dầu mù u để sát khuẩn, mau lành vết thương nhưng thấy thoa hơn cả tháng mà tình trạng vết thương không cải thiện mà càng sưng nề và rỉ dịch, chảy mủ nhiều hơn”, bệnh nhân kể lại.
Ngày 10.12, Ths-BS Phan Ngọc Huy (Khoa Thẩm mỹ da, BV Da liễu TP.HCM) cho biết bệnh nhân bị nhiễm trùng da kéo dài dẫn đến vết thương không lành trên nền sẹo mất sắc tố.
Vùng da bị nhiễm trùng sau khi dùng thuốc trị nám. ẢNH LAN ANH
Video đang HOT
Cẩn trọng với các loại thuốc trị nám giá rẻ, không rõ nguồn gốc
Bác sĩ Huy cho biết, loại thuốc bệnh nhân thoa để trị nám nêu trên có chứa axit. Hiện nay có nhiều người vì mong muốn trị nám, tàn nhang nhanh với chi phí thấp nên đã sử dụng các loại “thuốc chứa axit” để điều trị các tình trạng tăng sắc tố như đốm nâu, tàn nhang, rám má… Hầu hết các loại thuốc này đều không được dán nhãn về thành phần, nơi sản xuất và chưa được cơ quan chức năng kiểm định. Do đó, việc sử dụng các chế phẩm này trên các vùng da nhạy cảm như mặt, mi mắt rất nguy hiểm. Chúng tiềm ẩn các nguy cơ phá hủy cấu trúc sinh lý làn da và gây nên các biến chứng như bỏng da, nhiễm trùng, sẹo xấu, và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người bệnh trong thời gian rất dài
Theo bác sĩ Phan Ngọc Huy, do bệnh nhân này bị nhiễm trùng da kéo dài dẫn đến vết thương không lành trên nền sẹo mất sắc tố do đó việc điều trị sẽ phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, trong đó bắt đầu với kiểm soát tình trạng nhiễm vi trùng, vi nấm cũng như tạo môi trường thuận lợi để vết thương lên mô hạt tốt và tái biểu mô hóa làn da. Di chứng sẹo rối loạn sắc tố thường gặp và thường sẽ cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao như laser vi điểm tái tạo bề mặt da, laser Q-Switched hay laser pico giây để điều trị các tình trạng tăng sắc tố và trong các trường hợp tế bào sắc tố bị tổn thương vĩnh viễn, ghép da hoặc ghép tế bào sắc tố sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định.
* Trước đó, Bệnh viện Da liễu TP.HCM cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị nhiễm trùng, sẹo xấu do bệnh nhân tự ý mua các thuốc không rõ nguồn gốc có chứa axit để trị sạm nám dẫn đến da bị bỏng, phồng rộp, gây tổn thương da.
Tùy theo tình trạng sạm nám, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp với đặc điểm của làn da cũng như thói quen, thời gian chăm sóc da của mỗi người như dùng thuốc thoa ức chế, loại bỏ sắc tố, tái tạo da bằng hóa chất, laser chọn lọc sắc tố như laser Q-Switched, laser pico giây,… Điều trị các tình trạng tăng sắc tố như tàn nhang, đốm nâu và các sắc tố lớp thượng bì thường mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, trong khi điều trị sạm da sẽ cần sự kiên trì cũng như tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, phòng ngừa sạm, nám, Ths-BS Phan Ngọc Huy (Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) khuyến cáo:
- Chế độ chăm sóc da phù hợp. Thường xuyên sử dụng các loại dưỡng ẩm và kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ làn da khỏi các tác nhân tia cực tím cũng như môi trường ô nhiễm bên ngoài.
- Không sử dụng các hoạt chất kích ứng làn da . Việc sử dụng các hoạt chất này sẽ tạo phản ứng viêm gây tổn thương tế bào sắc tố và gây sạm nám da. Các tổn thương này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Chọn lựa phương pháp trẻ hóa da phù hợp. Một trong những nguyên nhân của sạm nám da là lão hóa da. Hiện nay, ngành thẩm mỹ nội khoa có rất nhiều công nghệ cao và kỹ thuật hiện đại giúp duy trì làn da sáng mịn, hồng hào.
- Thăm khám da bởi các bác sĩ chuyên khoa Da liễu . Làn da đẹp phải là một làn da khỏe. Nếu da bạn gặp các vấn đề sạm nám cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn.
Bệnh nấm đen nguy hiểm thế nào?
Nấm đen là bệnh truyền nhiễm mới nổi, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu...
Bệnh nhân mắc nấm đen đang có dấu hiệu hoại tử mắt. (Ảnh: The Lancet)
Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh cảnh:
Nhiễm trùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận.
Nhiễm trùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu như đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc nhiễm trùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi, lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.
Nhiễm trùng đường tiêu hoá: Thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính. Do vậy, các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng hôn mê hoặc rối loạn ý thức.
Các dấu hiệu có thể gặp là sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết thêm, việc chẩn đoán bệnh nấm đen hiện nay dựa vào bệnh cảnh lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh có ý nghĩa trong việc xác định chẩn đoán.
Tuy vậy việc chẩn đoán cũng còn khó khăn vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp, bệnh phẩm nuôi cấy khó mọc cũng như cần có các nhà giải phẫu bệnh học có kinh nghiệm để đọc tiêu bản.
Vị trí nếu nặn mụn coi chừng nguy hiểm tính mạng? Bạn không thể tùy tiện nặn mụn ở bất cứ chỗ nào khi cảm thấy "ngứa mắt" đâu, vì sẽ rất nguy hiểm đấy. Vị trí nặn mụn coi chừngnguy hiểm Có nhiều vị trí nguy hiểm bạn không thể nặn được mụn. Theo các chuyên gia da liễu, mụn mọc ở vùng mũi và hai bên khóe miệng được coi là vùng...