Mất mùa do mưa, Đà Lạt vẫn chuyển rau tặng TP.HCM, chở gấp đến bệnh viện
Tỉnh Lâm Đồng quyết định tặng TP.HCM thêm 1.000 tấn rau sạch chuẩn VietGAP dù mưa bão khắp miền Trung và Tây Nguyên khiến một lượng lớn nông sản Đà Lạt, đặc biệt là những loại thông dụng trồng ngoài trời hư hỏng, mất sản lượng.
Mưa ngớt, nông dân tại Đà Lạt lại ra vườn hái rau xanh đưa lên xe đi TP.HCM – Ảnh: M.V
Tại TP.HCM, khi rau vừa đến điểm tập kết, các lực lượng đã chuyển ngay đến người dân khó khăn theo chương trình combo nông sản miễn phí và bếp ăn của một số bệnh viện điều trị COVID-19.
Hành trình 6.000 tấn nông sản sạch
Ngày 12-9, UBND tỉnh Lâm Đồng xác nhận sẽ tặng TP.HCM thêm 1.000 tấn nông sản dù vùng nông sản này đang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa bão liên tục trong 1 tuần qua. So với cách nay khoảng 1 tháng, lượng nông sản có thể thu hoạch hằng ngày đã giảm 30%.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, nếu thời tiết thuận lợi thì khoảng 3 tuần tới sản lượng rau vùng nông sản Đà Lạt mới được phục hồi. Với đợt tăng cường thêm 1.000 tấn nông sản, tỉnh Lâm Đồng đã nâng tổng lượng nông sản ủng hộ công tác chống dịch tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam lên 6.000 tấn dù vùng nông sản này đang đối mặt với việc giảm sản lượng.
UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết sẽ cung ứng miễn phí đủ 6.000 tấn nông sản đúng theo kế hoạch, kết thúc ngày 15-9. Tùy vào điều kiện thực tế của TP.HCM và các tỉnh phía Nam, tỉnh Lâm Đồng sẽ tiếp tục chương trình nông sản cho vùng dịch một cách phù hợp.
40 chiếc xe khách giường nằm, xe buýt máy lạnh được trưng dụng làm “xe tải” chở các loại nông sản dễ hư hại – Ảnh: M.V
Trước đó, từ ngày 22-8 tới 15-9, UBND tỉnh Lâm Đồng phát động gói hỗ trợ 5.000 tấn nông sản tặng TP.HCM với số lượng bình quân vận chuyển 200 tấn/ngày. Khi lượng nông sản chuyển đến TP.HCM được khoảng 4.000 tấn thì Tập đoàn Phương Trang – FUTA Group đề nghị tặng thêm 2.000 tấn. Do đó, chương trình 5.000 tấn nông sản đã thành 6.000 tấn nông sản.
Các khâu chuẩn bị từ vùng nguyên liệu, thu hái, sơ chế đã được hoàn tất. Phía Lâm Đồng đang cấp tập vận chuyển nông sản tương ứng với tốc độ phân phối đến các địa chỉ cần tại TP.HCM.
Để giữ được chất lượng nông sản giống như mới hái ở vườn, ban tổ chức đã cầu kỳ thu hái, sơ chế trong ngày và đưa đến TP.HCM trong vòng 5 giờ sau khi đưa lên xe. Để gia tăng tốc độ vận chuyển nhưng không làm hao hụt lượng nông sản (đang hiếm dần do mưa bão), hãng xe Phương Trang đã tiếp ứng UBND tỉnh Lâm Đồng bằng 40 chiếc xe giường nằm, xe buýt máy lạnh để vận chuyển nông sản.
Rau lá được làm sạch ngay tại vườn trước khi đưa đi TP.HCM – Ảnh: M.V
Ông Đào Viết Ánh, phó tổng giám đốc Công ty xe khách Phương Trang – FUTA Bus Lines, cho biết: “Giữ lạnh, di chuyển đúng tiến độ là cách mà lực lượng vận chuyển từ Lâm Đồng cố gắng để tạo điều kiện thời gian cho các lực lượng phân phối tại TP.HCM hoàn thành tiếp các khâu còn lại. Trên xe, chúng tôi mở máy lạnh, tăng cường hút ẩm để rau không bị úng và giữ được độ tươi”.
Theo ông Ánh: “Việc dùng xe giường nằm máy lạnh chở nông sản Đà Lạt có vẻ ngược ngược nhưng bản chất của vận chuyển nông sản, nhất là rau tươi thuộc chủng loại rau lá (vốn rất khó bảo quản khi đi xa, tỉ lệ hao hụt lớn), là luôn giữ lạnh và hút ẩm liên tục. Điều này các xe thùng lạnh làm được nhưng lúc này tổ chức được đội xe khoảng 40 chiếc là không khả thi. Do đó, chúng tôi làm chuyện ngược đời: dùng xe khách giường nằm chở “khách” VIP là nông sản xanh. Trọng lượng rau trung bình trên 1 xe khách không thể bằng xe tải nhưng chất lượng rau khi đến TP.HCM còn tốt hơn rau được chở bằng xe đông lạnh”.
Bà con ai cũng hướng về vùng dịch, nóng lòng trước khó khăn của TP.HCM và những tỉnh thành phía Nam. Muốn cùng chống dịch nhưng không thể trực tiếp lên tuyến đầu. Cho nên, khi được kêu gọi gửi nông sản tiếp ứng TP.HCM, bà con nhiệt tình tặng vườn rau, tặng kinh phí để mua và tặng công thu hái, sơ chế.
Đại tá Lê Anh Vương, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng
Giữa những trận mưa, nông dân lại cấp tập thu hái nông sản để kịp khi đoàn xe quay đầu có hàng tiếp tục đưa đi. Dự kiến ngày 15-9, tỉnh Lâm Đồng hoàn thành kế hoạch 6.000 tấn nông sản tặng TP.HCM – Ảnh: M.V
Video đang HOT
Ông Ánh cho biết thêm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ sáng kiến bằng việc chấp thuận và hướng dẫn kỹ thuật để tạm hoán cải xe trong thời gian rất ngắn.
Đại tá Lê Anh Vương, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, cho biết chương trình của UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND TP.HCM được nông dân nói riêng và người dân Đà Lạt – Lâm Đồng ủng hộ nhiệt tình.
“Bà con ai cũng hướng về vùng dịch, nóng lòng trước khó khăn của TP.HCM và những tỉnh thành phía Nam. Muốn cùng chống dịch nhưng không thể trực tiếp lên tuyến đầu. Cho nên, khi được kêu gọi gửi nông sản tiếp ứng TP.HCM, bà con nhiệt tình tặng vườn rau, tặng kinh phí để mua và tặng công thu hái, sơ chế. Mỗi người mỗi ít nên tỉnh Lâm Đồng mau chóng tập hợp được 4.000 tấn nông sản trước kế hoạch. Khi được ủng hộ thêm 2.000 tấn nông sản từ doanh nghiệp thì vượt kế hoạch, thành 6.000 tấn”.
Ông Vương nói thêm: “Ban tổ chức chúng tôi cảm ơn bà con, doanh nghiệp, các đoàn thể và xin tạm khép chương trình 5.000 tấn nông sản, thực tế đã là 6.000 tấn và có thể sẽ mở lại khi TP.HCM cần trong giai đoạn chống dịch mới”.
Rau xanh cấp tốc vào bệnh viện
Sáng 12-9, khi Lâm Đồng vừa thông tin cam kết tặng TP.HCM thêm 1.000 tấn nông sản thì chiều cùng ngày 300 tấn nông sản đã đến điểm tập kết tại TP.HCM. 2 chiếc xe giường nằm máy lạnh đã tách đoàn, chạy thẳng đến Bệnh viện Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) mang theo 14 tấn nông sản.
Chuyến xe nông sản này khẩn trương không khác hành trình 300km từ cao nguyên về TP.HCM bởi khi đoàn xe này đang di chuyển thì Bệnh viện Hùng Vương cho ban tổ chức biết bệnh viện mong được nhận phần nông sản Đà Lạt để tăng cường bữa ăn cho bệnh nhân.
Xe giường nằm đưa rau xanh đến thẳng Bệnh viện Hùng Vương mà không cần tập kết để tiết kiệm thời gian – Ảnh: M.VINH
Rau của bà con Lâm Đồng đến nơi tươi như mới hái, vẫn còn lạnh như khí trời Đà Lạt. Cảm ơn bà con.
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc Bệnh viện Hùng Vương
Đây là nơi có Khoa dinh dưỡng đang lo bữa ăn cho hơn 2.400 bệnh nhân nội trú cùng người thân, cạnh đó là bệnh nhân ngoại trú và nhân viên y tế.
TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết – giám đốc Bệnh viện Hùng Vương – cho biết: “Thời gian đầu giãn cách tại TP.HCM, bệnh viện cực kỳ thiếu nông sản để lo bữa ăn cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế. Sau đó thì Sở Công thương TP.HCM hỗ trợ nên không còn thiếu nhưng chỉ có một số loại nông sản dễ vận chuyển, không được đa dạng. Bữa ăn của bệnh nhân thiếu rau xanh, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Khó khăn chung mùa dịch nên không tiện nói đến chuyện bữa ăn nhưng thực sự bệnh nhân rất cần rau xanh”.
Bà Tuyết xúc động khi 14 tấn rau chuyển đến bếp ăn bệnh viện đúng những loại nông sản cần thiết cho người bệnh. “Rau của bà con Lâm Đồng đến nơi tươi như mới hái, vẫn còn lạnh như khí trời Đà Lạt. Cảm ơn bà con”.
Được hút ẩm và bảo quản lạnh nên khi đến bếp ăn các bệnh viện, rau Đà Lạt vẫn còn tươi, không bị hao hụt – Ảnh: G.T
Ban tổ chức chương trình chuyến xe nông sản của TP.HCM và tỉnh Lâm Đồng cho biết nông sản được phân phối theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình khó khăn và ưu tiên gửi đến các bệnh viện điều trị COVID-19 nhằm giúp đỡ bệnh nhân và lực lượng y tế.
Khi xe chở nông sản xuất bến từ Đà Lạt, phía TP.HCM đã có kế hoạch phân phối. Những chuyến xe tải nhỏ, xe trung chuyển của hãng Phương Trang cấp tốc chuyển đến các bếp ăn ưu tiên. Đối với bệnh viện dã chiến có đông người điều trị, xe giường nằm đầy ắp nông sản sẽ được điều phối đến thẳng mà không cần tập kết theo quy định.
10 ngày qua, mỗi ngày đoàn xe giường nằm này đều lên đường mang theo hàng trăm tấn nông sản tiếp ứng cho TP.HCM – Ảnh: M.VINH
Những F0 khỏi bệnh đồng hành cứu người ở Phú Nhuận
Tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01, quận Phú Nhuận, TP.HCM có những F0 đã khỏi bệnh xin tình nguyện ở lại chăm sóc cho những F0 đang điều trị tại bệnh viện.
Anh Trường Sơn và chị Dương Ngân chăm sóc cho một F0 lớn tuổi tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01
Anh Lê Ngọc Trường Sơn (29 tuổi) cho biết mình bị F0 cách đây hơn 1 tháng, anh được điều trị tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01 sau 8 ngày đã khỏi bệnh. Sau đó anh xin y bác sĩ cho phép ở lại bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân khác.
Anh Trường Sơn tâm sự: "Thấy các y, bác sĩ làm việc cực, các bệnh nhân cũng cần thêm người chăm sóc, muốn được chăm sóc các bệnh nhân giống như mình trước đây".
Trong khi đó, chị Dương Ngân (23 tuổi) cho biết sau 10 ngày điều trị tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01 đã khỏi bệnh, Ngân xin tình nguyện ở lại bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân khác.
"Sau khi được điều trị khỏi thì thấy các y, bác sĩ rất tận tình. Một số bệnh nhân lớn tuổi không có người thân theo chăm sóc nên tôi muốn ở lại để giúp đỡ các cô chú đó", Dương Ngân chia sẻ.
Anh Trường Sơn và chị Dương Ngân cho biết sẽ ở lại bệnh viện làm tình nguyện viên khi nào TP.HCM hết giãn cách xã hội.
Công việc của các tình nguyện viên là hỗ trợ y, bác sĩ vận chuyển bệnh nhân chuyển khoa, sắp xếp bệnh nhân vào phòng, xách đồ phụ bệnh nhân lớn tuổi, đo sinh hiệu cơ bản, chăm sóc ăn uống cho bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân không thể tự chăm sóc và không có người nhà chăm sóc.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận số 01 có 5 F0 đã khỏi bệnh và tình nguyện ở lại tham gia F0 đồng hành cùng F0. Trong thời gian khoảng 7 ngày nằm viện, các tình nguyện viên được y, bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp, SpO2, nhiệt kế, sử dụng bình oxy...
Việc F0 tham gia công tác chống dịch, đặc biệt là chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hiện nay tại các cơ sở cách ly và điều trị COVID-19 sẽ góp phần giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên y tế vốn đã vất vả, đồng thời chia sẻ trải nghiệm chiến thắng bệnh tật.
Chị Dương Ngân (phải) cùng bác sĩ đo SpO2 cho bệnh nhân
Cùng nhau đón một bệnh nhân lớn tuổi nhập viện
Chị Dương Ngân đo thân nhiệt cho một bệnh nhân
Mong muốn của Sơn và Ngân là được chăm sóc những người bệnh như mình trước đây
Trường Sơn và Dương Ngân đón các bệnh nhân mới chuyển tới bệnh viện dã chiến
Xách đồ đạc phụ các bệnh nhân mới nhập viện để ổn định chỗ ở
Anh Trường Sơn đo SpO2 cho một bệnh nhân mới được chuyển đến
Anh Trường Sơn cẩn thận lau sạch những vết máu dưới sàn
Cả hai phối hợp ăn ý và nhanh gọn mọi công việc
Phát cơm trưa cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện
Những thao tác thuần thục khi chăm sóc bệnh nhân
Tận tình chăm sóc các bệnh nhân lớn tuổi không có người thân chăm sóc
Chị Dương Ngân cho biết sẽ làm tình nguyện viên đến khi TP.HCM hết giãn cách xã hội
Điều kiện người F0 khỏi bệnh có thể tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 bao gồm:
- Người F0 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, có nguyện vọng tham gia chương trình.
- Đảm bảo đủ sức khỏe lao động, khônNhững F0 khỏi bệnh đồng hành cứu người ở Phú Nhuận g trong thời gian mang thai hoặc nghỉ hậu sản; trong độ tuổi lao động.
- Có kháng thể kháng virus COVID-19 đối với F0 khỏi bệnh trong vòng 6 tháng hoặc đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin đối với F0 khỏi bệnh hơn 6 tháng.
Trách nhiệm của người tham gia chương trình: tham gia tập huấn ngắn hạn về phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19, cách chăm sóc người bệnh; tuân thủ các quy định, nội quy của nơi công tác.
Quyền lợi của người tham gia chương trình: được hưởng các chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định và hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt.
Nghe tiêm vắc xin Covid-19 Pfizer, thai phụ ùn ùn kéo đến Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM Từ ngày 30.8, Bệnh viện Hùng Vương được Sở Y tế cho phép triển khai tiêm vắc xin Covid-19 Pfizer, chỉ ưu tiên cho thai phụ từ 13 tuần, phụ nữ đang cho con bú. Sáng 30.8 người đi tiêm vắc xin tập trung đông nghẹt trước cổng Bệnh viện Hùng Vương. Ảnh CTV Sáng 30.8, trên mạng xã hội lan truyền clip...