Mất mùa do hạn hán ở châu Âu tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua
Thiệt hại sản lượng mùa vụ do nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng đã tăng gấp 3 lần, từ mức 2,2% trong giai đoạn 1964-1990 lên 7,3% trong giai đoạn 1991-2015.
Một đàn bò di chuyển trên lòng sông khô cạn do hạn hán tại Maisons-du-Bois-Lievremont, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mức độ nghiêm trọng của mất mùa do các đợt nắng nóng và hạn hán ở châu Âu đã tăng gấp 3 lần trong 50 năm qua, cho thấy tính dễ bị tổn thương của hệ thống thực phẩm trước biến đổi khí hậu.
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Environmental Research Letters, các chuyên gia đã tìm hiểu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở 28 quốc gia châu Âu và Anh từ năm 1961 đến năm 2018.
Họ tiến hành so sánh dữ liệu này với dữ liệu về các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, các đợt nắng nóng , lũ lụt và thời tiết lạnh giá, qua đó đã tìm thấy bằng chứng biến đổi khí hậu làm gia tăng thiệt hại về sản lượng mùa vụ.
Video đang HOT
Thiệt hại sản lượng mùa vụ do nắng nóng và hạn hán nghiêm trọng đã tăng gấp 3 lần, từ mức 2,2% trong giai đoạn 1964-1990 lên 7,3% trong giai đoạn 1991-2015. Nghiên cứu cũng cho thấy riêng tình trạng hạn hán xảy ra ngày càng thường xuyên và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Bà Teresa Bras làm việc tại Trường Khoa học và Công nghệ Nova ở Lisbon – tác giả chính của nghiên cứu, cho biết nhìn chung sản lượng vụ mùa của châu Âu vẫn tăng trong giai đoạn nói trên, với mức tăng gần 150% trong khoảng thời gian từ giai đoạn 1964-1990 đến giai đoạn 1991-2015.
Tuy nhiên, những thiệt hại liên quan thời tiết cực đoan khác nhau tùy thuộc loại cây trồng. Theo đó, ngũ cốc – loại lương thực chiếm gần 65% diện tích canh tác của Liên minh châu Âu và chủ yếu được sử dụng làm thức ăn gia súc, là loại cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Đợt nắng nóng kinh hoàng và hạn hán năm 2018 ở châu Âu đã khiến sản lượng ngũ cốc giảm 8% so với mức trung bình của năm năm trước đó, gây ra tình trạng thiếu thức ăn cho gia súc và khiến giá hàng hóa tăng mạnh.
Kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký kết năm 2015, thế giới đã trải qua năm năm nóng nhất. Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc đã cảnh báo hoạt động sản xuất lương thực “vô cùng nhạy cảm” với biến đổi khí hậu .
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience cho thấy các trận hạn hán mùa Hè gần đây ở châu Âu là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất mà “Lục địa già” từng trải qua trong 2.110 năm qua. Châu lục này cũng ghi nhận những đợt nắng nóng gia tăng đột ngột kể từ năm 2015./.
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sóng âm để tăng nước mưa
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết sóng âm thanh tần số thấp có thể kích thích tạo mưa tại một số khu vực hạn hán.
Thí nghiệm dùng âm thanh tăng lượng nước mưa đã được thực hiện ở Cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 4/2 đưa tin thí nghiệm đã được thực hiện tại Cao nguyên Tây Tạng năm 2020. Các nhà nghiên cứu Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh khẳng định rằng qua thí nghiệm, mực nước mưa đã tăng 17% nhờ việc hướng một loa phóng thanh cỡ đại lên bầu trời.
Đội ngũ nghiên cứu do giáo sư Wang Guangqian dẫn dắt. Ông chia sẻ: "Tổng lượng nước bốc hơi hàng năm tại Trung Quốc là khoảng 20 nghìn tỷ tấn. Nhưng chỉ có 20% hình thành mưa rơi xuống mặt đất". Trong khi đó, năng lượng âm thanh có thể thay đổi cấu trúc của mây. Đây là đánh giá được nhóm nghiên cứu tại Đại học Thanh Hoa đăng tải trên tạp chí Scientia Sinica Technologica trong tháng 1.
Không giống như các công nghệ tạo mưa nhân tạo khác, âm thanh không gây ô nhiễm và cũng chẳng cần phương tiện hỗ trợ như máy bay hoặc tên lửa đẩy. Nhưng một số ý kiến chỉ trích rằng việc dùng phương pháp âm thanh có thể tạo ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người dân và sinh vật bản địa.
Loa giáo sư Wang Guangqian sử dụng để tạo mưa được trang bị động cơ diesel và có thể phóng âm thanh tần số 50 hertz lên các đám mây. Tuy nhiên, âm thanh này có độ ồn lên tới 160 decibel - tương đương mức tiếng động phát ra từ động cơ máy bay. Khi âm thanh vươn tới các đám mây ở vị trí cách mặt đất 1.000 m thì độ ồn sẽ giảm đi 30 decibel. Tín hiệu radar ghi nhận lượng hạt mưa được hình thành tăng thêm sau khi chịu tác động âm thanh.
Theo kết quả thí nghiệm, mực nước mưa tại khu vực bán kính 500m chịu tác động của thiết bị âm thanh sẽ nhiều hơn 11-17% so với những khu vực ở bên ngoài.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Hàn lâm Trung Quốc ở Bắc Kinh đánh giá thí nghiệm kéo dài trong 2 tiếng của giáo sư Wang sẽ cần có thêm nhiều lần thu thập dữ liệu và chưa có giả thiết ủng hộ ý tưởng âm thanh có thể tác động đến lượng nước mưa.
45 ngày nữa, thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt nguy cơ hết nước Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất trong thập niên qua và nhiều thành phố nước này đối mặt với viễn cảnh cạn nước sau vài tháng nữa. Các chuyên gia cảnh báo sau 45 ngày nữa, Istanbul có thể không còn nước. Đập Alibeyky - nguồn trữ nước quan trọng của Istanbul đã giảm mực nước...