Mất mạng vì sơ cứu không đúng cách
Sơ cứu nạn nhân trước khi chuyển đến bệnh viện đã cứu sống nhiều mạng người.
Nhập viện trong tình trạng đau đớn, đến ngày 24-12, sau gần một tuần điều trị chấn thương gãy xương đùi tại BV Việt Đức (Hà Nội), ông Đoàn Đình Bình (60 tuổi, ngụ Hưng Yên) vẫn nằm bất động. Trước đó, ông Bình bị gãy chân sau cú bước hụt, người thân vội vàng khiêng lên taxi chạy hàng chục cây số đến BV Việt Đức để cấp cứu.
Chết vì không sơ cứu
Theo điều dưỡng Vũ Phi Long, Khoa Khám bệnh cấp cứu (BV Việt Đức), với chấn thương gãy xương đùi như bệnh nhân Bình, nếu được sơ cứu bằng cách dùng nẹp cố định phần chi gãy, sau đó mới phân tuyến điều trị thì sẽ giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân rất nhiều. “Ngoài việc đau đớn do xương gãy chọc vào thịt khiến tình trạng gãy kín thành gãy hở thì những mảnh gãy của xương có thể gây đứt mạch máu, dẫn đến sốc mất máu, sốc chấn thương” – điều dưỡng Long nói.
Điều dưỡng Long cho biết cách đây không lâu, có một bệnh nhân nữ 20 tuổi ở huyện Thường Tín, TP Hà Nội bị ngã xuống mương. Tại tuyến dưới, bệnh nhân được sơ cứu chấn thương hàm mặt, sau đó chuyển tiếp lên BV Việt Đức. Lúc nhập viện, bệnh nhân vẫn tỉnh nhưng rồi toàn thân xuất hiện tê bì, 3 tháng sau thì tử vong. Đây là một trong những nạn nhân bị chấn thương đốt sống cổ nhưng không phát hiện được tại thời điểm chấn thương. Quá trình bế, vác, vận chuyển khiến xương cổ nạn nhân bị gãy nặng hơn, gây đứt tủy, liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp.
Bệnh nhân Đoàn Đình Bình đang được điều trị tại BV Việt Đức
Tăng cơ hội sống cho bệnh nhân
Theo điều dưỡng Nguyễn Văn Uy, Khoa Khám bệnh cấp cứu (BV Việt Đức), trong phần lớn trường hợp bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, người nhà hoặc người đi đường thường lập tức xốc nạn nhân lên xe đưa đi cấp cứu vì cho rằng đến BV càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm nghiêm trọng, có thể đẩy bệnh nhân đến tử vong hoặc thương tổn nặng nề hơn.
Tại BV Việt Đức, mỗi ngày có từ 60- 80 ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Những nạn nhân do người thân hoặc người đi đường đưa đến phần lớn không được sơ cứu. “Rất nhiều trường hợp chỉ đơn giản là gãy chân nhưng do không được sơ cứu đúng cách nên cuối cùng bệnh nhân đã phải cắt cả chân do bị hoại tử” – điều dưỡng Uy cảnh báo.
Bác sĩ Võ Quốc Hưng, Trưởng Khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú (BV Việt Đức), cho biết với những nạn nhân bị gãy xương đùi, quan trọng nhất là phải cố định vết thương bằng nẹp, sau đó dùng băng buộc lại. Trường hợp không có nẹp, có thể dùng vật cứng, dài nẹp hoặc ván cứng ốp chi gãy, sau đó dùng dây buộc, thậm chí dùng áo để cố định. Cách làm này hạn chế nguy cơ sốc chấn thương, tránh gây tổn thương cơ, đứt mạch máu do mảnh gãy chọc vào. “Việc sơ cứu, vận chuyển đúng trước khi tới bệnh viện sẽ tăng cơ hội sống cho người bệnh và ngược lại. Với trường hợp bị chấn thương cột sống cổ do tai nạn, việc bế xốc lên trong khi chưa loại trừ chấn thương cổ có thể làm đứt tủy sống khiến bệnh nhân tử vong, nếu được cứu sống cũng có thể gây nguy cơ liệt tứ chi không hồi phục” – bác sĩ Hưng lưu ý.
Video đang HOT
Một số bác sĩ khuyến cáo khi sơ cứu tai nạn, cần chú ý nhất đến phần cổ vì đây là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cũng như mạch máu của cơ thể. Đặc biệt, với tai nạn lao động, nạn nhân ngã từ trên cao xuống, khả năng bị chấn thương đốt sống cổ là rất cao. Trong trường hợp này, nếu không có nẹp cổ thì cần sử dụng hai bao cát hoặc bao gạo đặt hai bên, từ vai đến đỉnh đầu để cố định cổ, hạn chế tình trạng lắc qua lắc lại trên đường vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế. Với trường hợp bị gãy xương, việc bế, vác, cõng nạn nhân sẽ khiến vết gãy di lệch, gãy ít thành gãy nhiều. Ngoài ra, nạn nhân có thể chết do sốc hoặc bị tổn thương mạch máu, vỡ động mạch chủ, đứt dây thần kinh.
60% nhân viên chuyển bệnh là nữ giới
BV Việt Đức vừa tiến hành nghiên cứu tình hình nhân lực đội vận chuyển bệnh nhân. Kết quả cho thấy qua 68 lượt vận chuyển người bệnh từ tháng 8 đến 10-2013 đã xuất hiện nhiều chuyện bất hợp lý như có tới 60% nhân viên vận chuyển bệnh nhân tại BV là nữ giới, dù đây là công việc cần sức khỏe… Đặc biệt, tỉ lệ điều dưỡng, nhân viên vận chuyển bệnh nhân tại BV thực hành đầy đủ quy trình vận chuyển rất thấp – chỉ 6%, đồng thời cũng chỉ có 20% điều dưỡng là người được đào tạo về chuyên môn.
Theo VNE
Nguy cơ nhiễm độc tố gây ung thư gan nếu dùng gừng không đúng cách
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm một loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
Theo VNE
5 thực phẩm bạn thường ăn không đúng cách Ăn cà chua sống, ăn dâu cắt lát, uống vang mở nắp qua đêm đều có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều dưỡng chất. Mỗi loại thực phẩm đòi hỏi những cách chế biến khác nhau. Nhiệt độ, nước, việc lưu trữ lâu ngày hay không khí đều có thể làm giảm dưỡng chất trong thực phẩm. Dưới đây là 5 thực phẩm...