Mật mã không thể bẻ khóa đầu tiên trên thế giới
Giới khoa học tuyên bố đã phát triển ra loại mật mã hệ thống an ninh không thể bẻ khóa đầu tiên trên thế giới, thậm chí có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ máy tính lượng tử.
Ảnh minh họa – Sputnik
Đài Sputnik đưa tin trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Nature Communication ngày 20/12, nhóm nhà khoa học tại Đại học St Andrews (Scotland) cùng các đồng nghiệp quốc tế đã giải mã được “bí mật hoàn hảo” trong công nghệ mới của họ.
Họ đã phát triển một con chip silicon nguyên mẫu sử dụng các quy luật tự nhiên, bao gồm lý thuyết hỗn loạn và định luật thứ hai của nhiệt động lực học.
Các mật mã được tạo ra bởi con chip này không bao giờ được lưu trữ cũng như không thể can thiệp qua tin nhắn. Thông tin kỹ thuật số ban đầu được lưu dưới dạng ánh sáng, sau đó truyền qua con chip silicon được thiết kế đặc biệt chứa các cấu trúc phức tạp bẻ cong và khúc xạ ánh sáng, làm xáo trộn thông tin.
Video đang HOT
Giáo sư Andrea di Falco tại Trường Vật lý và Thiên văn học thuộc Đại học St Andrews cho biết: “Công nghệ này tương tự như việc nói chuyện với ai đó bằng hai chiếc cốc giấy nối dây. Nếu bạn lắc cốc khi nói, âm thanh sẽ bị che lấp, song mỗi lần cốc sẽ bị rung lắc theo một cách khác biệt vì vậy mật mã này không thể bị tấn công”.
Do đó, theo nhóm nghiên cứu, những phương pháp bẻ khóa mã hóa truyền thống không sẽ bất lực trước dạng mật mã mới vì chúng không có phần mềm hay mật mã để thao tác.
Hơn thế, công nghệ mật mã mới này cũng được ca ngợi là có khả năng ngăn chặn mối đe dọa của máy tính lượng tử, đồng thời có thể sử dụng trong các hệ thống liên lạc sẵn có.
Mặc dù, các máy tính lượng tử thực sự vẫn là vấn đề của tương lai, giới chuyên gia an ninh đã lên tiếng cảnh báo về việc các nhóm khủng bố mạng có thể đã lưu trữ thông tin để tấn công ngay khi máy tính lượng tử đi vào hoạt động.
Theo Báo tin tức
Siêu dự án vũ trụ 'con cưng' của TT Putin bị tham nhũng 172 triệu USD
Trung tâm vũ trụ Vostochny mới của Nga đã mất ít nhất 11 tỷ rúp (172 triệu USD) do tham nhũng. Các quan chức hàng đầu có liên quan đã bị kết án tù.
Hôm 17/11, Ủy ban Điều tra Liên bang (SK) cho biết 58 quan chức tham gia dự án đã bị kết án vì tội gian lận và lạm dụng chức vụ, theo BBC.
Án tù nặng nhất được tuyên cho tới nay là 11,5 năm đối với Yuri Khrizman, cựu giám đốc công ty xây dựng nhà nước Dalspetsstroy.
Chỉ riêng hành vi trộm cắp của Khrizman đã khiến nhà nước thiệt hại 5,2 tỷ rúp. Ông và một số quản lý công trình khác bị bỏ tù vào tháng 2/2018. Con trai Mikhail của quan chức này cũng bị bỏ tù 5,5 năm.
Cựu kế toán trưởng của công ty Dalspetsstroy, ông Vladimir Ashikhmin, lĩnh án 7 năm tù. Cựu chủ tịch uỷ ban thành phố Khabarovsk, Viktor Chudov, lĩnh án 6 năm tù.
Một tên lửa được phóng từ trung tâm vũ trụ Vostochny hồi tháng 7. Ảnh: Getty.
SK cho biết đang xử lý thêm 12 vụ án hình sự liên quan đến siêu dự án này. Tổng thống Vladimir Putin coi dự án là ưu tiên chiến lược của Nga vì tiềm năng thương mại rất lớn.
Vụ việc vỡ lở vào đầu năm 2015, khi một nhóm công nhân xây dựng tại công trường tuyệt thực, cho rằng họ bị quỵt lương vì một nhà thầu phụ phá sản.
Khi kế hoạch phóng tên lửa đầu tiên bị trì hoãn vào năm 2015, Tổng thống Putin ra lệnh cho SK thanh tra quy trình quản lý của Vostochny và phát hiện tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.
Vostochny là trung tâm vũ trụ phục vụ mục đích dân sự đầu tiên của Nga. Lần ra mắt đầu tiên là vào tháng 4/2016. Siêu dự án này nằm ở vùng viễn đông của Nga, cách xa các thành phố lớn, tránh nguy cơ mảnh vỡ tên lửa rơi vào khu dân cư.
Đến thăm Vostochny vào tháng 9, ông Putin nói với các quan chức: "Đây là dự án xây dựng quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với Nga".
Tổng chi phí đầu tư cho siêu dự án Vostochny hiện ở mức 300 tỷ rúp (4,7 tỷ USD), theo hãng tin RIA Novosti. Tuy nhiên, dự án hiện bị trì hoãn bởi chi phí vượt mức dự kiến.
Theo news.zing.vn
Trung Quốc tham vọng tạo hạt giống biến đổi gene ngoài vũ trụ Các nhà khoa học Trung Quốc dùng vệ tinh gửi hạt giống và cây trồng ra ngoài vũ trụ, lợi dụng phóng xạ cao để tạo nên những đột biến gene không thể xảy ra trên Trái Đất. Các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch phóng vệ tinh có khả năng tái sử dụng, mang theo gần 500 kg vật...