Mất kiểm soát vì dạy con học ở nhà
Dạy mãi nhưng con trai 10 tuổi không tiếp thu, ông bố run lên vì tức giận, trong lúc mất kiểm soát, anh bạt mạnh vào tai trái của con.
Bác sĩ Xu Huiming, Phó trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhân dân Hàng Châu cho biết, ông tiếp nhận trường hợp này vài ngày trước. Đứa trẻ được bố mẹ đưa đến phòng khám với vẻ mặt đầy lo lắng. Ban đầu, họ chỉ nói con trai bị đau ở tai, cần được khám.
Ông Xu cứ nghĩ đứa trẻ bị ngã hoặc tai nạn giao thông, nhưng quan sát bằng mắt, vị bác sĩ không phát hiện vết thương bên ngoài. “Tôi đề nghị cha mẹ cậu bé cho biết tiền sử bệnh càng nhiều càng tốt. Họ lưỡng lự, nhưng rồi cũng nói hết sự thật”, ông kể.
Hóa ra, tối trước đó, cậu bé 10 tuổi được bố hướng dẫn làm bài tập về nhà. Trong lúc dạy con học, phụ huynh này vô cùng tức giận vì đứa nhỏ không chịu tiếp thu. “Tôi tức đến nỗi tay run lên. Trong lúc không kiểm soát, tôi bạt vào tai trái của con”, Xu Huiming nhắc lại lời ông bố.
Dù không thấy tai con chảy máu và vẫn nghe được, nhưng bố đứa trẻ đã rất hối lỗi vì sự thất bại của mình và vô cùng lo lắng. Sáng hôm sau, con không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng vợ chồng anh vẫn quyết định đưa đi khám.
Sau khi kiểm tra kỹ bằng cách soi tai bằng điện và qua ống soi tai, bác sĩ phát hiện màng nhĩ tai trái của cậu bé bị thủng bất thường, kích thước khoảng 0,2×0,4 cm. Chẩn đoán ban đầu là thủng màng nhĩ do chấn thương ở tai trái và mất thính lực nhẹ.
Bác sĩ Xu Huiming khuyên nên theo dõi cậu bé trong một tháng đầu tiên, tránh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai, tránh tập thể dục gắng sức. Nếu màng nhĩ không lành sau một, thậm chí hai, ba tháng, phải làm phẫu thuật.
Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Chiết Giang Su Heng cho rằng tình trạng trẻ lười học, không chú ý khá phổ biến. Nguyên nhân là do chúng chưa hình thành thói quen học tập, cảm thấy chơi đủ rồi mới học, không tự sắp xếp được thời gian và mê điện thoại, tivi.
Bên cạnh đó, một số trẻ lệch lạc trong nhận thức về việc học. Chúng thường nghĩ “học là việc của bố mẹ, không phải trách nhiệm của con”, “học khổ cực, học chán”… Ngoài ra, trẻ cũng có những thay đổi về cảm xúc: bị giáo viên ở trường chê trách, bạn bắt nạt, gia đình bất hòa hoặc bị kích thích bởi những sự kiện lớn khác trong cuộc sống… dẫn đến thiếu tập trung.
Bác sĩ Su Heng cho rằng, là cha mẹ, tùy vào nguyên nhân, tình trạng của con mà giải quyết vấn đề cho phù hợp.
Ảnh minh họa: btv.com
Cha mẹ cần lưu ý những điều sau
Video đang HOT
- Nên làm gương tốt cho con, chẳng hạn không nhìn điện thoại hoặc chơi game khi con đang học.
- Phát triển thói quen tốt của trẻ: Yêu cầu con chỉ làm bài tập xong mới làm việc khác. Hãy để trẻ tự sắp xếp trình tự học, đừng áp đặt, đòi hỏi con, hãy để trẻ học theo tốc độ của nó.
- Đừng vội ngắt mạch của con khi trẻ đang học: Nếu con làm sai, nên đợi cho đến khi trẻ làm xong bài tập ấy hoặc tất cả bài tập rồi mới sửa. Bởi nếu can thiệp giữa chừng, con sẽ mất hứng thú để tiếp tục, nảy sinh cảm xúc tiêu cực.
- Thường xuyên trò chuyện với con: Đứa trẻ chủ động chia sẻ với bố mẹ là một đứa trẻ biết lắng nghe, không chỉ trích hay tùy tiện “sửa” người khác. Dù con có suy nghĩ ngây thơ hoặc không tốt, hãy để con nói xong rồi tìm cách phù hợp điều chỉnh.
Nếu con không thích nói chuyện, cha mẹ hãy chủ động bắt đầu bằng những chủ đề trẻ quan tâm. Đừng chỉ hỏi về điểm số mà hãy chú ý đến con đường trí thức cả đời của đứa bé. Hãy để con từ từ hình thành khái niệm cơ bản: “tự chịu trách nhiệm về bản thân”.
- Hãy để con thực sự thích học: Thích học luôn quan trọng hơn kết quả học. Thông qua các câu chuyện tình huống lặp đi lặp lại và ví dụ, hãy cho con biết học tập là điều chúng sẽ làm trong suốt đời, nhưng theo một cách khác. Thế giới này phong phú và đầy màu sắc, học là để hiểu, nhận biết, phân tích và sự đoán thế giới, không phải chỉ để lấy thành tích.
- Chú trọng thời gian tập trung ngắn: Sau khi trẻ tập trung được thời gian ngắn, nên để con nghỉ ngơi vài phút theo ý nó thích và khen ngợi khi con tập trung được lâu hơn.
Nếu trẻ luôn di chuyển xung quanh khi làm bài, không bao giờ yên lặng, thậm chí trong lớp cũng thường xuyên đi lại, hãy kiểm tra xem con có mắc chứng “rối loạn tăng động giảm chú ý” hay không.
Chuyên gia cũng nhắc nhở các bậc phụ huynh nên tiết chế cảm xúc để không làm con bị thương, đồng thời, không làm tổn hại đến sức khỏe của mình, nhất là người mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não như cao huyết áp.
Nhiều người bị bệnh đau đầu "hành hạ" trong mùa hè, nguyên nhân có thể không đơn giản mà do 5 bệnh nghiêm trọng
Ngạt mũi, đau đầu là một trong những triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi và đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng, chỉ mùa đông thời tiết lạnh giá chúng ta mới dễ bị cảm lạnh và đau đầu. Nhưng thực tế, ngay cả vào mùa hè, nhiều người cũng bị căn bệnh đau đầu hành hạ.
Đau đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm xoang do vi khuẩn, đau nửa đầu hoặc nhiễm trùng tai.
Phòng ngừa đau đầu là việc làm rất quan trọng và để phòng bệnh tốt thì quan trọng nhất là phải nắm được nguyên nhân. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi và đau đầu:
Viêm xoang
Viêm xoang có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi và đau đầu.
Viêm xoang là một bệnh nhiễm trùng khiến chất nhầy tích tụ trong xoang và dẫn tới sưng đau. Theo Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (AAAAI), triệu chứng ban đầu của nhiễm trùng xoang cấp tính thường giống với cảm lạnh.
Trong khi đó, cảm lạnh cũng góp phần làm sưng xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và tích tụ nước mũi. Theo AAAAI, nếu tình trạng này xuất hiện 3 lần trong một năm, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với viêm xoang mãn tính.
Ngoài ngạt mũi và đau đầu, viêm xoang còn dẫn tới một loạt các triệu chứng khó chịu khác như ho, mệt mỏi, sốt, cảm thấy áp lực quanh mắt, trán hoặc mũi, đau răng và dịch mũi chuyển màu.
Cảm lạnh
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng của cảm lạnh. Hơn nữa, một số người cũng có thể bị đau đầu do tình trạng này.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh bao gồm ho, tức ngực nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sốt và đau nhức cơ thể.
Để điều trị cảm lạnh, bạn cần nghỉ ngơi thường xuyên và bổ sung đủ chất lỏng. Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp chống lại các triệu chứng của cảm lạnh.
Nếu các triệu chứng cảm lạnh không biến mất sau 10-14 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Cúm
Cúm là một bệnh về đường hô hấp do virus gây nên. Ngoài ngạt mũi và đau đầu, tình trạng này còn dẫn tới những triệu chứng khác như ho, đau họng, đau cơ, mệt mỏi và sốt. Một số người có khả năng bị nôn mửa và tiêu chảy, dù hiện tượng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Nếu không điều trị kịp thời, cúm sẽ phát triển và gây nên các biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu khó thở, đau ngực, chóng mặt, co giật, đau cơ nghiêm trọng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Nếu thuốc không đem lại hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê thuốc chống dị ứng.
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp gây nên các bệnh nhiễm trùng mũi, phổi và họng. Mặc dù mọi người đều có khả năng nhiễm virus RSV, tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản ở trẻ.
Mọi người đều có thể điều trị RSV tại nhà và bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần. Sử dụng thuốc cảm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu.
CDC cho biết, người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người sở hữu hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc cao và nên đi khám bác sĩ nếu cảm thấy khó thở.
Nhiễm trùng tai
Một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm mất thính lực, chảy mủ tai, sốt, khó ngủ và gặp vấn đề về khả năng cân bằng.
Cả virus và vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng tai. Hơn nữa, dịch nhầy từ tai có khả năng rò rỉ vào đường mũi, dẫn tới viêm mũi. Một số biện pháp khắc phục tại nhà như chườm nóng, bổ sung nước, dùng thuốc thông mũi không kê đơn có thể làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng tai.
Nếu các phương pháp này không đem lại hiệu quả, mọi người nên đến gặp chuyên gia y khoa để được tư vấn.
Rét đậm, rét hại: Đoán bệnh qua màu nước mũi của trẻ Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ là mục tiêu tấn công hàng đầu của các mầm bệnh, đặc biệt là virus, vi khuẩn đường hô hấp. Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường. BSCKI Phí Xuân Thi, Bệnh viện Sản...