Mất khả năng thanh toán nghiêm trọng, Tổng công ty Sông Hồng xin Thủ tướng cho thoái vốn ngay 2019
“Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản”…
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẩn thiết đề nghị cho phép Sông Hồng được thoái vốn ngay trong năm 2019.
Trong báo cáo, Công ty Sông Hồng cho biết, là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa năm 2010 và hiện nay vốn Nhà nước là 132,412 tỷ đồng/vốn điều lệ 270 tỷ đồng (chiếm 49%). Sông Hồng cũng là một trong số những Tổng công ty đầu tiên trực thuộc Bộ Xây dựng thực hiện thành công yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ năm 2010, mang lại hiệu quả cao với số thặng dự vốn cổ phần nộp về ngân sách Nhà nước là 61,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau cổ phần hóa đến nay, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, lỗ lũy kế đến 31/12/2018 là âm 908 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 581 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn là 1.145 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản ngắn hạn chỉ còn 586 tỷ dẫn đến mất khả năng thanh toán rất nghiêm trọng.
Sông Hồng cho biết, chính vì vậy, trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, công ty này cũng cho biết đang phải thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật với số tiền phải thi hành án là 238,4 tỷ đồng phải trả cho Ngân hàng SHB và Tòa án Q.Tây Hồ chuẩn bị đưa ra xét xử vụ Ngân hàng Oceanbank khởi kiện buộc Tổng công ty phải trả nợ vay thi công công trình Nhiệt điện Vũng Áng I với số tiền cả gốc và lãi khoảng 470 tỷ đồng.
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty.
Công ty Sông Hồng cho biết đã hoàn thành và trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty để đấu giá một phần vốn Nhà nước. Đồng thời tổ người đại diện vốn Nhà nước đã chủ động tìm kiếm một số nhà đầu tư cùng lĩnh vực quan tâm và có thể giam gia đấu giá công khai mua cổ phần của Sông Hồng với mức giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần với điều kiện phải tiến hành thoái vốn trong năm 2019.
Theo Công ty Sông Hồng việc đấu giá cổ phần này có thể thực hiện ngay sau khi được sự phê duyệt của Thủ tướng và Bộ Xây dựng. Trường hợp thực hiện bàn giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì quá trình đấu giá sẽ phải lực hiện lại từ đầu và sẽ kéo dài đến hết năm 2020 dẫn đến việc thoái vốn Nhà nước sẽ rất khó thành công.
Công ty Sông Hồng do vậy đã khẩn thiết kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận tiếp tục giao cho Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty để hoàn thành việc thoái vốn toàn bộ phần vốn Nhà nước sớm nhất, hiệu quả nhất.
Được biết trước đó Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty Sông Hồng.
Trong đó Bộ Xây dựng có cho biết, theo Chứng thư do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành, giá thẩm định một cổ phần của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng tại thời điểm 31/12/2018 là 3.000 đồng/cổ phần, thấp hơn so với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong điều kiện hết sức khó khăn của Công ty Sông Hồng hiện nay, việc thu các nhà đầu tư quan tâm tham gia đấu giá cổ phần của Tổng công ty này ở mức không thấp hơn mệnh giá là rất khó khăn.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sông Hồng, hiện đang có một số nhà đầu tư quan tâm, có thể sẽ tham gia đấu giá công khai mua cổ phần Sông Hồng với mức giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần và đề nghị thực hiện ngay trong năm 2019.
Theo Lan Ca – VnEconomy
VnEconomy
Chính sách cổ phần hóa tác động tích cực đến thị trường chứng khoán
Ông Nguyễn Như Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho rằng, các chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán (TTCK).
Cụ thể, theo ông Quỳnh, dễ thấy nhất là giúp rút ngắn thời gian giao dịch cổ phần IPO; Hạn chế tình trạng doanh nghiệp chây ì, né tránh việc niêm yết, đăng ký giao dịch sau cổ phần hóa, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mua cổ phần, theo đó hoạt động đấu giá cổ phiếu sôi động hơn.
Đồng thời góp phần tăng quy mô, thanh khoản TTCK, đưa phương thức đấu giá IPO ở Việt Nam đến gần với thông lệ quốc tế; Tăng cường khả năng huy động vốn; Công khai minh bạch thông tin, đổi mới về quản trị...Và phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt.
Cũng theo ông Quỳnh, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa là trụ cột của TTCK Việt Nam. Nếu tính riêng số doanh nghiệp niêm yết thì hiện có đến 162 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 44%, còn trên thị trường UPCoM thì có đến 457 doanh nghiệp cổ phần hóa, chiếm 54%.
Đại diện lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; Có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm đối với những DNNN cổ phần hóa từ trước đây nhưng vẫn chưa đưa cổ phần lên UPCoM.
Cơ quan chức năng cũng cần có các giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản của TTCK, đặc biệt là thị trường UPCoM. Cùng với đó là phải nâng cao tính công khai, minh bạch và chất lượng hoạt động, quản trị của DNNN cổ phần hóa.
Minh Thùy
Theo petrotimes.vn
Hướng dẫn mới về bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ cho các đối tượng thực hiện cổ phần hóa. Thông tư nêu rõ: Trong trường hợp khối lượng cổ phần đặt mua thực tế và số lượng nhà đầu tư đặt mua thực tế không đáp ứng điều kiện dựng sổ theo...