Mất khả năng nhận thức vì bệnh hoang tưởng
Dạng hoang tưởng này khiến nhiều bệnh nhân gây tổn hại đến người thân, bạn bè, thậm chí gây án.
Ông B.N.N (62 tuổi) có những “biểu hiện lạ” đã vài năm nay. Cách đây không lâu, ông bắt đầu tỏ ra nghi ngờ vợ đang tìm cách đầu độc mình. “Ông ấy cứ nghĩ tôi bỏ thuốc độc vào thức ăn, có lúc còn đánh tôi. Dạo này, ông ấy cũng không cho cả anh em trong gia đình tới nhà chơi vì sợ có người muốn hại mình.
Hôm khác thì ông lại nói có ai đó bỏ thuốc độc vào bồn nước sinh hoạt chung nên xả bỏ cả bồn, thậm chí không chịu tắm, đánh răng, rửa mặt vì sợ bị nhiễm độc” – người vợ kể với giám định viên khi đưa chồng đi giám định tâm thần. Kết quả giám định cho thấy ông N. đúng là có bệnh, mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi, phải điều trị bắt buộc.
Gây án vì hoang tưởng
Một bệnh nhân nam ngoài 60 tuổi bị tâm thần phân liệt kèm hoang tưởng bị hại và rối loạn cảm xúc, lúc nào cũng nói với mọi người rằng mình đang bị… một cơ quan tình báo theo dõi. Từ ngày xuất hiện hoang tưởng, ông hiếm khi ở nhà mà đi đến các nơi khác tá túc, lúc lại xin vào chùa để trốn. Người nhà đi tìm, năn nỉ về thì ông bảo nếu về sẽ bị bắt, bị giết vì mình là một nhân vật rất quan trọng.
Một ca giám định tâm thần tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần
Video đang HOT
Đau thương hơn là vụ án L.T.D (45 tuổi) vì nghi ngờ nhà hàng xóm muốn hãm hại mình nên đã “ra tay trước” bằng cách tạt axít vào cả gia đình này. Theo kết quả giám định tại Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, D. bị tâm thần phân liệt, có biểu hiện bệnh lý hoang tưởng bị hại, luôn ám ảnh rằng gia đình hàng xóm đang chửi rủa, hãm hại làm người nhà mình đau ốm, con cái học hành sa sút.
Với đặc tính của bệnh tâm thần phân liệt, người bệnh vẫn có thể sống, làm việc, suy nghĩ, tính toán… nhưng tư duy bị lệch lạc, D. đã đề ra hẳn một kế hoạch và ra tay như trong phim. Hiện D. đang phải điều trị bắt buộc tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (TP Biên Hòa – Đồng Nai).
Theo ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TPHCM, hoang tưởng là một sự phán đoán sai lầm, không có trong thực tế khách quan ở bệnh nhân tâm thần. Dù có được giải thích như thế nào đi nữa, người bệnh vẫn tin rằng nó tồn tại. Hoang tưởng chỉ mất đi khi được điều trị. Có nhiều dạng hoang tưởng như hoang hưởng bị hại, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng phát minh, hoang tưởng tự cao…
Trong đó, hoang tưởng bị hại khiến bệnh nhân luôn tin rằng có người đe dọa, đòi giết, hãm hại mình khiến họ rất sợ sệt và đôi khi có những hành động mà họ cho rằng để phản kháng lại. Bệnh nhân có thể bị rối loạn hoang tưởng cấp tính do một sự tác động bất ngờ, chẳng hạn như sang chấn tâm lý hay dùng chất kích thích quá liều nhưng phần lớn – như những trường hợp nêu trên – là bị rối loạn hoang tưởng trường diễn, người bệnh bị nỗi sợ hãi đeo đuổi trong một thời gian dài.
Sợ hãi và ám ảnh
BS Quang cho biết hoang tưởng bị hại là một trong những dạng hoang tưởng thường thấy trong các vụ người tâm thần gây án, trong đó có rất nhiều vụ nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích, bắt cóc… “Hoang tưởng bị hại có thể gặp ở người tâm thần phân liệt, người loạn thần do lạm dụng rượu, chất kích thích…, đôi khi xuất hiện đơn độc. Họ lúc nào cũng trong tư thế đề phòng, thường ăn mặc kín đáo, đeo kính, khẩu trang như sợ bị theo dõi hành động lấm lét nghi ngờ mọi người… Nguy hiểm hơn, họ có thể “ra tay trước”, dẫn đến các vụ án đáng tiếc”.
BS Quang lưu ý: Một số trường hợp hoang tưởng bị hại còn kèm theo ảo thanh, gọi là hội chứng hoang tưởng ảo giác. Người bệnh lúc nào cũng nghe tiếng nói trong tai và thường là ảo thanh mệnh lệnh thúc đẩy người bệnh làm những điều đáng tiếc. Trong khá nhiều vụ án mà người mắc hoang tưởng bị hại tấn công người khác, người bệnh cho biết họ thường nghe có tiếng ai đó nói trong đầu mình, có thể là chửi rủa, đe dọa, có thể là “khuyến khích” họ nên “ra tay”…
Biểu hiện bệnh hoang tưởng bị hại
BS Trần Đình Phương, giám định viên của Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần, khuyến cáo: Người bị hoang tưởng bị hại thường có các biểu hiện như chống đối người khác, không thích tiếp xúc với người ngoài, không dám ra đường, đêm không ngủ, nói rằng có người muốn hãm hại mình, luôn phủ định bệnh. Đây là những triệu chứng mà nếu phát hiện được, gia đình nên đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo ANH THƯ (Người lao động)
Có nên cho người hoang tưởng uống thuốc ngủ?
Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh hoang tưởng. Bà quậy phá rất nhiều và mất ngủ thường xuyên, ngày không ngủ, đêm cũng không.
Gia đình tôi phải cho bà uống thuốc ngủ vào ban đêm (loại thuốc ngủ liều cao mà bác sĩ hay kê đơn cho những bệnh nhân bị mất ngủ vì các chứng bệnh thần kinh: nhẹ dùng ¼ viên còn nặng thì ½ viên thuốc.
Vậy xin hỏi uống thuốc ngủ thường xuyên có tác hại nghiêm trọng gì tới sức khỏe, tâm thần của mẹ tôi không?
(Hoàng Tuyên, Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ Thân Thái Phong, Phòng chỉ đạo Tuyến, Bệnh viện Tâm Thần TƯ 1 trả lời:
Bạn Hoàng Tuyên thân mến!
"Trước hết khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, kể cả là thuốc bổ, nếu dùng kéo dài hoặc quá liều quy định cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Trong trường hợp của mẹ bạn, gia đình không nêu rõ tên loại thuốc ngủ đang sử dụng. Nếu là thuốc ngủ (ví dụ: diazepam seduxen...) thì không nên uống kéo dài quá 15 ngày để tránh tình trạng bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc.
Thuốc ngủ chỉ dùng để giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Còn khi điều trị các rối loạn tâm thần thì thuốc ngủ được dùng như thuốc bổ trợ giúp người bệnh an dịu, trấn tĩnh... chứ không phải là thuốc điều trị chính đối với các rối loạn tâm thần...(như gia đình nói là bà bị bệnh hoang tưởng).
Cẩn trọng với thuốc ngủ
Tóm lại, không nên sử dụng thuốc ngủ kéo dài. Ngoài tâm lý lệ thuốc (kể cả khi dùng liều nhỏ), thói quen này cũng không tốt cho cơ thể vì các thuốc an thần thường được đào thải và chuyển hóa qua gan, thận... trước hết sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
Nếu bệnh nhân phải điều trị bệnh kéo dài, không có thời gian nghỉ thuốc thì cần dùng thêm các thuốc bổ trợ cho chức năng gan, thận...
Theo Thu Nguyên (Kiên thức)
Ghen là một bệnh lý Nhiều bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng ghen tuông phải vào viện điều trị. (Ảnh minh họa) Vụ cháu V.V.T. (2 tuổi) ở Quảng Ngãi bị người phụ nữ hàng xóm rạch mặt vì giống chồng chị này cho thấy khi người ta ghen quá có thể dẫn đến hành vi bất thường, thậm chí rất tàn nhẫn. TS Bùi Quang Huy, chủ...