Mất hứng vì… đau do đâu?
Đau khi quan hệ không chỉ gặp ở nữ giới mà nam giới cũng phải trải qua cảm giác này. Giao hợp đau là một bệnh thường gặp trong rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Bệnh thường gặp ở nhiều phụ nữ nhưng cũng gặp ở nam.
Đối với nam giới:
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau khi giao hợp. Chít hẹp bao quy đầu là nguyên nhân hay gặp, nó có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Do chít hẹp làm da bao quy đầu không lộn ra được nên làm cho các chất bài tiết và nước tiểu ứ lại ở đó làm cho đầu dương vật bị viêm nhiễm và gây đau. Nếu không được điều trị, sẽ ảnh hưởng đến đời sống tình dục và có thể bị ung thư dương vật sau này.
Ngoài ra, ở nam giới còn có nhiễm khuẩn hệ thống tiết niệu, gây viêm nhiễm niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt và túi tinh gây cảm giác đái rát, đau buốt, nóng và đau khi xuất tinh hoặc tinh có máu. Đừng coi thường dây của vòng tránh thai sai vị trí của người phụ nữ, vì nó cũng gây đau.
Vì vậy, khi nam giới bị bệnh trên, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị cắt bao quy đầu và chống nhiễm khuẩn hệ tiết niệu.
Đau khi quan hệ là hiện tượng mà nhiều phụ nữ gặp phải (Ảnh minh họa)
Đối với nữ:
Đau khi giao hợp là nguyên nhân khiến họ đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhiều nhất. Đau khi giao hợp gồm có 2 nhóm bệnh lý chính là co thắt âm đạo và giao hợp đau.
Co thắt âm đạo là sự co thắt không tự chủ của các nhóm cơ bao quanh 1/3 ngoài âm đạo khi có một vật lạ đưa vào âm đạo. Chính sự co thắt này khiến người phụ nữ không thể giao hợp được hoặc rất đau khi giao hợp. Bản thân những người này có khi đi khám phụ khoa, bác sĩ cũng không khám được vì âm đạo co thắt.
Video đang HOT
Nguyên nhân co thắt âm đạo chủ yếu là do tâm lý, thường gặp ở những phụ nữ xuất thân từ gia đình quá nền nếp, khuôn phép, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, hoặc những phụ nữ bị sang chấn tình dục hay bị xâm hại tình dục trong quá khứ. Đây cũng có thể là phản ứng của cơ thể sau lần giao hợp đầu tiên hoặc sau lần khám phụ khoa đầu tiên quá đau đớn. Chưa kể nhiều phụ nữ hiểu sai về giải phẫu cơ thể và kích thước của âm đạo. Lúc nào họ cũng nghĩ là của họ quá nhỏ nên khi đưa dương vật hay bất cứ vật gì vào âm đạo đều có thể gây tổn thương.
Ngoài yếu tố tâm lý ở trên thì còn có một số nguyên nhân thực thể như teo hẹp âm đạo hay bít màng trinh.
Để điều trị chứng co thắt âm đạo, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, làm quen với giải phẫu cơ thể của mình, hướng dẫn cách thư giãn để chuẩn bị sự đón nhận vào âm đạo, hướng dẫn tập luyện các cơ quanh âm đạo cũng như nong giãn âm đạo với những dụng cụ đặc biệt.
Giao hợp đau là cảm giác đau xảy ra trước, trong hoặc sau khi giao hợp mà không phải do co thắt âm đạo. Giao hợp đau nếu tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng, khó khăn trong quan hệ vợ chồng, dần dần làm cho người phụ nữ sợ hoạt động tình dục, từ đó có thể lẩn tránh hoạt động tình dục.
Đau khi quan hệ làm giảm chất lượng tình dục và khiến cả hai mất hứng (Ảnh minh họa)
Đau khi giao hợp ở nữ có thể do tâm lý hoặc những bệnh thực thể. Nguyên nhân thường gặp nhất là khô âm đạo do không bài tiết được dịch nhờn ở âm đạo. Tình trạng này chứng tỏ người phụ nữ không hưng phấn tình dục được mà nguyên nhân có thể là do tâm lý tình cảm chưa được thoải mái với bạn tình, hoặc thiếu sự kích thích có hiệu quả, hoặc những phụ nữ thiếu nội tiết. Ngoài ra, vị trí của cảm giác đau cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân.
Với đau phía ngoài âm hộ, âm đạo thường do nguyên nhân viêm nhiễm vùng tiền đình, viêm tuyến bartholin, viêm âm đạo do nấm hay Trichomonas hoặc Herpes sinh dục. Đau có thể do vết sẹo liền xấu ở tầng sinh môn sau đẻ, tạo những kén chỉ khó tiêu gây đau. Đau có thể do viêm nhiễm niệu đạo hay bàng quang làm cho đi tiểu nóng buốt và rát. Ngoài ra, còn gặp ở người phụ nữ sử dụng những dung dịch vệ sinh phụ nữ không đảm bảo chất lượng, làm dị ứng với thành phần trong đó gây nên khô rát âm đạo, âm hộ.
Nếu đau sâu bên trong vùng tiểu khung có thể do viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu và đặc biệt là bệnh lạc nội mạc tử cung. Ngoài những bệnh phụ khoa trên thì táo bón kinh niên hay hội chứng co thắt đại tràng cũng góp phần gây đau.
Để điều trị bệnh đau khi giao hợp, đầu tiên bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa. Đến càng sớm càng tốt, không nên ngại ngùng vì nó có thể là dấu hiệu ban đầu của một bệnh sau này. Ngoài việc điều trị nội khoa, ngoại khoa cho bạn, các bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn làm liệu pháp tâm lý để cho bạn hiểu rằng vấn đề tình dục cũng giống như ăn như uống, nó là bản năng của con người. Tình dục không xấu, nó chỉ xấu khi ta nghĩ xấu về nó và đó chính là chất lượng cuộc sống.
Theo Eva
Rắc rối "phòng the" lớn nhất mà chị em phải đối mặt
Còn trẻ không có nghĩa là chị em không phải đối mặt với những rắc rối "phòng the". Trái lại, những rắc rối này có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống.
Bạn mới ngoài 20 hoặc ngoài 30 tuổi, "đời sống vợ chồng" đang thuận lợi. Bỗng một ngày bạn nhận ra rằng những ham muốn, cảm xúc lẫn nhu cầu tình dục của mình với chồng đang dần mất đi. Bạn trở nên lo lắng vì không hiểu tại sao lại gặp rắc rối "phòng the" như vậy.
Câu trả lời cho bạn là: Tại nhiều thời điểm trong cuộc sống, người phụ nữ có thể phải đối mặt với tình trạng suy giảm "ham muốn", đau khi quan hệ, "khô hạn"... tức là khó cảm nhận được sự hứng thú trong "chuyện vợ chồng". Tình trạng này được gọi chung là tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Đây là rắc rối "phòng the" lớn nhất mà rất nhiều phụ nữ trẻ gặp phải trong cuộc sống hiện đại.
Nguyên nhân của rối loạn chức năng tình dục có thể xuất phát từ sự thay đổi ở thể chất hoặc tâm lý. Những biểu hiện thường gặp khi chị em suy giảm "ham muốn" trong "chuyện vợ chồng" có thể bao gồm: đau khi giao hợp, không có ham muốn, khô hạn hoặc thiếu cực khoái...
Xét ở khả năng thay đổi thể chất thì các bệnh như bệnh tim, bệnh nội tiết tố (bệnh ở tuyến giáp...), bệnh tiểu đường và rối loạn thần kinh... có thể là nguyên nhân khiến chị em mất hết cảm hứng trong chuyện tình dục. Còn xét về nguyên nhân thay đổi tâm lý thì những vấn đề liên quan đến căng thẳng, trầm cảm, lo âu, mối quan tâm trong cuộc sống hôn nhân... sẽ góp phần cản trở nhu cầu sinh lý của bạn, khiến bạn không mấy hứng thú trong "chuyện chăn gối".
Vậy làm sao để chị em nhận ra mình đang bị rối loạn chức năng tình dục và khắc phục rắc rối "phòng the" này?
Suy giảm "ham muốn", không có ham muốn về tình dục hoặc nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi "giao ban" là những biểu hiện rõ rệt nhất của vấn đề rối loạn chức năng tình dục nữ. Trong trường hợp này, nếu chị em tự xác định được nguyên nhân thì có thể chọn biện pháp khắc phục xuất phát từ những nguyên nhân đó. Còn nếu không biết được nguyên nhân từ đâu thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có cách điều trị tốt nhất.
Dưới đây là một vài gợi ý về cách khắc phục các vấn đề về rối loạn chức năng tình dục nữ.
- Đối với trường hợp đau khi "yêu": Hãy cố gắng thay đổi tư thế khi "quan hệ" để biết được tư thế nào hợp với bạn và tránh được những cơn đau do sai tư thế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm kem/dầu bôi trơn theo chỉ định của bác sĩ để giảm ma sát và giảm đau. Đi tiểu trước khi "quan hệ" cũng là một cách giúp giảm áp lực lên tử cung và hạn chế được những cơn đau. Nếu đã thực hiện những biện pháp này mà không hết đau, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị đúng.
- Không có ham muốn: Có thể những "thói quen" cũ trong "chuyện vợ chồng" đã khiến bạn cảm thấy nhàm chán và trơ lì về cảm xúc. Vậy thì tại sao bạn không thử thay đổi bằng cách "yêu" vào các cung giờ khác hoặc tại những địa điểm khác trong nhà để tạo cảm giác mới lạ?
- Đối với các vấn đề về cực khoái: Hãy kéo dài màn dạo đầu, sử dụng những mẹo nhỏ để tăng sự kích thích. Điều này có thể không dễ dàn nếu bạn thực hiện một mình, vậy thì hãy nói chuyện với "đối tác" của bạn để có sự kết hợp hoàn hảo nhé.
Ngoài yếu tố tâm lý, sự thay đổi về thể chất, ví dụ như mắc bệnh nào đó hoặc thay đổi nội tiết chính là các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục nữ. Để điều trị tình trạng này, chị em hãy làm theo các cách sau đây.
- Tăng cường cơ xương chậu của bạn
- Điều trị các vấn đề về tuyến giáp và các bệnh liên quan đến nội tiết tố
- Điều trị lo âu hay trầm cảm
Các phương pháp điều trị nội tiết tố có thể trợ giúp trong chị em vượt qua rắc rối "phòng the" này, bao gồm:
Liệu pháp estrogen: Liệu pháp này giúp duy trì các mô sinh dục ở bên trong và bên ngoài âm đạo. Estrogen thay thế, cải thiện chức năng tình dục của bạn theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như tăng lưu lượng máu tới âm đạo, bôi trơn âm đạo, tác động tích cực đến chức năng của não bộ, tăng tính đàn hồi của các mô âm đạo... Chị em có thể bổ sung estrogen từ viên uống bổ sung estrogen.
Liệu pháp progesterone: Thuốc viên chứa progestin cùng với estrogen (ví dụ như thuốc tránh thai) có tác dụng cải thiện ham muốn và kích thích vì chúng giúp cân bằng ảnh hưởng của estrogen trên tử cung.
Tuy nhiên, các liệu pháp này có thể có tác dụng phụ như xuất hiện mụn trứng cá, thay đổi tâm trạng, thay đổi tính cách... Tốt hơn tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị rối loạn chức năng tình dục nữ nào.
Theo Afamily
Phụ nữ rối loạn vì "chuyện ấy" Những phản ứng bất thường không tốt của cơ thể khiến phụ nữ rối loạn và lo lắng. Cũng như nam giới, ở phụ nữ cũng có rối loạn chức năng tình dục, thường biểu hiện bằng khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc đau khi giao hợp. Rối loạn các chức năng tình dục ở phụ nữ có thể do có những...