Mất hàng tỷ đồng vì đầu tư trên mạng
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước vừa nhận được đơn thư của một số bị hại mất hàng tỷ đồng vì mua tiền ảo.
Đầu tháng 3/2023, một tài khoản Facebook tên Dương Tuấn Minh kết bạn làm quen với chị P.H.L., 40 tuổi, trú phường Tân Phú, TP Đồng Xoài, hướng dẫn chị truy cập vào trang Walmart (https://landing.W-mart.shop) để tải ứng dụng W-mart về điện thoại. Sau đó, chị được yêu cầu truy cập vào ứng dụng vừa tải để tạo tài khoản bằng cách nhập dãy mã giới thiệu do Minh gửi. Chị L. đã tạo thành công tài khoản và tạo ví tiền trong tài khoản. Tất cả các sản phẩm trên Walmart đều được rao bán bằng đồng tiền ảo USDT, Minh đã hướng dẫn chị giao dịch mua tiền ảo USDT với giá khoảng 24 triệu đồng tiền Việt Nam.
Chị T.T.H. đến cơ quan Công an trình báo về việc bị lừa mất 6 tỷ đồng khi đầu tư vào tiền ảo.
Sau khi chọn các sản phẩm cần mua, nhân viên chăm sóc khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm và để chị chuyển khoản thanh toán bằng tiền ảo USDT. Xong thì nhận được các mã giảm giá và bán lại cho Minh để kiếm tiền lãi. Minh hướng dẫn chị sau 6 giờ kể từ khi thanh toán, chị hủy đơn hàng, 24 tiếng sau, tiền gốc mua hàng sẽ được hoàn về ví tiền trong tài khoản của chị. Ban đầu, chị đã được hoàn lại tiền đúng như lời của Minh hướng dẫn. Nhưng lần sau đó, số tiền lớn hơn nhiều thì sau 24 tiếng chị vẫn không được hoàn tiền. Chị L. liên hệ thì được yêu cầu chị đặt lại và thanh toán đơn hàng tương tự để được hoàn tiền.
Chị tiếp tục chuyển khoản hơn 2 tỷ đồng để mua 91.115 tiền ảo USDT và thực hiện nhiệm vụ mua hàng, tuy nhiên sau đó chị vẫn không được hoàn lại tiền gốc. Chị liên hệ lại, được trả lời do chị dùng 2 địa chỉ ví tiền để mua hàng và tiếp tục yêu cầu chị xác minh thêm 1 đơn hàng với giá trị tương tự. Lúc này chị đã nói không còn khả năng tài chính để thực hiện việc mua hàng nên đối tượng thông báo đã đóng băng tài khoản của chị và nói toàn bộ số tiền của chị đã được chuyển vào trại trẻ mồ côi SOS. Lúc này, chị biết mình đã bị lừa nên trình báo cơ quan Công an.
Ngày 4/8, chị T.T.H., 48 tuổi, trú phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành cũng trình báo về việc mình bị lừa mất 6 tỷ đồng khi tham gia đầu tư vào sàn đầu tư kỹ thuật số toàn cầu.
Video đang HOT
Theo đơn, ngày 25/7/2023, qua tin nhắn Messenger, tài khoản facebook tên Bùi Minh Hùng mời chị tham gia đầu tư mua tiền ảo với lãi suất hấp dẫn trên sàn có tên gọi “Đầu tư kỹ thuật số toàn cầu” và cung cấp cho chị 1 đường link để tham gia. Chị đã vào đường link và làm theo hướng dẫn của nhân viên trên sàn giao dịch. Lúc đầu chị tham gia mua tiền ảo BTC với giá 20 triệu đồng, sau đó nhân viên trên sàn hướng dẫn chị bán và thu về cả gốc và lãi được 22.220.000 đồng. Thấy có lãi, chị tiếp tục chuyển khoản 150 triệu đồng để mua tiền ảo ETH, sau đó bán lại và thu về cả gốc và lãi được 167.850.000 đồng… Sau đó, chị H. tiếp tục chuyển khoản 220 triệu đồng mua tiền ảo ETH và bán lại được 242.069.000 đồng.
Sau 3 lần chuyển khoản đầu tư, nhận được cả gốc và lãi đầy đủ nên chị tiếp tục chuyển khoản 2,4 tỷ đồng để mua tiền ảo. Tuy nhiên, lần này đối tượng lấy lý do là chưa đủ số vốn đầu tư theo quy định nên yêu cầu chị chuyển khoản đầu tư thêm. Tin lời, chị tiếp tục chuyển khoản 2,8 tỷ đồng đầu tư vào tiền ảo, đối tượng lại tiếp tục lấy lý do trên và yêu cầu chuyển khoản 800 triệu đồng và chị H. đã đồng ý chuyển khoản theo yêu cầu. Đối tượng lại lấy lý do là vẫn chưa đủ số vốn đầu tư theo quy định rồi hướng dẫn chị tham gia gói ưu đãi Platinum (12 tỷ).
Chị H. nói không có tiền, đòi bỏ cuộc. Đối tượng nói sẽ góp 6 tỷ đồng cùng tham gia sàn của chị cho đủ 12 tỷ. Chị H. không xoay được tiền nên yêu cầu cho rút tiền gốc và lãi về. Tuy nhiên, đối tượng lại lấy lý do là có hai dòng tiền từ hai số tài khoản khác nhau nên để đối tượng xác minh, chị phải đóng thêm 788 triệu đồng… Nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, chị đã đến Công an tỉnh tố cáo.
Đại diện Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân tuyệt đối không chuyển tiền, không tham gia các hội nhóm trên các trang mạng, tránh mất tiền oan cho bọn lừa đảo.
Hẹn hò qua mạng, tài khoản người đàn ông “bốc hơi” hơn 1 tỷ đồng
Ngày 14/8, nguồn tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho biết, qua các bước xác minh ban đầu, cơ quan này xác định có dấu hiệu của tội phạm hình sự nên đã tiếp nhận, thụ lý giải quyết tin báo tố giác tội phạm để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó vài ngày, trong một lần lên mạng xã hội tham gia Câu lạc bộ hẹn hò qua ứng dụng Telegram, anh V.V.D., SN 1982, trú xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu được nick name “Trương Lan” tiếp nhận, hướng dẫn thực hiện các thủ tục đăng ký thành viên Câu lạc bộ. Để đủ điều kiện xác nhận vượt qua thử thách, đối tượng đã yêu cầu anh D. chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng chỉ định tại ngân hàng. Sau 9 lần chuyển, trả vòng vèo, ứng dụng hẹn hò liên tục báo lỗi hệ thống. Nghi ngờ bị đối tượng lừa đảo giăng bẫy, anh D. kiểm tra thì phát hiện tài khoản của mình đã bốc hơi hơn 1,06 tỷ đồng. (An Nam)
76% iPhone tại Mỹ không phải do Apple bán ra
Theo dữ liệu mới công bố từ CIRP, phần lớn iPhone tại Mỹ không được bán ra bởi Apple. Cụ thể, chỉ có 24% iPhone bán ra tại thị trường này được mua trực tiếp từ 'Táo khuyết'.
Apple chỉ trực tiếp bán ra 1/4 lượng iPhone tại thị trường Mỹ. Ảnh: 9to5Mac.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các kênh phân phối iPhone tại Mỹ của Apple là kênh bán hàng qua nhà mạng với 67% lượng iPhone bán ra. 9% còn lại đến từ Best Buy, chuỗi bán lẻ lớn bậc nhất nước Mỹ, và các kênh phân phối nhỏ khác.
CIRP nhận định việc 76% lượng iPhone tại Mỹ không được bán bởi Apple là một điểm yếu của công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới. "Mỗi khi người dùng mua một chiếc iPhone mới, khả năng cao giao dịch này diễn ra với nhà mạng viễn thông, Apple không có sự chủ động trong quá trình này", đơn vị phân tích này cho biết.
Trong 9% lượng iPhone còn lại bán ra tại Mỹ, Best Buy chiếm 4% số máy. 5% còn lại đến từ các nhà bán lẻ khác như Walmart, Target và các nhà bán lẻ độc lập.
Theo 9to5Mac, doanh số iPhone ấn tượng của các nhà mạng viễn thông Mỹ một phần đến từ thói quen tiêu dùng tại thị trường này. Mặt khác, đây cũng chính là những doanh nghiệp quảng cáo mạnh mẽ nhất cho các mẫu iPhone, đặc biệt là thời điểm mới ra mắt hay những đợt giảm giá.
Bên cạnh đó, ngoài các ưu đãi chung của Apple, các nhà mạng viễn thông Mỹ cũng cạnh tranh nhau bằng những ưu đãi kèm thêm nhằm lôi kéo thuê bao của đối thủ. Kho dữ liệu khách hàng đồ sộ cũng giúp các nhà mạng tiếp cận tốt hơn tới các khách hàng tiềm năng.
Trước đó theo ước tính của Bloomberg, những tác động của Covid-19 trong 3 năm qua khiến hãng công nghệ sụt giảm sản lượng và chịu thiệt hại tới 41 tỷ USD.
Theo phân tích của Wedbush, sản lượng iPhone sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay, còn TFI Asset Management cho rằng sản lượng iPhone dự kiến giảm tới 20%, tương đương 15-20 triệu chiếc, so với dự kiến.
Công ty của Jeff Bezos bị đe dọa trên sân nhà Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đang tiến vào thị trường Mỹ và gây sức ép lên những nền tảng nội địa như Amazon, Walmart. Theo SCMP, người tiêu dùng Mỹ đang trở thành mục tiêu của các ứng dụng mua sắm từ Trung Quốc. Để chiếm lấy trái tim, tâm trí hay USD từ người Mỹ, các công ty...