Mất giấy phép lái xe, có được cấp lại tại địa phương khác?
Người bị mất có thể tới một trong các điểm cấp giấy phép lái xe để làm thủ tục cấp lại. Xin cấp lại giấy phép lái xe bị mất như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì theo từng trường hợp cụ thể, người bị mất có thể tới một trong các điểm cấp giấy phép lái xe để làm thủ tục cấp lại. Theo đó, hồ sơ do người lái xe lập 1 bộ gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất).
Trường hợp giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT;
- Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe;
- Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.
Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bạn mang theo giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Mất giấy phép lái xe, có được cấp lại tại địa phương khác? – Ảnh minh họa
Trường hợp mất giấy phép lái xe
Video đang HOT
a) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
b) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
c) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
d) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
đ) Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe.
e) Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Trường hợp mất hồ sơ gốc
Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.
Hồ sơ do người lái xe lập thành 01 bộ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đa cấp giấy phép lái xe), gồm:
a) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy, phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 của Thông tư này;
b) Bản sao chụp giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân.
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc.
Lệ phí:
Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trong hình: 230.000 đồng/1 lần sát hạch.
Lệ phí sát hạch thực hành lái xe trên đường: 50.000 đồng/1 lần sát hạch.
Lệ phí thi lý thuyết: 70.000 đồng/1 lần sát hạch.
Lệ phí cấp GPLX: 135.000 đồng.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế, người dân hào hứng
Sáng 3/11, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit-IDP) cho công dân Việt Nam.
Mẫu giấy phép lái xe quốc tế cấp cho người Việt Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, người dân có nhu cầu cấp giấy phép lái xe quốc tế chỉ cần làm đơn đề nghị cấp giấy phép lái xe quốc tế theo mẫu và mang giấy phép lái xe, hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu, 2 ảnh 3x4 nền màu trắng đến các điểm cấp đổi làm thủ tục, nộp lệ phí.
Sau khoảng 5 ngày, người dân sẽ lấy được giấy phép lái xe quốc tế với thời hạn không quá 3 năm và được sử dụng tại 73 nước theo quy định của Công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo-tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).
Tuy nhiên, ông Quyền cũng cho rằng, với điều kiện máy móc và lượng người ít, chỉ trong vòng 2-3 tiếng là có thể lấy được bằng lái xe quốc tế với mức lệ phí cấp là 135.000 đồng. Trong trường hợp không đợi lấy bằng thì lái xe có thể ủy quyền cho người khác lấy hoặc để lại địa chỉ và nộp phí để đơn vị cấp gửi qua đường bưu điện về nơi cú trú.
Theo ông Quyền, đến thời điểm này, Tổng cục Đường bộ đã nhận được 37 đơn xin cấp bằng lái xe quốc tế. Ngay trong sáng nay, đơn vị đã cấp được 11 bằng lái xe quốc tế cho người dân.
Đề cập đến việc triển khai nhân rộng việc cấp giấy phép lái xe quốc tế tại các địa phương, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện các Sở Giao thông Vận tải đã được tập huấn, chuyển giao công nghệ để chuẩn bị thiết bị, nguồn nhân lực.
"Trong giai đoạn này, nếu địa phương nào có nhu cầu mà Sở Giao thông Vận tải đó chưa cấp được bằng lái xe quốc tế thì Sở chỉ cần tiếp nhận hồ sơ và truyền dữ liệu của người xin cấp bằng lái về Tổng cục để cấp. Tổng cục sẽ gửi trả lại bằng cho Sở để chuyển cho người dân có nhu cầu cấp bằng lái xe quốc tế. Người dân phải chi trả phí chuyển phát của Tổng cục," ông Quyền nói.
Người dân hào hứng đến đăng ký, làm thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Bên cạnh đó, vị Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cũng nhận định, những địa phương có nhu cầu nhiều như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất, nhưng còn phụ thuộc vào dây chuyền thiết bị bởi các tỉnh này vẫn đang trong giai đoạn đấu thầu đơn vị cung ứng phôi bằng lái xe.
Cầm chiếc bằng lái xe quốc tế trên tay, anh Nguyễn Thành Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, do đặc thù công việc vốn thường xuyên phải đi công tác sang các nước Thái Lan và Indonesia nên ngay trong sáng nay anh đã đến Tổng cục Đường bộ để làm thủ tục xin cấp phép bằng lái xe quốc tế.
Theo anh Trung, thủ tục cấp bằng lái xe quốc tế rất nhanh, với mức lệ phí 135.000 đồng là hoàn toàn hợp lý, thậm chí Nhà nước đã hỗ trợ một phần về lệ phí cho người dân./.
Giấy phép lái xe quốc tế là một quyển sổ có kích thước A6 (148 x 105cm) có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định. Các trang đầu ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các trang sau là phần khai về người lái và phân hạng xe bằng các thứ tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha.
Người có giấy phép lái xe quốc tế phải mang theo người khi lái xe và xuất trình cùng giấy phép lái xe quốc gia trên lãnh thổ của các nước tham gia Công ước Vienna đồng thời tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Giấy phép lái xe quốc tế có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.
Người có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Vienna cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển. Bằng lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam do đã có bằng lái quốc gia.
Theo Vietnam
Theo_PLO
Thời hạn sử dụng chứng minh nhân dân là bao lâu? Theo quy định của luật, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân. Theo quy định tại mục 4, phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ -...