Mất gần 8.000 USD phí tư vấn, lao động Trung Quốc vẫn thất nghiệp
Nhiều lao động tại Trung Quốc chi hàng nghìn USD cho dịch vụ tư vấn việc làm “VIP”, nhưng vẫn không thoát được c ảnh thất nghiệp.
Theo South China Morning Post , trở về Thượng Hải hồi năm 2020 sau vài năm du học tại Anh, George Zhao sốt sắng tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Gần kết thúc mùa cao điểm tuyển dụng, Zhao vẫn không được công ty nào nhận. Anh vô cùng sốt ruột.
Để tăng cơ hội tìm được việc làm ưng ý, Zhao mạnh tay chi đến 36.000 NDT (5.500 USD) cho UniCareer, một trong những công ty tư vấn huấn luyện nghề nghiệp hàng đầu Trung Quốc. Đây là phí mua gói dịch vụ 6 tháng.
Với gói tư vấn này, các “huấn luyện viên” cung cấp 10 “bài học nhỏ” cho khác hàng. “Huấn luyện viên” được quảng cáo là các chuyên gia từ nhiều ngành khác nhau. Họ hướng dẫn cho khách hàng về mọi thứ trong quá trình xin việc như cách viết CV, kinh nghiệm trả lời phỏng vấn.
Đặc biệt, UniCareer cam kết sẽ giới thiệu những công ty phù hợp cho Zhao nhờ mối quan hệ riêng của các huấn luyện viên. Ngoài ra, công ty cũng cam kết hoàn lại 70% chi phí nếu Zhao không được công ty nào mời làm việc khi hết thời hạn dịch vụ.
Năm nay, ước tính 9,09 triệu sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua .
Tốn tiền vô ích
Tuy nhiên, Zhao vẫn không tìm được công việc thích hợp. Tháng 11/2020, anh đề nghị được hoàn lại tiền dịch vụ đã đóng, nhưng công ty liên tục trì hoãn thanh toán mà không đưa ra lý do rõ ràng. Đến cuối tháng 2 năm nay, Zhao hoàn toàn mất liên lạc với trung tâm này.
Video đang HOT
George Zhao không phải trường hợp duy nhất rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” vì tin tưởng các dịch vụ tư vấn việc làm. Trong năm ngoái, số lượng đơn khiếu nại các công ty tư vấn nghề nghiệp lớn ở Trung Quốc tăng vọt, khiến mô hình kinh doanh của các công ty tư vấn nghề nghiệp đối mặt nhiều nghi ngờ.
Hàng năm, có 8-9 triệu sinh viên mới tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động Trung Quốc. Năm nay, con số ước tính lên đến 9,09 triệu người. Do đó, người lao động trẻ Trung Quốc đối mặt với môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt khi tìm kiếm việc làm.
Tận dụng thời cơ, các công ty tư vấn và môi giới việc làm mọc lên như nấm. Những tưởng các dịch vụ môi giới việc làm có thể giải cứu “cơn khát” việc làm của giới trẻ, nhưng đại dịch Covid-19 ập đến khiến ngành công nghiệp tiềm năng này trở thành tâm điểm của những chỉ trích và tranh cãi.
Các hội chợ việc làm tại Trung Quốc luôn thu hút đông đảo sinh viên mới tốt nghiệp. Ảnh: Reuters .
Theo báo cáo của Công ty LeadLeo, quy mô doanh thu của ngành đào tạo tiền sự nghiệp tại Trung Quốc tăng 300% kể từ năm 2014 đến nay. Đối tượng khách hàng chính là các du học sinh có nguồn lực tài chính, sẵn sàng chi trả mức phí lên tới 50.000 NDT (7.600 USD).
Theo trang Zhaopin , một trong những cổng thông tin việc làm lớn nhất Trung Quốc, lượng du học sinh Trung Quốc về nước tìm việc trong năm 2020 tăng hơn 67% so với một năm trước đó.
Một trong những dịch vụ đắt đỏ và gây ra nhiều tranh cãi nhất là gói hứa hẹn, đảm bảo học viên sẽ được giới thiệu việc làm, đồng thời công ty cam kết sẽ hoàn lại chi phí nếu học viên không được công ty nào mời làm việc khi thời hạn gói dịch vụ kết thúc. Gói này có giá lên đến 7.700 USD.
Giá cao, hiệu quả thấp
“Dịch vụ này giống như VVVVVIP, cao cấp hơn nhiều so với VIP. Học sinh có những huấn luyện viên tốt hơn, được tư vấn trực tiếp một kèm một, được giới thiệu nhờ vào mạng lưới quan hệ của tư vấn viên, từ đó có nhiều cơ hội hơn”, bà Tanya Wang thuộc một công ty tư vấn nghề nghiệp cho biết.
“Nó giống một cuộc cá cược. Nếu muốn vào những công ty danh tiếng như Baidu, Alibaba hoặc Tencent, bạn phải trả 50.000 NDT. Nếu thất bại, bạn được hoàn lại 80% chi phí. Bạn phải bỏ tiền để giành thêm lợi thế trong thị trường việc làm vậy”, bà Wang nói thêm.
Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ tư vấn này lại kém xa so với những gì được quảng cáo. Jane Xu, một học viên của UniCareer, cho biết cô vô cùng hối hận vì đã trao tiền cho UniCareer với hy vọng có thể tìm được một công việc tốt.
“Tôi chỉ nhận được cuộc gọi phỏng vấn duy nhất từ một công ty gia công phần mềm, cũng không nổi tiếng lắm”, Xu nói nói. Cô chi 33.000 NDT (hơn 5.000 USD) cho gói “đảm bảo việc làm”. Trung tâm hứa hẹn cô sẽ được ít nhất 3 công ty phỏng vấn và cam kết hoàn tiền 80% nếu không được nhận.
Xu không tìm được việc thông qua dịch vụ của UniCareer và phải mất 6 tháng mới đòi được tiền từ công ty này. “Họ cung cấp một vài khóa đào tạo, mặt khác thì lấy học phí của học viên mới hoàn tiền cho người cũ. Khi có ít học viên mới, các trung tâm này lập tức gặp khó khăn về tài chính ngay”, Xu phân tích.
Không ít các công ty tư vấn nghề nghiệp đối mặt với tình hình tài chính khó khăn. Năm ngoái, Caixin đưa tin Zhiwen – một công ty huấn luyện nghề nghiệp nổi danh khác tại Trung Quốc – nợ lương nhân viên và trì hoãn hoàn trả chi phí cho học viên trong nhiều tháng sau khi dòng tiền cạn kiệt.
Các công ty huấn luyện nghề nghiệp này lợi dụng tâm lý lo lắng của các sinh viên mới ra trường, liên tục truyền thông về sự khắc nghiệt của thị trường lao động để “hù dọa”, lôi kéo khách hàng mua những khóa học đắt đỏ nhưng vô bổ.
Sau khoảng thời gian “học tập” vô tác dụng tại UniCareer, Geogre Zhao tự mình tìm được việc làm tại một công ty hàng tiêu dùng tại Thượng Hải.
“Những dịch vụ loại này không cải thiện kỹ năng tìm việc của bạn mấy. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ dạy trên mạng. Chỉ cần chịu khó bỏ thời gian tìm kiếm, cuối cùng bạn cũng sẽ tìm được việc làm thôi”, Zhao khẳng định.
Meghan Markle tuyên bố thắng kiện với những lời lẽ đanh thép trong vụ việc lùm xùm suốt 2 năm qua với tờ báo Anh
Meghan Markle tuyên bố đã thắng kiện một tờ báo Anh khi tờ này in trích đoạn bức thư cô viết cho cha mình
Vào ngày 11/2, Meghan Markle đã tuyên bố giành chiến thắng sau khi thắng kiện trong vụ việc lùm xùm với cơ quan chủ quản của tờ Daily Mail. Thẩm phán cho hay, việc công bố tất cả các nội dung trong bức thư mà Meghan gửi cho cha đẻ của tờ Daily Mail là hành vi bất hợp pháp và không thể nào chấp nhận được.
Meghan Markle nói: " Chúng ta đã chiến thắng toàn diện cả về quyền riêng tư lẫn bản quyền. Chúng ta sẽ chỉ thua khi thông tin sai lệch chiến thắng sự thật, khi chà đạp lên đạo đức nghề nghiệp để chạy theo doanh số và khi các công ty tạo ra mô hình kinh doanh thu lợi từ nỗi đau của người khác ".
Vào tháng 2/2019, Meghan Markle đã kiện Associated Newspaper vì vi phạm quyền riêng tư và bản quyền liên quan đến việc xuất bản 5 bài viết trên trang Daily Mail khi nó đăng tải những nội dung nằm trong lá thư Meghan gửi cho cha đẻ.
Meghan đã thắng kiện trong vụ việc kéo dài gần 2 năm.
Nữ công tước xứ Sussex cũng cho rằng các hoạt động của bên thua kiện là "bất hợp pháp và mất hết nhân tính". Bởi lẽ bức thư ban đầu chỉ dành riêng cho cha cô, ông Thomas Markle. Việc đăng tải nội dung lá thư lên truyền thông đã gây ra những thiệt hại và tổn thương sâu sắc cho nàng dâu hoàng gia.
" Sau hai năm dài theo đuổi vụ kiện tụng, tôi biết ơn tòa án đã yêu cầu tờ báo giải trình về các hành vi bất hợp pháp của họ. Đối với những tờ báo lá cải này, đó là một trò chơi. Nhưng với tôi và rất nhiều người khác, là cuộc sống thực, những mối quan hệ thực và những nỗi buồn rất thực. Thiệt hại mà họ đã gây ra và tiếp tục gây ra sẽ ngày càng sâu sắc và nặng nề hơn ", Meghan nói trong một tuyên bố.
Mặc dù phải mất gần 2 năm mới đòi được công lý nhưng Meghan Markle hy vọng rằng kết quả này sẽ mở ra tương lai mới cho những ai bị xâm phạm quyền riêng tư. " Tôi chia sẻ chiến thắng này với các bạn vì tất cả chúng ta đều xứng đáng với công lý và sự thật ", Meghan nói.
Trước đó, Meghan Markle đã viết bức thư dài 5 trang cho cha sau khi mối quan hệ của họ đổ vỡ trước đám cưới hào nhoáng của cô với Hoàng tử Harry vào tháng 5/2018. Trong hai ngày điều trần vào tháng trước, các luật sư của cô nói rằng việc in bức thư "cá nhân và nhạy cảm" là một cuộc tấn công toàn diện vào "cuộc sống riêng tư và gia đình của cô ấy" và rõ ràng là xâm phạm quyền riêng tư.
Chuyên gia truyền thông nổi tiếng của Anh, Mark Stephens cho biết phán quyết không có xét xử là điều bất ngờ. Ông nói với tờ Daily Telegraph: " Đây là một ngày tồi tệ đối với tự do báo chí và một ngày tốt lành đối với Nữ công tước ".
CEO mới của Honor tuyên bố sẽ ngay lập tức tung ra các thế hệ smartphone Sau khi được Huawei chuyển nhượng cho Zhixin New Information Technology, Honor được hứa hẹn sẽ bứt phá trong năm tới. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung buộc Huawei phải chia lìa với đứa con Honor của mình. 15 tỷ là con số được đồn đoán để giao kèo chuyển nhượng giữa Huawei và tập đoàn Trung Quốc Zhixin New Information Technology đi...