Mật độ chung cư: Phải quản lý bằng chuyên môn, không thể bằng cảm tính
Với những con số cụ thể, chuyên gia Công ty Tư vấn CPG Consultants Singapore chỉ ra, mật độ ở Hà Nội vẫn cao gấp đôi Singapore, mặc dù Hà Nội xây nhiều nhà thấp tầng, còn ở quốc đảo này lại có nhiều nhà chọc trời.
Tại Hội thảo quốc tế “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan với hệ thống hạ tầng đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam” do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức ngày 5.6 tại Hà Nội, đa số các chuyên gia cho rằng, phát triển chung cư cao tầng là xu hướng tất yếu trong các đô thị hiện nay, nhờ đó hàng triệu người dân ở các đô thị lớn có cơ hội tiếp cận với một nơi ở riêng cho mình.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của một khu đô thị kiểu mới hay “đô thị nén” theo tiêu chí phát triển bền vững, nhất thiết phải có nghiên cứu đầy đủ từ khâu thiết kế xây dựng, mật độ xây dựng và đặc biệt là phải khống chế được mật độ dân số và quản lý vận hành các tòa chung cư cao tầng.
Mất cân đối trong việc phát triển không gian công cộng
Theo TS. Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình UN-Habitant Việt Nam cho biết, Hà Nội là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước bao gồm quy mô diện tích, gia tăng dân số, đầu tư xây dựng trong 20 năm gần đây.
Nhà cao tầng “mọc” dày đặc nhưng hạ tầng không được phát triển theo. (ảnh TK)
Mỗi năm có thêm hàng triệu mét vuông sàn được xây mới trong hàng nghìn dự án đầu tư xây dựng mới, hàng trăm kilomet đường giao thông mới mở… Chỉ tính riêng năm 2017, Hà Nội có thêm 11 triệu m2 nhà ở, cao hơn 100 lần kỷ lục xây dựng 0,11 triệu m2 nhà ở Hà Nội năm 1978.
“Tuy nhiên, đã có sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc phát triển không gian công cộng, không có công viên mới được xây dựng, tùy tiện chặt bỏ cây xanh, hàng trăm mét vuông sông hồ, diện tích bán ngập bị thu hẹp, san lấp và ôi nhiễm… đến nỗi trẻ em không có sân chơi”, TS. Nguyễn Quang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đồng tình với những chia sẻ của TS. Nguyễn Quang, Thạc sĩ Trần Thanh Ý, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cũng cho rằng, các chung cư cao tầng phải được xây dựng thành cụm, từng khu, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, tạo dựng các không gian giao tiếp và sinh hoạt công cộng (cây xanh, vườn hoa, sân chơi phục vụ cộng đồng khu vực) nhằm tạo sự khác biệt, sức hấp dẫn và đẳng cấp của các khu ở và làm tăng giá trị bất động sản của khu đó.
Mật độ xây dựng còn quá cao
Tại Hội thảo, GS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, nhà cao tầng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh các đô thị hiện đại và làm tăng diện tích sử dụng cho đô thị, đặc biệt đối với các thành phố lớn.
Tuy nhiên, trong các chung cư cao tầng hiện nay, mật độ xây dựng còn quá cao do việc tận dụng không gian sử dụng. Điều này chưa nói đến việc gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thì chất lượng sống trong các nhà cao tầng bị nhiều hạn chế về môi trường, thông thoáng và tầm nhìn. Ngoài ra, việc thiết kế đô thị chưa được quan tâm đúng mức cho các tuyến phố, các lô phố trong đô thị nói chung và những khu vực có nhà cao tầng nói riêng.
Theo GS Lăng, cần lựa chọn cho những khu vực thích hợp trong thành phố cho việc xây dựng tập trung nhà cao tầng. Bên cạnh đó, những không gian trống, cây xanh, mặt nước tạo được môi trường sống trong lành cho đô thị, không xây dựng cao tầng tràn lan; phải coi khu vực có cao tầng làm điểm nhấn cho cả không gian đô thị.
Mật độ xây dựng nhà cao tầng tại Hà Nội cao gấp đôi Singapore?
TS.KTS Nguyễn Đỗ Dũng, chuyên gia Công ty Tư vấn CPG Consultants Singapore lại cho rằng, câu chuyện cần bàn không phải là xây nhà cao hay thấp, mà là câu chuyện cho phép gia tăng mật độ hay không và nếu tăng thì tới mức nào để không vượt quá năng lực vận hành của hệ thống hạ tầng. Còn với mật độ đó, người ta xây dưới hình thức gì thì hãy để thị trường quyết định.
Ông Dũng ví dụ, đối với Singapore, đất đai là tài nguyên quý nên họ rất tiết kiệm trong việc sử dụng đất. Với họ, gia tăng mật độ là việc không có lựa chọn. Song so sánh với Hà Nội, với những con số cụ thể, ông Dũng chỉ ra, mật độ ở Hà Nội vẫn cao gấp đôi Singapore mặc dù Hà Nội xây nhiều nhà thấp tầng, còn ở quốc đảo này dù có nhiều nhà chọc trời.
“Chuyện xây dựng hình thức công trình gì không hoàn toàn quyết định về mặt mật độ khu đô thị. Bắc Kinh là ví dụ điển hình cho việc xây nhà cao tầng là chủ yếu, nhưng mật độ cực kỳ thưa. Bởi họ có những quy định cụ thể như phải đảm bảo các công trình nhận được nắng chiếu vào trong số giờ nhất định vào mùa Đông, nên khoảng cách các toà nhà rất xa nhau, dẫn đến mật độ thưa, dù toàn nhà cao tầng. Như vậy, rõ ràng tầng cao không phản ánh bức tranh về mật độ dân số, cần phải tách bạch hai câu chuyện ra”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, phải bàn câu chuyện mật độ dân cư và câu chuyện hình thức công trình. Do đó, quản lý nhà nước phải quản lý bằng vấn đề chuyên môn, chứ không thể quản lý bằng cảm tính.
Nhà cao tầng không có lỗi…Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Kiến trúc Việt Nam, việc các tòa nhà cao tầng hiện trong lòng các đô thị Việt Nam hiện nay như một sự tất yếu của quá trình đô thị hóa và hội nhập với toàn cầu.Nhờ đó hàng triệu người dân ở các thành phố lớn có cơ hội tiếp cận một nơi ở riêng cho mình. Việc phát triển các công trình cao tầng đa chức năng có thể làm giảm sự chuyển dịch và khoảng cách giữa các chức năng trong đô thị và làm tăng giá trị sử dụng đất đai, giảm thiểu sử dụng đất đai và bảo tồn cảnh quan, sinh thái…”Nhà cao tầng không có lỗi trong việc phát triển đô thị Việt Nam và ách tắc giao thông… “, ông Chính đánh giá.
Theo Danviet
Quản lý xây dựng ở TP.HCM: Có bao nhiêu quả bom nổ chậm?
Nếu không đổi mới, giao quyền thanh tra về quận, huyện thì khó xử lý sai phạm. Cần cơ chế mới trong quản lý xây dựng để theo kịp sự phát triển đô thị tại TP.HCM.
Ông Trần Trọng Tuấn, giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM đã cho biết như vậy tại cuộc họp sơ kết tình hình Kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2017 của UBND TP.HCM sáng 25.9.
Theo ông Tuấn, việc vi phạm trong xây dựng xảy ra nhiều, liên tục có nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Hiện nay vấn đề kiểm tra, xử lý vẫn chủ yếu do thanh tra sở, ở địa phương tham gia vẫn còn hạn chế.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Hồ Văn
Vì thế, Sở dự tính đưa thanh tra về quận, huyện, nhưng vẫn đảm bảo thanh tra hai cấp. Khi đưa thanh tra về sở thì không gọi là thanh tra nữa mà thành trật tự đô thị. Nếu quy hoạch này thống nhất thì sở sẽ xây dựng kế hoạch trình Ủy ban, mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở cấp địa phương.
"Nếu không đổi mới cơ chế này, không thay đổi kịp thời thì sẽ có những đùn đẩy, sơ hở trong quản lý... nó sẽ như quả bom nổ chậm không biết nổ khi nào", ông Tuấn cho biết.
Các đại biểu dự cuộc họp sáng 25.9 tại UBND TP.HCM . Ảnh: Hồ Văn
Ông Trần Trọng Tuấn cũng cho biết, tình hình xây dựng nhà cao tầng trong thời gian qua tiếp tục tăng. Hiện có 145 công trình nhà cao tầng đang thi công, trong đó có 15 công trình vi phạm. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp luôn áp dụng nhiều cách thức mới, quản lý nhà nước mà không theo kịp thì sẽ đi sau doanh nghiệp.
Nhà chung cư có tình trạng tranh chấp giữa người mua với nhà đầu tư, nguyên nhân có liên quan đến quản lý điều hành, kinh phí quản lý điều hành. Có những quỹ lên đến 50 tỷ, 70 tỷ... nếu không quản lý điều hành tốt thì phát sinh mâu thuẫn lợi ích. Không biết cái nào chung, cái nào riêng.
Có mâu thuẫn trong quá trình quản lý điều hành, có nơi đang thi công cũng xảy ra tranh chấp, có nơi chưa khởi công đã có tranh chấp rồi. Quyền kiểm soát, khả năng hậu kiểm của các cơ quan quản lý còn hạn chế... dẫn đến vi phạm pháp luật.
Về chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị Thủ Thiêm, TP đang tiếp tục giải quyết các vướng mắc về thủ tục thanh, quyết toán, chi phí bảo hành, chi phí lãi vay, tiến độ thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng công trình thuộc các dự án thuộc chương trình. Sở Xây dựng sẽ phối hợp với đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ bố trí quỹ nhà và triển khai thực hiện các phương án giải quyết quỹ nhà còn lại (5.626 căn hộ), theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Xây dựng và chỉ đạo của UBND TP.
Đối với công tác phát triển nhà lưu trú công nhân, TP đang xem xét công nhận chủ đầu tư cho 2 dự án và chấp thuận chủ trương đầu tư tại 2 dự án; hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết vướng mắc 4 dự án..
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong 9 tháng đầu năm, TP đã cấp 38.242 giấy phép xây dựng (so với cùng kỳ giảm 8,41%) với tổng diện tích sàn xây dựng 13.154.605,41 m2. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng: Tổ chức kiểm tra 51.557 lượt công trình xây dựng (so với cùng kỳ tăng 35,6%), đã phát hiện 1.595 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, chiếm tỷ lệ 3,1% trên tổng số lượt kiểm tra (so với cùng kỳ tăng 24%). Trong đó, xây dựng không phép 830/1.595 trường hợp (so với cùng kỳ tăng 35,6%); công trình sai phép là 557/1.595 trường hợp (so với cùng kỳ tăng 15,1%).
Theo Danviet
Thị trường chung cư tại Hà Nội sụt giảm mạnh Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2018 của Savills Việt Nam cho thấy, cả nguồn cung chào bán mới, lượng giao dịch và giá chung cư tại Hà Nội đều giảm so với quý trước Theo đó, đơn vị này thống kê cho thấy mười một dự án mới và mười bốn giai đoạn tiếp theo đã mở bán 5.530...