Mắt đỏ cảnh báo mắc bệnh gì, có phòng ngừa được không?
Mắt đỏ là tình trạng hay xảy ra, có thể là một tình trạng không nghiêm trọng, nhưng cũng có thể tiềm ẩn một bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra những khó chịu, có khả năng gây tổn hại thị lực này…
1. Các bệnh về mắt thường gặp giống như đau mắt đỏ
Có nhiều tình trạng khác ngoài đau mắt đỏ gây ra tình trạng mắt đỏ, sưng, chảy nước. Sau đây là một số thủ phạm phổ biến nhất và thường ít nghiêm trọng hơn gây ra các triệu chứng trên:
- Khô mắt : Đây là một trong những vấn đề về mắt phổ biến nhất. Khô mắt khiến mắt đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Tình trạng khó chịu này phát triển khi mắt không tiết đủ nước mắt hoặc chất lượng nước mắt không phù hợp.
Nước mắt giúp mắt khỏe mạnh và thoải mái. Bất kỳ ai cũng có thể bị khô mắt, mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh.
- Dị ứng: Một nguyên nhân rất phổ biến khác gây ra tình trạng mắt đỏ, ngứa là dị ứng. Mắt có thể bị ảnh hưởng bởi các chất có trong không khí (dị ứng môi trường) hoặc do phản ứng với thuố.c. Kết quả là mắt đỏ ngầu, ngứa, chảy nước mắt.
Viêm màng bồ đào báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng về mắt.
- Viêm bờ mi : Viêm bờ mi ảnh hưởng đến vùng da quanh lông mi, dẫn đến mắt đỏ, sưng và đau. Các hạt nhỏ trông giống như gàu cũng có thể bám vào gốc lông mi. Vi khuẩn, vấn đề về tuyến tiết dầu mỡ trong mi mắt hoặc thậm chí là những con ve nhỏ, gây ra tình trạng khó chịu này.
- Đeo kính áp tròng: Nếu bạn đeo kính áp tròng, có thể thấy mắt mình bị đỏ, ngứa, chảy nước. Điều này có thể xảy ra nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu, gây kích ứng mắt.
Trong một số trường hợp, nhiễ.m trùn.g phát triển do đeo kính áp tròng, dẫn đến mắt đỏ, đau và không thấy dễ chịu hơn sau khi tháo kính áp tròng. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu tình trạng này xảy ra.
- Xuất huyết dưới kết mạc: Bạn đã bao giờ nhìn vào gương và phát hiện một đốm má.u trên lòng trắng mắt chưa? Đôi mắt đỏ tươi đó có thể khiến bạn sốc nhưng thông thường đó là tình trạng xuất huyết dưới kết mạc, thường là vô hại. Điều này xảy ra khi các mạch má.u nhỏ ở lòng trắng mắt của bạn, kết mạc, bị vỡ và chả.y má.u. Tình trạng này thường không đau và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.
- Lẹo mắt: Khi một cục u nhỏ, đau phát triển ở bờ mi mắt hoặc bên trong mi mắt, thường là lẹo. Một tình trạng rất phổ biến là lẹo khiến mí mắt đỏ, đau, ngứa khó chịu. Hầu hết lẹo là do nhiễ.m trùn.g.
- Giả mộng và mộng: Mộng và giả mộng phát triển trên lớp phủ trong suốt của phần trắng của mắt (kết mạc). Giả mộnglà một mô màu vàng, thường phát triển ở góc trong mắt, gần mũi nhưng cũng có thể phát triển ở bên kia.
Mộng thịt (có các mạch má.u nhỏ) có thể bắt đầu như một giả mộng, ban đầu nhỏ hoặc phát triển đủ lớn để che phủ một phần giác mạc. Giống như bệnh đau mắt đỏ, mắt bạn có thể đỏ, cảm thấy ngứa và có sạn.
2. Mắt đỏ báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn
Nhiều tình trạng trông giống như đau mắt đỏ là vô hại, tuy nhiên, có những vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn cũng có vẻ giống đau mắt đỏ. Nếu bạn có các triệu chứng của những tình trạng này, điều quan trọng là phải liên lạc với bác sĩ mắt của mình:
- Viêm màng bồ đào (viêm mống mắt): Viêm màng bồ đào xảy ra khi lớp giữa của nhãn cầu – gọi là màng bồ đào – bị viêm (đỏ và sưng). Loại viêm màng bồ đào phổ biến nhất, gọi là viêm mống mắt, xảy ra khi mống mắt (phần có màu của mắt) bị viêm.
Viêm màng bồ đào ảnh hưởng đến phần trước, giữa hoặc sau của mắt. Các triệu chứng bao gồm mắt đỏ (có hoặc không đau), nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ và nhìn thấy các vật thể đen trôi nổi trong trường nhìn.. Các triệu chứng đến rồi đi, hoặc kéo dài , dần trở nên tồi tệ hơn. Nếu không được điều trị, viêm màng bồ đào sẽ làm hỏng mô mắt, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh glocom cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về mắt, bao gồm cả khả năng gây mù lòa.
- Viêm, loét giác mạc:Nếu bạn bị loét giác mạc, tình trạng này có khi kèm theo viêm giác mạc (còn gọi là viêm loét giác mạc). Tình trạng đa.u đớ.n này khiến mắt đỏ, đau, chảy nước. Mắt cũng có mủ hoặc chất tiết khác tương tự như viêm kết mạc, bạn cảm thấy như có gì đó trong mắt. Nhiễ.m trùn.g thường gây viêm giác mạc, nhưng các vấn đề về mắt khác như khô mắt cũng dẫn đến tình trạng này.
Điều rất quan trọng là phải điều trị nhiễ.m trùn.g mắt này càng sớm càng tốt, nếu không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực hoặc mù lòa. Điều này còn cấp bách hơn nếu bạn đang đeo kính áp tròng.
- Bệnh glocom góc đóng:Bệnh tăng nhãn áp (glocom) là một bệnh về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác, thường được gọi là “kẻ trộm thị lực thầm lặng”. Nguyên nhân là do mọi người thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu của bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, một loại tăng nhãn áp được gọi là bệnh glocom góc đóng có thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về mắt, bao gồm cả khả năng gây mù lòa.
Bệnh glocom góc đóng xảy ra khi mống mắt của một người áp sát với phần mắt dẫn lưu thủy dịch. Mống mắt có thể chặn đường dẫn lưu nhỏ này. Nhiều người phát triển bệnh tăng nhãn áp góc đóng chậm mà không có triệu chứng lúc đầu. Họ sẽ chỉ nhận thấy vấn đề khi họ nhận thấy mình bị mất thị lực hoặc khi bị cái gọi là cơn glocom cấp tính. Cơn này xảy ra khi mống mắt chặn hoàn toàn “đường dẫn lưu” và áp lực mắt tăng rất nhanh.
Video đang HOT
Mắt đỏ, đau dữ dội ở mắt và mờ mắt là dấu hiệu đặc trưng của cơn glocom góc đóng, nhưng có thể bị nhầm với đau mắt đỏ ở giai đoạn đầu. Những người bị cơn glocom góc đóng thường cũng cảm thấy buồn nôn, nhìn thấy cầu vồng hoặc quầng sáng trong tầm nhìn và bị đau đầu rất dữ dội. Cơn này là trường hợp khẩn cấp của cấp cứu nhãn khoa. Bạn nên gọi cho bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức nếu không bạn có thể bị mù.
- Viêm túi lệ : Mắt chúng ta sản xuất nước mắt từ một tuyến gọi là tuyến lệ. Từ tuyến này, nước mắt chảy qua một ống dẫn vào khoang mũi. Trong một số trường hợp, ống dẫn này bị tắc khiến cho nước mắt bắt đầu trào ngược, dẫn đến sưng nề túi lệ. Bạn có thể nhận thấy tình trạng sưng đau này gần góc trong của mắt. Cuối cùng, nhiễ.m trùn.g có thể phát triển thêm, được gọi là viêm túi lệ.
Tương tự như bệnh đau mắt đỏ, viêm túi lệ có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, tr.ẻ e.m và người lớn. Giống như bệnh đau mắt đỏ, các triệu chứng bao gồm mắt sưng, đỏ, chảy nước mắt và dịch tiết từ mắt, thậm chí đau ở trong và xung quanh mắt. Sốt cũng có thể phát triển. Điều quan trọng là phải liên lạc với bác sĩ mắt nếu bạn có những dấu hiệu trên. Nhiễ.m trùn.g phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa việc mất thị lực.
3. Cách phòng ngừa như thế nào?
Đỏ mắt có thể là nhất thời, sinh lý ví như gặp nước mưa, mồ hôi chảy vào mắt, gặp khói- bụi nhưng cũng có thể là bệnh lý thực sự nghiêm trọng. Nếu lành tính, có thể chữa khỏi nhưng cũng có thể tiềm tàng hay đ.e dọ.a trực tiếp lên sức nhìn hay thị lực.
Đôi mắt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Thực hiện theo các hướng dẫn sau để duy trì đôi mắt khỏe mạnh:
- Hãy khám mắt thường xuyên: Kịp thời phát hiện sớm các vấn đề về mắt để được ứng phó kịp thời, thích hợp.
- Đeo kính bảo vệ mắt:Kính bảo vệ mắt giúp ngăn ngừa chấn thương mắt tại nơi làm việc (nếu cần), khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động khác có thể gây tổn thương.
- Đeo kính râm: Kính râm là một phụ kiện thời trang tuyệt vời, nhưng quan trọng nhất là chúng bảo vệ mắt bạn khỏi tia cực tím (UV) của mặt trời. Khi mua kính râm, hãy tìm loại có thể chặn 99 đến 100% bức xạ UV-A và UV-B.
- Cho mắt được nghỉ ngơi:Nếu bạn dành nhiều thời gian ở máy tính hoặc tập trung mắt vào một thứ, đôi khi bạn quên chớp mắt. Điều này gây mỏi mắt hoặc mệt mỏi. Hãy thử quy tắc 20-20-20: Cứ mỗi 20 phút, hãy nhìn đi chỗ khác cách bạn khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây.
- Vệ sinh tay và kính áp tròng đúng cách: Để tránh nguy cơ nhiễ.m trùn.g, hãy luôn rửa tay thật sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng. Khử trùng kính áp tròng theo hướng dẫn và thay kính theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc mắt.
- Ăn uống đúng cách để bảo vệ thị lực: Ăn chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả giúp giữ cho mắt khỏe mạnh. Cà rốt, các loại rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn hoặc cải xanh cũng cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mắt. Nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích cho sức khỏe mắt từ các loại cá giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi, cá ngừ và cá bơn.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh:Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các tình trạng mạn tính khác có thể gây hại cho mắt. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, hãy trao đổi với bác sĩ.
- Duy trì lượng đường trong má.u:90% tình trạng mù lòa do bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa được. Do đó, cần quản lý tốt lượng đường trong má.u khỏe mạnh.
- Bỏ thuố.c l.á hoặc không hút thuố.c:Hút thuố.c có hại cho mắt cũng như các bộ phận khác trên cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuố.c với nguy cơ mắc các bệnh sau:
Thoái hóa điểm vàng do tuổ.i tác
Đục thủy tinh thể
Tổn thương dây thần kinh thị giác…
Tất cả các bệnh về mắt này đều có thể dẫn tới mù lòa.
Viêm dây thần kinh thị giác: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
Viêm dây thần kinh thị giác là một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
1. Tổng quan bệnh viêm dây thần kinh thị giác
1.1. Bệnh viêm dây thần kinh thị giác là gì?
Viêm dây thần kinh thị giác (optic neuritis) là một tình trạng viêm làm mất myelin của dây thần kinh sọ số 2 còn gọi là dây thần kinh thị giác, chịu trách nhiệm truyền tín hiệu từ võng mạc đến não để xử lý hình ảnh. Tình trạng này có thể gây ra làm giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn ở một hoặc cả hai mắt, đau nhức khi vận động mắt, rối loạn sắc giác thậm chí gây mù vĩnh viễn.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh thị giác
Nguyên nhân gây viêm thần kinh thị giác vẫn chưa xác định rõ ràng, cơ chế bệnh sinh được cho là do phản ứng tự miễn làm tổn thương bao myelin bao quanh các tế bào thần kinh trong dây thần kinh thị giác bao gồm bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis - MS), rối loạn phổ viêm tủy thị thần kinh (Neuromyelitis optica spectrum disorders - NMOSD) và bệnh MOG (Myelin oligodendrocyte glycoprotein-IgG).
Viêm dây thần kinh thị giác (optic neuritis) là một tình trạng viêm làm mất myeli của dây thần kinh sọ số 2 còn gọi là dây thần kinh thị giác.
Nhiễ.m trùn.g: Virus như adenovirus, coxackievirus, cytomegalovirus, hepatitis virus, human herpes virus (Epstein - Barr virus), varicella zoster virus... hay sau một đợt nhiễm vi khuẩn (thường là từ 1 -3 tuần) bao gồm syphilis, bệnh Lyme, bệnh mèo cào, lao, ...
Viêm thị thần kinh không do nhiễ.m trùn.g như lupus ban đỏ hệ thống, bệnh sarcoidosis, polyarteritis nodosa...
Sau tiêm vaccine: hiếm gặp và thường xảy ra hai bên, xuất hiện sau 1-3 tuần như sau tiêm ngừa lao, viêm gan siêu vi B, quai bị, uốn ván, sởi, rubella, cúm...
Dùng thuố.c hoặc tác dụng phụ của thuố.c: Một số loại thuố.c có thể gây viêm dây thần kinh thị giác như tác dụng phụ hiếm gặp.
2. Triệu chứng của viêm dây thần kinh thị giác
Mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn: thị lực có thể bị suy giảm một phần hoặc hoàn toàn ở một mắt hoặc hai mắt, thường xảy ra trong vòng vài ngày và có thể tan dần theo thời gian.
Đau mắt: đau khi chuyển động mắt, đây là triệu chứng phổ biến.
Giảm độ nhạy sáng
Rối loạn sắc giác: thường gặp rối loạn màu sắc hỗn hợp, có thể thay đổi mức độ theo thời gian.
Viêm dây thần kinh thị giác có thể có các triệu chứng như đau mắt, mất thị lực...
3. Viêm dây thần kinh thị giác có lây nhiễm không?
Viêm dây thần kinh thị giác (optic neuritis) không phải là một bệnh lây nhiễm. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường liên quan đến bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis), hoặc các tình trạng viêm nhiễm khác bên trong cơ thể. Đây là một bệnh lý xuất phát từ sự tấ.n côn.g nhầm của hệ thống miễn dịch vào dây thần kinh thị giác, không phải do vi khuẩn hoặc virus lây nhiễm trực tiếp gây ra.
Bản thân viêm dây thần kinh thị giác không lây lan giữa người với người, nhưng nếu bệnh viêm dây thần kinh thị giác do nhiễm virus herpes simplex hoặc herpes zoster, syphilis hay trong bệnh Lyme thì có khả năng lây từ người này sang người khác. Chính vì vậy, nếu viêm dây thần kinh thị giác là do nhiễ.m trùn.g thì nguyên nhân gốc (ví dụ như virus) có thể lây nhiễm. Nhưng bệnh lý viêm dây thần kinh thị giác không phải là bệnh truyền nhiễm trực tiếp.
4. Cách phòng bệnh viêm dây thần kinh thị giác
Phòng ngừa viêm dây thần kinh thị giác phụ thuộc vào việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý và yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này, bởi viêm dây thần kinh thị giác thường liên quan đến các bệnh lý tự miễn và một số nhiễ.m trùn.g.
4.1. Kiểm soát bệnh tự miễn
Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis - MS) là một trong những nguyên nhân chính gây viêm dây thần kinh thị giác. Nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh MS, cần tuân thủ điều trị và theo dõi bệnh thường xuyên để kiểm soát tình trạng viêm.
Điều trị sớm và đúng cách các bệnh tự miễn khác như lupus, sarcoidosis để ngăn ngừa tình trạng viêm lan sang dây thần kinh thị giác.
4.2. Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễ.m trùn.g
Một số nhiễ.m trùn.g có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác như nhiễm herpes, syphilis hoặc lyme. Vì vậy, việc giữ vệ sinh cá nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh lây qua đường tìn.h dụ.c là quan trọng.
Tiêm phòng các loại vaccine cần thiết để phòng tránh nhiễ.m trùn.g, chẳng hạn như vaccine phòng virus herpes zoster (gây bệnh zona).
4.3. Tránh các chất độc hại
Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với các chất độc có thể gây hại cho hệ thần kinh, bao gồm các chất hóa học độc hại và một số loại thuố.c có tác dụng phụ gây viêm dây thần kinh thị giác.
4.4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm tra mắt, có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về thị lực. Nếu có triệu chứng như đau mắt, giảm thị lực, mất cảm nhận màu sắc, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số nhiễ.m trùn.g có thể dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác như nhiễm herpes, syphilis...
4.5. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và hạn chế căng thẳng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.
4.6. Theo dõi các triệu chứng sau nhiễ.m trùn.g hoặc bệnh lý
Nếu bạn vừa trải qua một đợt nhiễ.m trùn.g, đặc biệt là các nhiễ.m trùn.g liên quan đến thần kinh, hãy theo dõi sát các triệu chứng thị lực để kịp thời phát hiện các dấu hiệu viêm dây thần kinh thị giác.
Việc phòng ngừa hoàn toàn viêm dây thần kinh thị giác có thể không khả thi, đặc biệt là đối với những trường hợp liên quan đến bệnh lý tự miễn. Tuy nhiên, việc duy trì sức khỏe tổng thể, kiểm soát các bệnh nền và xử lý nhiễ.m trùn.g kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này.
5. Cách điều trị viêm dây thần kinh thị giác
Điều trị viêm dây thần kinh thị giác phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Mục tiêu chính của điều trị là giảm viêm, phục hồi thị lực và kiểm soát các nguyên nhân nền nếu có.
5.1. Corticosteroids (thuố.c chống viêm mạnh)
Điều trị chính cho viêm dây thần kinh thị giác thường là corticosteroids, dùng để giảm viêm nhanh chóng. Các thuố.c này giúp cải thiện triệu chứng và thúc đẩy phục hồi thị lực.
Dạng tiêm tĩnh mạch: Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng trong trường hợp viêm dây thần kinh thị giác nặng. Liệu pháp này thường kéo dài vài ngày.
Dạng uống: Sau khi tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân có thể được kê thêm prednisolone dạng uống trong vài tuần để tiếp tục kiểm soát viêm.
5.2. Điều trị các bệnh lý nền
Đa xơ cứng: viêm dây thần kinh thị giác có thể là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc MS, điều trị lâu dài để kiểm soát bệnh sẽ giúp ngăn ngừa tái phát viêm dây thần kinh thị giác. Các thuố.c như interferon, glatiramer acetate hoặc các liệu pháp ức chế miễn dịch khác có thể được sử dụng.
Người mắc bệnh viêm dây thần kinh thị giác nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhiễ.m trùn.g: Nếu viêm dây thần kinh thị giác do nhiễ.m trùn.g (ví dụ như virus herpes, syphilis), bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc thuố.c kháng virus phù hợp.
5.3. Điều trị triệu chứng
Nếu bệnh nhân gặp vấn đề với thị lực, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp hỗ trợ hoặc thiết bị giúp cải thiện thị lực tạm thời cho đến khi phục hồi.
5.4. Theo dõi và điều trị lâu dài
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể phải tiếp tục được theo dõi thường xuyên để kiểm soát bệnh lý liên quan (như đa xơ cứng) hoặc để ngăn ngừa tái phát viêm.
5.5. Chế độ sinh hoạt và phục hồi
Nghỉ ngơi và giảm căng thẳng: Điều quan trọng là bệnh nhân nên nghỉ ngơi và tránh căng thẳng khi đang trong quá trình điều trị viêm dây thần kinh thị giác. Căng thẳng có thể làm cho triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói: Do viêm dây thần kinh thị giác có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng, bệnh nhân có thể cần bảo vệ mắt bằng kính râm hoặc tránh các nguồn ánh sáng mạnh.
Nhiều bệnh nhân sẽ phục hồi thị lực một phần hoặc hoàn toàn sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng cũng có trường hợp bị mất thị lực vĩnh viễn, đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với những bệnh nhân có liên quan đến bệnh lý nền như đa xơ cứng, nguy cơ tái phát viêm dây thần kinh thị giác có thể tăng, do đó cần quản lý bệnh lâu dài.
Kiến ba khoang vào mùa, bác sĩ chỉ cách xử trí đúng Vào mùa kiến ba khoang tấ.n côn.g, nhiều người khi phát hiện kiến trên da thường đậ.p mạnh hoặc chà xát để giế.t, khiến độc tố lan rộng, gây tổn thương sâu và nghiêm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Thu, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, gần đây, bệnh viện tiếp nhận...