Mặt dây chuyền rubik tự chế độc đáo mà chẳng tốn công
Mặt dây chuyền rubik này cực dễ làm, nguyên liệu lại sẵn có ở nhà nữa chứ!
Để làm dây chuyền rubik, bạn cần:
- 6 cuộn băng keo hình (bạn chọn loại băng keo dày một chút nhé)
- 1 khối gỗ vuông nhỏ
- Móc treo
- Dao rọc giấy, bút lông, thước
Cách làm dây chuyền rubik như sau:
- Đầu tiên, bạn lần lượt dán băng keo hình lên 6 mặt khối gỗ. Dùng dao rọc giấy cắt hết các phần keo thừa đi.
- Khối gỗ của bạn sau khi dán xong sẽ trông thế này nhé!
Video đang HOT
- Dùng bút lông vẽ viền dọc theo các đường viền khối gỗ, sau đó vẽ thêm 2 đường dọc và ngang cắt nhau tạo thành 9 hình vuông nhỏ mỗi mặt.
- Dùng khoan nhỏ khoan 1 lỗ ở giữa 1 mặt khối gỗ, sau đó gắn móc treo vào.
Cuối cùng, bạn chỉ cần nối khối gỗ với dây chuyền nữa là xong rồi!
Dây chuyền với mặt rubik độc đáo hẳn sẽ làm bộ trang phục của bạn thú vị lắm đấy!
Bạn có thể tuỳ ý chọn các kiểu băng keo hình khác nhau để mặt dây chuyền thêm hay ho nhé!
TheoMèo chơi tam cúc / Trí Thức Trẻ
'Vọng cổ du ca' tìm được quán quân sau 1 tháng tranh tài
Khép lại đêm chung kết, Nhan Thị Lan Nhi (SBD 760) đã xuất sắc giành được ngôi vị quán quân "Vọng cổ du ca" - cuộc thi tìm kiếm tài năng ca tài tử, vọng cổ và cải lương.
Sau gần 1 tháng tranh tài, từ 1000 thí sinh ban đầu của 7 huyện (Thới Bình, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi) và TP.Cà Mau, Vọng cổ du ca đã chọn ra 6 gương mặt xuất sắc nhất bước vào đêm chung kết xếp hạng: Nguyễn Kiều Diễm (SBD 743), Nguyễn Minh Đương (SBD 709), Nhan Thị Lan Nhi (SBD 760), Ngô Công Lý (SBD 219), Võ Văn Thúy (SBD 308) và Tăng Thanh Xuân (SBD 824).
Đêm chung kết diễn ra lúc 20h30 ngày 31/1 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Cà Mau dưới sự đánh giá của các giám khảo: NSƯT Minh Vương, NSƯT Ca Lê Hồng, NS Huỳnh Mai.
Trích đoạn Nửa đời hương phấn (soạn giả Hà Triều & Hoa Phượng) đã mang về ngôi vị cao nhất cuộc thi cho nữ thí sinh Nhan Thị Lan Nhi (SBD 760). Sở hữu cả thanh lẫn sắc và lối diễn tự nhiên, Lan Nhi đã chinh phục được BGK lẫn người nghe.
Thí sinh thi cùng Lan Nhi là Ngô Công Lý (SBD 219) gặp chút rắc rối với âm thanh, nhưng vẫn giữ được sự tự tin để làm chủ bài dự thi.
Hỗ trợ màn biểu diễn này là hai thí sinh từng đạt điểm cao ở vòng thi trước: Nguyễn Thị Thủy (vai Lung) và Phạm Thị Chinh (vai Diệu).
Xúc động không kém là trích đoạn Hàn Mặc Tử (soạn giả Viễn Châu), do Nguyễn Kiều Diễm (SBD 743) - một trong hai nữ thí sinh lọt vào vòng chung kết xếp hạng và Nguyễn Minh Đương (SBD 709) thể hiện. Hợp diễn cùng hai thí sinh là NS Thy Trang - Huy chương vàng Triển vọng Trần Hữu Trang 2003 (vai Mộng Cầm).
Tiết mục còn lại của đêm chung kết là Hòn vọng phu (soạn giả Lưu Quang Vũ, chuyển thể cải lương bởi Mộc Linh). Đây được đánh giá là trích đoạn khó và phức tạp, trình diễn bởi thí sinh Võ Văn Thùy (SBD 308) và Tăng Thanh Xuân (SBD 824), cùng khách mời Lê Hồng Thắm - Huy chương vàng Triển vọng Trần Hữu Trang 2003.
Khoảnh khắc Nhan Thị Lan Nhi được xướng tên cho ngôi vị quán quân Vọng cổ du ca, bên cạnh cô là á quân Nguyễn Kiều Diễm (SBD 743).
Đại diện nhà tài trợ, tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, trao bằng khen và giải thưởng cho các thí sinh đạt giải.
Khép lại chung kết Vọng cổ du ca - cuộc thi mở ra một hướng đi mới cho không chỉ giọng ca quán quân Nhan Thị Lan Nhi, mà còn góp phần vào việc gìn giữ, truyền ngọn lửa yêu mến bộ môn nghệ thuật dân tộc đến đông đảo khán giả.
Dẫn chương trình đêm chung kết là NS Kim Tử Long và MC Diễm Loan.
Đón xem đêm chung kết Vọng cổ du ca - chương trình phát lại lúc 11h vào ngày 4-5/2 trên hênh truyền hình Let's Viet.
Theo Zing
Tính tỷ lệ vòng eo và mông để biết sống thọ hay không Công thức này sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, tránh các nguy cơ tiềm tàng trong cơ thể. Y học từ lâu đã nhận định, thân hình và sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tờ Thời báo Đời sống Trung Quốc đã tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, phỏng vấn các...