Mặt đất rung chuyển trước đòn yểm trợ Su-30MK2 Việt Nam
Mặt đất rung chuyển, khói bụi mịt mù kèm theo những tiếng nổ cực lớn sau khi phi đội Su-30MK2 tấn công mặt đất yểm trợ cho lực lượng tăng thiết giáp.
Tấn công yểm trợ
Đầu năm 2016, Sư đoàn 370 và 371 (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã tổ chức hai ban bay bắn, ném bom đạn thật tại Trường bắn TB-3 đối với các loại máy bay chiến đấu Su-30MK2, Su-22M4 và trực thăng Mi-8, Mi-171.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác huấn luyện năm 2016 của các đơn vị. Qua thực hành bay bắn, ném ban ngày và ban đêm, đợt huấn luyện thực hành đã đạt được kết quả cao, an toàn tuyệt đối về người và trang bị.
Không chỉ tấn công mặt đất với bài bắn thông thường, Không quân Việt Nam còn cho tiêm kích Su-30MK2 thực hiện những bài đánh phối hợp, yểm trợ với lực lượng tăng thiết giáp. Hồi tháng 10/2014, Sư đoàn 330 diễn tập tấn công địch có sự chi viện hỏa lực từ máy bay tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng Mi-8.
Tấn công chính xác mục tiêu.
Cụ thể, vào sáng 24/10, tại Trường bắn Chi Lăng, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 chỉ đạo Sư đoàn 330 thực hành diễn tập chỉ huy cơ quan một bên 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa, có một tiểu đoàn thực binh và diễn tập chỉ huy một bên cho các Lữ đoàn binh chủng có hiệp đồng với Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không – Không quân).
Nhờ công tác tổ chức tốt, điều hành đúng trình tự cùng với sự cố gắng của các chiến sĩ, cuộc diễn tập đã đạt kết quả tốt, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và vũ khí trang bị. Thông qua cuộc diễn tập, Quân khu 9 đã nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp chiến đấu.
Trong cuộc diễn tập trên, những chiếc máy bay chiến đấu Su-30MK2 hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam đã công khai phô diễn khả năng tác chiến đa năng, vượt trội và đầy sức mạnh.
Video đang HOT
Cuộc diễn tập được Trung tướng Nguyễn Phương Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 9 đánh giá đạt kết quả tốt, các đơn vị tham gia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Phối hợp chiến đấu
Diễn tập được coi là phương thức huấn luyện cao nhất mang tính tổng hợp toàn diện, sát thực tế chiến đấu và là điều kiện tốt nhất để bộ đội rèn luyện, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đối với lực lượng tăng thiết giáp, trong thời gian qua, hầu hết các đơn vị đều đóng góp và tham gia vào thành công của các cuộc diễn tập, nhất là diễn tập quy mô lớn, hiệp đồng quân binh chủng.
Lực lượng tăng thiết giáp khai hỏa.
Trong những tình huống chiến đấu khó, phức tạp như tiến công địch đổ bộ đường không hay tiến công địch phòng ngự trận địa, lực lượng tăng thiết giáp đã phối hợp tốt với lực lượng phòng không – không quân, pháo binh, chế áp ngăn chặn địch.
Đồng thời nhanh chóng yểm trợ bộ binh cùng chiếm lĩnh trận địa và tiêu diệt mục tiêu. Kết quả này cho thấy phần nào phản ánh quá trình huấn luyện nghiêm túc, đúng trọng tâm của các đơn vị.
Trong điều kiện tác chiến mới, chiến tranh hiện đại cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác huấn luyện và chiến đấu của lực lượng tăng thiết giáp. Trọng tâm là việc huấn luyện nâng cao khả năng cơ động, phát huy tối đã ưu thế hỏa lực mạnh.
Sự phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng và áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình điều hành, chỉ huy huấn luyện chiến đấu. Tất cả những nội dung này tiếp tục được binh chủng tăng thiết giáp đưa ra và yêu cầu các đơn vị xử trí và giải quyết trong cuộc diễn tập chỉ huy, tham mưu một bên hai cấp trên địa bàn phía Nam.
Không chỉ dừng lại ở một địa bàn, một đơn vị cụ thể, các tình huống cụ thể trong diễn tập được đưa ra sâu, sát với từng địa bàn, từng quân đoàn và các đơn vị tăng thiết giáp.
Sự trưởng thành, khả năng chiến đấu giỏi của bộ đội không chỉ đến từ quá trình huấn luyện, khổ luyện bền bỉ, không chỉ đến từ thời gian huấn luyện dài ngày mà hơn hết, nó phải đến từ những bài học thực tế sát điều kiện chiến đấu. Và hướng đi này đang được các đơn vị tăng thiết giáp thực hiện hiệu quả.
Theo Đất Việt
Cách chuyển Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 về Bắc Giang
"Để bám được đội hình trong khi chuyển sân, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách, chạy đúng tốc độ đã quán triệt".
Đó là chia sẻ của Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật), Trung đoàn 927 trên báo PK-KQ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Việc chuyển sân có những đặc thù riêng và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ chạy đường xa, chở vũ khí, khí tài nặng, cồng kềnh mà còn phải theo đội hình. Có những xe phải kéo theo máy nổ.
Chính vì vậy, lái xe, bên cạnh sự thuần thục của kỹ thuật lái cá nhân thì phải hiệp đồng tốt với đồng đội. Thông thường, đội hình cơ động được bố trí từ 5 đến 10 xe chạy thành một đoàn. Đoàn nọ cách đoàn kia chừng 500m.
Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam.
Với mỗi đoàn, xe chỉ huy và những xe có tay lái cứng dẫn đầu và đi cuối, những chiếc còn lại thì đan xen ở giữa. Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt.
Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn. Chạy theo đội hình, thời gian cơ động cũng dài hơn. Bởi thế nên trước ngày cơ động, lái xe phải được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn mọi mặt cho chuyến đi.
Cũng trên báo PK-KQ, Thiếu tá Phạm Văn Điệp - Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn cũng chia sẻ, theo chỉ đạo của Phòng Xe máy Quân chủng, các xe làm nhiệm vụ đã được bảo dưỡng cấp 2. Anh giải thích thêm, thông thường, xe chạy được 2.000km thì bảo dưỡng cấp 1. 4 lần bảo dưỡng cấp 1 mới bảo dưỡng cấp 2.
Tuy nhiên, chuẩn bị cho việc chuyển sân, thời gian bảo dưỡng xe, máy của Trung đoàn 927 đã được rút ngắn. 2 lần bảo dưỡng cấp 1 đã được bảo dưỡng cấp 2 thay vì 4 lần như thường lệ.
Theo đó, với các xe, máy tham gia chuyển sân, tất cả các hệ thống, từ lốp, động cơ, hệ thống lái, hệ thống đèn... đều được kiểm tra kỹ lưỡng và phải đồng bộ.
Cùng với đó là hệ thống giấy tờ, sổ sách liên quan như đăng kí, lí lịch xe, sổ theo dõi hoạt động, bằng lái, kiểm định xe. Những hỏng hóc thông thường, thợ sửa chữa ở đơn vị tự khắc phục. Với những hỏng hóc nặng hơn, xe được đưa về Trạm sửa chữa mặt đất của Trung đoàn.
Ngoài ra, khi cơ động, đội sửa chữa là những nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm nhất cũng hành quân theo đội hình, sẵn sàng khắc phục nếu xảy ra hỏng hóc trên đường.
Đấy là với đội hình hành quân đường bộ, còn đội hình máy bay tiêm kích Su-30MK2 thì sao? Thật vui khi được biết rằng đội ngũ phi công của Trung đoàn đều rất tự tin cho những chuyến bay chuyển sân.
Tất cả sự chuẩn bị này cho thấy, kế hoạch xây dựng và trang bị 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Đơn vị được nhận máy bay mới là Trung đoàn không quân 927 - Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn không quân 371.
Sau một thời gian cơ động lực lượng vào Trung đoàn Không quân 923 (cũng thuộc Sư đoàn 371), huấn luyện chuyển loại tại sân bay Thọ Xuân, đến nay toàn bộ phi công tiêm kích của Trung đoàn 927 đã hoàn toàn làm làm chủ máy bay Su-30MK2 hiện đại.
Theo Đất Việt
Sát thủ toàn năng trong Không quân Việt Nam Với đầu đạn nặng 320kg, tên lửa Kh-29 của Không quân Việt Nam có thể hủy nhiều loại mục tiêu kiên cố hoặc chiến hạm có lượng giãn nước trên 10.000 tấn. Theo số liệu của SIPRI, tính đến năm 2004 Việt Nam đã mua hơn 100 tên lửa Kh-29, để trang bị trên các chiến đấu cơ Su-22M4 và Su-30MK2 của Không...