Mất dần vú sữa Lò Rèn, cam mật Phong Điền…
Không bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn, nhưng nhiều loại cây đặc sản ở ĐBSCL vẫn bị người dân quay lưng, trồng thay thế bằng các loại cây trồng khác.
Hết thời hoàng kim
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim là cây ăn trái đặc sản nổi tiếng chỉ có ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Thế nhưng, thương hiệu nổi tiếng “có một không hay” này lại đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”. Thay vì những vườn cây xanh mướt, vùng chuyên canh vú sữa nơi đây phần lớn là những cây già cằn cỗi và nhiễm bệnh.
Cam mật còn rất ít diện tích ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Xây
Từ năm 2013 đến nay, Phòng NNPTNT huyện Phong Điền đã phối hợp với nhiều đơn vị có liên quan tìm cách xây dựng lại thương lại cam mật Phong Điền. Chúng tôi đang xây dựng nhiều vùng chuyên canh các loại cây ăn trái chủ đạo, trong đó có vùng sản xuất cam mật, tập trung ở các ấp thuộc xã Nhơn Ái”. Ông Trần Thái Nghiêm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Phong Điền
Ông Trương Văn Sơn, ngụ ở xã Vĩnh Kim, cho biết: Cây vú sữa Lò Rèn rất thích hợp với thổ nhưỡng của vùng đất Vĩnh Kim nên cho trái bóng, vỏ mỏng, thịt ngọt thanh. “Hơn 10 năm trước, do đặc điểm vượt trội so với các loại vú sữa khác nên diện tích trồng vú sữa Lò Rèn tăng nhanh và người trồng cũng khá dần. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhiều vườn cây đã trở nên cằn cỗi” – ông Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Sơn, hiện nay, nhiều người có tâm huyết, yêu mến cây vúa sữa Lò Rèn đều ngán ngạy, không muốn đầu tư khôi phục lại vườn cây mà chỉ muốn thay dần bằng những loại cây trồng khác.
Theo chỉ dẫn của ông Sơn, chúng tôi đã về các xã lân cận và ghi nhận tương tự, nhiều vườn cây vú sữa đã được trồng xen bằng nhiều loại cây khác.
“Vườn vú sữa 5 công (5.000m2) trồng đến 100 cây vú sữa của tôi đã chết gần hết, cây còn sống được thì cho trái nhỏ, năng suất thấp. Vì vậy, tôi đang chuyển sang trồng ổi và sầu riêng” – ông Nguyễn Văn Tuất, xã Bàng Long nói.
Video đang HOT
Theo thống kê, huyện Châu Thành cho biết: Vào năm 2013 diện tích cây vú sữa ở địa phương lên đến trên 3.000ha, tập trung nhiều ở các xã ven sông Tiền như: Vĩnh Kim, Kim Sơn, Hữu Đạo, Bàn Long, Dưỡng Điềm… thế nhưng diện tích hiện nay chỉ còn khoảng 2.000ha.
Cũng như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, cam mật Phong Điền một thời từng là loài cây đặc sản chủ lực nức tiếng ở TP.Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. Những người dân từng gắn bó với loại cây này cũng từng có “của ăn của để”. Theo nhiều người dân lớn tuổi, trước đây, sản lượng cam mật có bao nhiêu đều được các thương lái đến tận các nhà vườn thu mua và trả giá khá cao. Sau khi thu mua, đặc sản nổi tiếng này sẽ được chở đi tiêu thụ ở TP.HCM.
Tuy nhiên, thay vì hàng nghìn ha vào khoảng những năm 1985-1995 thì hiện nay, vườn cam mật còn giữ được ở Phong Điền chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Theo đó, những vườn cam này không phải trồng chuyên cam mật mà là chỉ trồng xen nhiều loại cây khác, có giá trị kinh tế cao hơn.
Do thời tiết hay do chính người dân?
Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim giảm diện tích do dịch bệnh, giá bán nhiều vụ thấp. Ảnh: Huỳnh Xây
Theo người dân có kinh nghiệm trồng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, nguyên nhân khiến diện tích cây đặc sản này giảm mạnh là do tuổi thọ của cây giảm, suy kiệt nhanh, không còn sống và cho trái được lâu năm như trước đây.
Theo ông Trương Thành Vinh – Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, hiện khó tìm được vườn vú sữa còn nguyên vẹn, phát triển tốt và cho trái say như nhiều năm trước. Tình trạng này đã khiến cho HTX hoạt động khó khăn trong khi đó, đầu ra sản phẩm vốn đã gặp nhiều bấp bênh.
Ông Huỳnh Hữu Hòa – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: Ngành nông nghiệp huyện đã triển khai nhiều giải pháp củng cố, phát triển vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn thông qua nhiều mô hình. Tuy nhiên, các mô hình không thể duy trì và nhân rộng được do đầu ra khó khăn. Hơn nữa, trong khi cây vú sữa sẵn có, có xu hướng suy kiệt ngày càng nhanh thì cây trồng mới lại không phát triển được do mầm bệnh lưu tồn trong đất.
Theo ông Hòa, để khôi phục và phát triển cây đặc sản vú sữa Lò Rèn, vấn đề quan trọng là cần phải cải tạo đất vùng trồng trong thời gian dài, kết hợp với chuyển giao kỹ thuật từ các cơ quan chuyên môn, các viện, trường…
Về nguyên nhân diện tích cam mật dần không còn nhiều trên vùng đất Phong Điền, anh Nguyễn Minh Kỷ, ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái cho biết là do bệnh vàng lá gân xanh làm cho cây héo thân, đọt và chết dần. Bệnh này không có thuốc đặt trị hữu hiệu nên người dân chỉ biết đốn bỏ những cây bệnh rồi trồng mới cây con nhưng cây con vẫn bị nhiễm bệnh (không rõ nguồn gốc, được chiết nhánh từ cây nhiễm bệnh). Hiện gia đình anh Kỷ là nơi duy nhất còn khoảng 400 cây đang cho trái nhưng vẫn có nhiều cây nhiễm bệnh.
Theo Danviet
Trái hoang thành "kỳ tửu" miền Tây
Từ loại trái cây mọc hoang là cà na và hồng quân, rụng xuống nước cá cũng không thèm ăn, một nông dân vùng Bảy Núi (An Giang) đã tận dụng và sản xuất thành công loại rượu nhẹ giữ nguyên hương vị đặc trưng "không giống ai" của những loại trái này...
Trái hoang Thất Sơn
Cách đây nhiều năm, đến vùng Bảy Núi, du khách thường thưởng thức các đặc sản chế biến từ trái thốt nốt. Ngoài các món ăn ngon không thể bàn cãi từ loại trái cây độc đáo này thì du khách còn khá thích thú với trái hồng quân chua chua ngọt ngọt và trái cà na với vị chua và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được. Những loại trái này chỉ thích hợp với nữ bởi cái vị chua chua, cắn vào một miếng là nước miếng tứa ra vì chua. Thế nhưng, khi những trái này được chuyển hóa thành rượu, nam hay nữ cũng có thể thích thú bởi cái vị cay nồng của rượu nhưng lại có vị chua, ngọt và hương thơm của trái cây.
Khách du lịch thích thú với trái cà na tươi.
Hồng quân, dân gian còn gọi là bồ quân, mùng quân hay chùm quân. Hồng quân là cây rừng, thân gỗ, mọc hoang khắp vùng Bảy Núi. Mỗi năm hồng quân chỉ ra hoa kết trái một lần. Khi những cơn mưa đầu mùa đến, cũng là lúc hồng quân trổ hoa. Mùa hồng quân chín rộ thường vào thời điểm khai giảng năm học mới. Trái hồng quân chỉ bằng hoặc lớn hơn trái sung một chút. Hồng quân chín rất nhanh, khi màu da xanh bắt đầu chuyển sang ửng đỏ, chỉ qua một đêm là đã tím đỏ cây và sau một tuần là toàn bộ trái trên cây chín hết. Loại trái này, khi ăn phải dùng tay vo tròn cho trái mềm, bóng lên thì mới cảm nhận được vị ngọt ngào của hồng quân. Nếu không làm động tác ấy, dù trái có chín cây đỏ au vẫn nhuốm vị chát và chất nhựa dính trong miệng.
Cũng như trái hồng quân, trái cà na cũng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, khoảng tháng 7 - 8 âm lịch và sau đó là hết mùa. Khi con nước dưới những dòng kênh đỏ nặng phù sa thì cũng là lúc những cây cà na mọc ven sông từng chùm trĩu quả. Dọc con đường từ thành phố Châu Đốc đi núi Cấm (huyện Tịnh Biên), thỉnh thoảng lại có vài xề (nia, rổ loại lớn) đầy vun trái cà na bán cho du khách. Mùa này, cà na sống chỉ có 20.000 đồng/kg, còn cà na ngâm chua ngọt và cà na ngào đường thì 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trái cà na rất dễ ăn, nếu ai thích chua thì ăn sống nguyên trái với muối ớt, nếu không thì đập giập ngâm nước đường khoảng vài giờ cho thấm vị ngọt rồi ăn. Với khách du lịch, cà na ngâm chua ngọt là lựa chọn số một bởi nhóm 4 - 5 người có thể ăn cả ký lô mà không chán.
"Do cà na và hồng quân chỉ thu hoạch trong thời gian rất ngắn nên nhiều du khách đến vùng Bảy Núi nhiều khi tiếc ngẩn tiếc ngơ vì nhớ mùi vị những loại trái hoang này mà tìm mua không có. Điều nghịch lý là dân tại chỗ lại không thiết tha gì với mấy loại trái này, nên vào mùa chín rộ, bán không hết thì trái rụng đầy mé sông. Nhiều nông dân thấy tiếc, đem thử ủ rượu thì thấy rất ngon nên hái trái ủ rượu, làm quà biếu hoặc uống trong mỗi bữa cơm cho dễ tiêu hóa" - anh Bành Thanh Hải (ngụ khóm 1, thị trấn Chi lăng, huyện Tịnh Biên) - chủ cơ sở "Thiên Cấm Sơn kỳ tửu" nói về cái duyên của loại trái hoang biến thành loại đặc sản "vừa như nước trái cây vừa như rượu" ở vùng Thất Sơn này. Ở đây, rất nhiều nông dân biết ủ rượu cà na, rượu hồng quân, nhưng biến loại thức uống này thành thương hiệu độc đáo để đưa ra khỏi vùng Bảy Núi như anh Bành Thanh Hải thì không có nhiều người.
Theo lời anh Hải, đem trái hoang ủ rượu như kiểu anh và một số cơ sở khác đang làm không chỉ góp phần làm tăng phong phú về mặt đặc sản cho vùng đất Thất Sơn huyền bí mà còn làm tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo. "Mấy cái cây mọc hoang này trước đây chỉ có trẻ con tranh thủ hái đem bán kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới. Giờ thì người lớn cũng biết nó đem lại giá trị kinh tế, bởi nhà nào "sở hữu" chừng vài gốc cây mọc hoang là có thể kiếm 5 - 7 triệu đồng như chơi" - anh Hải chia sẻ.
"Kỳ tửu" Bảy Núi
Mày mò nghiên cứu ủ theo kiểu thủ công, thấy người thân và bạn bè đặt hàng không kịp bán, đến năm 2012, gia đình anh Hải quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng (chưa tính nhà xưởng gần 4 tỷ đồng) để làm dây chuyền sản xuất rượu từ cà na và hồng quân với công nghệ hiện đại. Do loại trái này có nhiều ở Núi Cấm và các vùng núi khác nên anh quyết định lây tên rượu là "Thiên Cấm Sơn kỳ tửu", nhằm khẳng định sản phẩm này chỉ có ở Núi Cấm, An Giang. Cuối năm 2013, anh làm giấy tờ trình các ngành chức năng địa phương và huyện chứng nhận sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh và đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Đến đầu năm 2014, anh chính thức khai trương cơ sở rượu "Thiên cấm sơn kỳ tửu" và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của du khách gần xa.
Anh Bành Thanh Hải xem trái cà na để định ngày thu hoạch.
"Ban đầu chỉ ngâm thành rượu uống chơi, nhưng sau đó thấy bạn bè "khen quá" nên tôi quyết định đầu tư máy móc và dây chuyền sản xuất rượu để bán trong địa phương. Hiên tôi làm ra trung bình khoảng 5.000 lít/tháng mà không đủ để tiêu thụ" - anh Hải vui vẻ nói. Theo anh Hải, mỗi khi vào vụ thu hoạch trái hồng quân và cà na, gia đình anh đi khắp các núi đồi thu mua từ 70 - 80kg/ngày, với giá thu mua 12.000 - 20.000 đồng/kg để làm nguyên liệu sản xuất rượu. Bình quân 1kg trái hồng quân đem về rửa sạch và ngâm khoảng 6 tháng thì đưa vào dây chuyền sản xuất có thể cho ra 2 lít rượu, với nồng độ 25 độ.
Ông Tống Hoài Ân - Phó chủ tịch UBND thị trấn Chi Lăng cho biết: "Cơ sở sản xuất rượu của anh Hải hoạt động gần 2 năm nay. Thật ra loại trái này chỉ có ở khu vực này, mỗi khi tới mùa thì bà con hái bán rất nhiều nhưng chỉ dừng lại ở mức độ ăn chơi. Nay làm thành rượu được cấp giấy tờ hẳn hoi và trở thành "đặc sản", tạo thêm công ăn việc làm cho bà con địa phương thì tốt quá". Anh Danh Heng - nhà ở Nhà Bàng (Tịnh Biên) kể: "Nhà tôi có 2 cây cà na cổ thụ, cách đây 2 năm tôi định đốn bỏ để trồng cây khác vì mỗi mùa trái chín, trái rụng đầy ao làm thối nước, cá chết. Chưa kịp đốn thì thấy anh Hải đến hỏi mua, tôi gật đầu chịu liền. Năm ngoái, tôi hái tổng cộng gần 400 ký cà na, thu được gần 6 triệu đồng. Năm nay, tôi hốt phân trâu và rơm mục bồi vào gốc, trái ra sum suê nên sản lượng chắc phải tăng gấp rưỡi. Anh Hải và mấy chủ cơ sở khác cũng đã hỏi mua, tôi dự tính mùa này kiếm phải cỡ chục triệu chứ không ít" - anh Heng nói.
Theo lời anh Heng, cà na là loại cây không cần phải tốn công chăm sóc, cũng không có sâu bệnh gì nên nói về độ sạch thì đây là loại trái "siêu sạch". "Cây này tự mọc chứ chưa ai trồng, mọc chơi ăn thiệt. Mà khoái nhất là sâu bệnh không bào giờ rớ. Con nít cũng không thèm hái. Còn nói về trộm cắp thì riêng loại trái này chưa bao giờ bị ăn trộm. Bởi vậy tôi thấy nhà mà có mấy cây cà na y như có mấy cái cây biết đẻ ra tiền mà không sợ bị mất" - anh Heng chia sẻ.
Theo Danviet
Cận cảnh cây vú sữa hình "Tứ linh" độc nhất giá hàng trăm triệu đồng Ông Nguyễn Văn Nhiên ngụ ấp Quân Phong (Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre) đang sở hữu cây vú sữa cổ hình "Tứ linh" (long, lân, quy, phụng) độc nhất giá hàng trăm triệu đồng. Cây vú sữa lạ này thu hút hàng ngàn lượt người đến tận nhà ông Nhiên để chiêm ngưỡng. Hơn chục năm trước, trong một lần đi "săn"...