Mắt cứ bị giật hoài, tại sao, làm sao cho hết?
Mắt giật mà cứ chú ý và quan tâm đến nó, mắt sẽ càng giật dữ hơn.
Shutterstock
Thỉnh thoảng, chúng ta thấy mắt bị giật, liền tắt ti vi, máy tính, điện thoại và đi ngủ sớm để chờ sáng mai thức dậy mắt lại sáng trong như chưa hề giật.
Tuy nhiên, đôi khi triệu chứng này kéo dài vài ngày, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài đến vài tuần, theo Washington Post.
Rudrani Banik, bác sĩ nhãn khoa tại Trường Y Mount Sinai (Mỹ), đã nghiên cứu sự co giật mí mắt lành tính bằng cách theo dõi 15 bệnh nhân trong nhiều năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có bệnh nhân nào bị tiến triển sang bệnh thần kinh. “ Khó chịu thật đấy, nhưng nếu có thể thì cứ chờ và nó sẽ biến mất thôi”, bác sĩ Banik nói.
Các chuyên gia cho hay, trong một số trường hợp hiếm hoi, co giật mắt có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn, tùy thuộc vào cách nó xảy ra.
Do vậy, khi mắt giật, chú ý đến tần suất, thời gian, đặc biệt là những thay đổi trong cách nó biểu hiện. Nếu các cơ mặt khác cũng bị co giật hoặc đau thì phải đi khám bác sĩ. Mắt giật bình thường chỉ phiền nhiễu nhưng khi kết hợp với những triệu chứng liên quan có thể là dấu hiệu của dây thần kinh bị hư hỏng hoặc bệnh về não, theo Washington Post.
Thật ra, lý do sinh học chính xác lý giải vụ mắt giật vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng cơ bắt đầu co thắt thường là cơ phụ trách nhắm mắt và mở mắt.
Shameema Sikder, một bác sĩ nhãn khoa tại Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho hay quá chú tâm vào mắt giật sẽ khiến tình trạng này càng tồi tệ hơn.
Bác sĩ Shameema Sikder khuyến nghị chúng ta nên chăm sóc bản thân để tránh mắt giật. Bác sĩ này cũng khuyên chúng ta tránh xa màn hình sau mỗi 20 phút và nhắm mắt lại. Hoặc dùng nước mắt nhân tạo để làm ẩm mắt.
Video đang HOT
Trong trường hợp co giật mắt kéo dài và nghiêm trọng, một số bệnh nhân đã chọn tiêm botox vào mí mắt. Bác sĩ Shameema Sikder nói botox, làm gián đoạn giao tiếp giữa thần kinh và cơ nên có tỉ lệ thành công rất cao trong việc dừng các cơn co giật dai dẳng. Ngoài ra, nên ngủ đủ, đúng giờ và tránh các chất kích thích.
Theo thanhnien.vn
Sự thật về đôi má hồng khiến bạn bất ngờ
Nhiều người cho rằng có đôi má hồng là người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, má hồng không nhất thiết là dấu hiệu của sức khỏe hoặc sức sống.
Shutterstock
Má hồng xuất hiện do các mạch máu mở rộng gần bề mặt da. Trong nhiều trường hợp, cơ thể sẽ phản ứng như vậy vì những lý do lành tính, chẳng hạn như cố gắng làm ấm da trong điều kiện lạnh.
Tuy nhiên, đôi má hồng có thể là biểu hiện của tình trạng nghiêm trọng, theo Medical News Today.
Điều quan trọng là chúng ta cần biết được nguyên nhân tiềm ẩn của má hồng và các triệu chứng khác có thể xảy ra. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét những nguyên nhân có thể làm cho má hồng.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến nhất. Mụn trứng cá là kết quả của lỗ chân lông bị tắc nghẽn và có thể gây ra đỏ ở những vùng da mà nó ảnh hưởng, có thể bao gồm má.
Khi tế bào da chết, những tế bào này tự nhiên rơi xuống. Bã nhờn, một loại dầu giúp giữ ẩm cho da, có thể làm gián đoạn quá trình này ở một số người. Các tế bào da chết và bã nhờn có thể kết hợp với nhau và bị kẹt ở lỗ chân lông.
Mụn trứng cá có thể xuất hiện khi các lỗ chân lông bị tắc và là nơi sinh sống của vi khuẩn và nhiễm trùng dưới bề mặt của da. Vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và làm cho da đỏ và sưng lên.
Để ngừa mụn trứng cá, có một số khuyến nghị từ Học viện Da liễu Mỹ (AAD) bao gồm: Rửa mặt hai lần một ngày bằng nước ấm. Rửa mặt sau khi đổ mồ hôi. Gội đầu thường xuyên, đặc biệt là tóc dầu. Rửa nhẹ nhàng với làn da và tránh chà xát. Tránh ánh mặt trời khi có thể và tránh phơi nắng, theo Medical News Today
Rosacea - chứng đỏ mặt
Rosacea là tình trạng rối loạn phổ biến. Hiệp hội Rosacea Quốc gia Mỹ ước tính có hơn 16 triệu người ở Mỹ mắc bệnh rosacea mà nhiều người không biết.
Rosacea thường gây ra các phản ứng đỏ trên khuôn mặt và những vết sưng nhỏ màu đỏ giống như mụn trứng cá. Mọi người thường có thể nhầm lẫn nó với các điều kiện khác.
Rosacea sẽ tiếp tục nặng hơn nếu không điều trị. Những người mắc bệnh rosacea có thể kiểm soát tình trạng này nếu thăm khám da.
Phản ứng với thức ăn
Các loại thức ăn cay hoặc nóng có thể làm cho da mặt trở nên đỏ.
Các hợp chất trong các loại thực phẩm này có thể kích hoạt hệ thần kinh trung ương, làm cho mạch máu trong da giãn ra khi trong thời tiết nóng. Phản ứng tương tự cũng có thể gây đổ mồ hôi.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng da từ thức ăn cay là tránh ăn các loại thực phẩm gây phản ứng. Ớt nóng và thực phẩm ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như súp, có thể kích hoạt phản ứng, theo Medical News Today
Hạn chế số lượng gia vị trong thức ăn và để thức ăn nguội trước khi ăn có thể làm giảm nguy cơ đỏ mặt.
Lupus
Lupus là chứng rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến nhiều hệ thống và cơ quan của cơ thể, kể cả da.
Một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh có thể là phát ban có màu đỏ nâu trên má và mũi. Khi bệnh bùng phát, phát ban có thể giống như bị cháy nắng trên mặt.
Lupus là tình trạng phải được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù không thể chữa được căn bệnh này, các phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu các cơn bùng phát và biến chứng.
Eczema
Eczema là phát ban có thể làm cho da bị đỏ, ngứa và sưng. Tình trạng này thường xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một số người lớn bị bệnh chàm khi họ già đi.
Không có cách chữa bệnh chàm. Tuy nhiên, có rất nhiều loại kem và thuốc mà những người mắc bệnh chàm có thể sử dụng để giảm các triệu chứng.
Rượu
Uống rượu có thể làm cho khuôn mặt chuyển sang màu đỏ. Khi cơ thể xử lý rượu, nó tạo ra một hợp chất gọi là acetaldehyde. Một số người không thể xử lý hợp chất này. Vì vậy nó tích tụ trong máu, dẫn đến đỏ bừng mặt.
Thống kê đã chỉ ra rằng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu phổ biến hơn ở người Đông Á.
Một số nghiên cứu đã liên kết các mức tăng acetaldehyde trong cơ thể với nguy cơ gia tăng một số bệnh ung thư.
Trong hầu hết các trường hợp, không cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế với dấu hiệu đầu tiên là má hồng sau khi uống rượu. Tuy nhiên, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu gặp bất kỳ điều nào sau đây: đỏ má kéo dài hơn một tuần, mụn dai dẳng, đỏ má với hình dạng của một con bướm trên mặt..., theo Medical News Today
Nếu khuôn mặt đỏ xuất hiện cùng với một số triệu chứng sau đây, cần đến bệnh viện ngay khi: thở khò khè, phát ban, khó thở, sưng trong miệng hoặc cổ họng, chóng mặt hoặc choáng váng...
Theo thanhnien.vn
Chủ quan nghĩ rằng do bào thai chèn ép dẫn đến đau lưng, tê chân, bà mẹ trẻ bị liệt nửa người khi mang thai ở tuần 18 Căn bệnh thần kinh hiếm gặp này đã khiến một bà mẹ trẻ bị liệt từ ngực xuống khi đang mang thai ở tuần thứ 18. Bà mẹ trẻ bị liệt nửa người khi mang thai ở tuần 18 Anita Brewer, 31 tuổi cảm thấy bị đau lưng, tê chân và đùi khi mang thai. Cô đã đi khám bác sĩ và được...