Mất cảm giác do biến chứng của bệnh tiểu đường, người phụ nữ bị cháy xém ngón chân
Sau khi nằm ghế mát-xa loại chườm nóng để tiêu giảm mỡ bụng, bà L. 59 tuổi có cảm giác nóng nên đã tìm cách giãn khoảng cách bằng cách chống 2 ngón chân cái xuống để nâng cơ thể lên, chỉ để phần bụng tiếp xúc bề mặt máy mát-xa.
Hôm sau bà tiếp tục nằm ghế và được nhân viên hướng dẫn chiếu tia hồng ngoại vào chỗ tổn thương để vô trùng. Sau liệu trình, bà nhìn xuống thấy 2 bàn chân cháy đen xì.
Tại BV Đa khoa Xanh-Pôn, bệnh nhân L.T.T.L, 59 tuổi có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường ( tiểu đường) 17 năm. Trước đó 6 ngày, bệnh nhân đi nằm giường mát-xa Hàn Quốc (loại máy chuyên sâu 7.700) với mục đích tiêu giảm mỡ bụng. Nhiệt độ của giường được đặt ở mức 54 độ C với thời gian một ca 30 phút.
Khi nằm được 15 phút do quá nóng bà L. chống 2 ngón chân cái xuống để gồng người lên cho bớt nóng, chỉ để phần bụng tiếp xúc với giường. Buổi chiều cùng ngày, sau khi đi khiêu vũ về bà L. thấy 2 ngón chân phồng rộp nhưng không nghĩ mình bị bỏng từ sáng mà lại tiếp tục ngồi máy mát xa của hàng xóm 15 phút. Sau 15 phút, chỗ phồng rộp ở chân bệnh nhân dập nước, lột da, đỏ loét.
Ngày hôm sau, bệnh nhân lại tiếp tục đi nằm ghế mát-xa. Nhân viên Hàn Quốc hướng dẫn chiếu đèn tia hồng ngoại vào chỗ tổn thương ở ngón chân để vô trùng cho bà. Lần này, liệu trình được cài đặt vẫn là 30 phút .
“Sau liệu trình, nhìn xuống tôi thấy 2 bàn chân mình cháy đen xì thay vì đỏ loét”, bà L. kể lại.
Về nhà, bệnh nhân tự rửa và băng bó vết thương nhẹ. Do không có cảm giác nên bà cũng không cảm thấy quá sốt ruột. Sau đó 2 ngày bà mới nhập viện ở Hải Phòng. Tại đây các bác sĩ cho rằng bà đã bị hoại tử ngón chân do biến chứng tiểu đường phải cắt cụt.
Tuy nhiên, để yên tâm hơn, bà L. đã lên Hà Nội và được các bác sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn điều trị vết loét ở bàn chân mà không cần phải cắt cụt.
TS-bác sỹ Đỗ Đình Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn cho biết, người mắc đái tháo đường thông thường có những tổn thương ngoại vi dù sớm hay muộn. Chính vì những tổn thương này khiến bệnh nhân giảm và mất cảm giác do vậy tuyệt đối không bao giờ được chườm, sưởi nước ấm nước nóng.
“Do mất cảm giác, giảm cảm giác nên người mắc đái tháo đường có tổn thương ngoại vi nguy cơ bị bỏng rất cao mà không biết. Thậm chí, nếu không bị bỏng thì nhiệt độ cao làm bệnh nhân dù mang lại cảm giác dễ chịu nhưng sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại vi và càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn”, TS-Đỗ Đình Tùng phân tích.
Video đang HOT
Nữ bệnh nhân đang được điều trị vết loét ở bàn chân do bỏng (ảnh: T.A)
Bác sỹ Tùng cho biết, mỗi khi mùa đông đến bác sỹ tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân biến chứng tiểu đường ở bàn chân với những vết thương bỏng da, cháy da rất nhiều. Nguyên nhân là do chườm nóng… Vì vậy về lâu về dài tuyệt đối không ngâm, không chườm đặc biệt người nào đã có tổn thương ngoại vi thì phải tuyệt đối kiêng ấm, kiêng nóng, không được sưởi.
Ngoài ra để chống loét chân bệnh nhân phải tái khám định kỳ, nếu không có tổn thương ngoại vi tái khám 1 năm một lần, còn đã tổn thương ngoại vi thì phải 6 tháng khám bàn chân 1 lần.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế Giới (IDF), cứ mỗi 20 giây có 1 bệnh nhân đái tháo đường phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tay, chân. Đây là điều tệ nhất xảy ra với biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường.
Để cung cấp những kiến thức đầy đủ, quan trọng về bệnh đái tháo đường, hạn chế những biến chứng đáng tiếc cho người bệnh, từ 8g30-16g ngày 18,19-12-2020 Trung tâm kỹ thuật cao, Bệnh viện Xanh Pôn và Hội người Giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình Ngày hội Đái tháo đường 2020″.
Tại đây, mọi người sẽ được tham gia được miễn phí hoàn toàn các chương trình: Khám tư vấn đái tháo đường, thử đường máu; Khám phát hiện biến chứng đái tháo đường; Tư vấn điều trị, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ luyện tập; Chụp đáy mắt kỹ thuật số phát hiện sớm biến chứng mắt; Khám phát hiện biến chứng sớm thần kinh ngoại vi bằng máy Biothesiometer; Đo chỉ số ABI phát hiện biến chứng mạch máu;
Đo mức độ loãng xương, kiểm tra mỡ cơ thể, đo huyết áp; Tư vấn sử dụng các sản phẩm của các đơn vị có uy tín trong điều trị, hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường; Cập nhật các kiến thức mới và tiến bộ khoa học trong điều trị đái tháo đường từ các chuyên gia đầu ngành về Đái tháo đường tại Việt Nam…
Hội thảo còn là cơ hội quý cho đội ngũ bác sỹ từ các bệnh viện cập nhật kiến thức y khoa từ chuyên gia hàng đầu, từ đó áp dụng vào thực tiễn chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường và biến chứng, dành lại chất lượng sống tốt nhất cho người bệnh.
Căn bệnh khiến nghệ sỹ Lý Huỳnh qua đời nguy hiểm như thế nào?
Nghệ sĩ Lý Huỳnh, cha đẻ diễn viên Lý Hùng vừa qua đời do thời gian dài mắc tiểu đường (ĐTĐ) suy tim, suy thận...
Căn bệnh khiến bố đẻ diễn viên Lý Hùng qua đời nguy hiểm như thế nào?
Chia sẻ về căn bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây biến chứng suy thận, suy tim này TS. BS Đỗ Đình Tùng, PGĐ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho bết, đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính: Tăng glucose máu; kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein; bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Bệnh ĐTĐ được chia làm các tuýp chính:
Đái tháo đường týp 1: Loại bệnh ĐTĐ này thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành.
Người mắc ĐTĐ tuýp 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Nguyên nhân là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công các tế bào bêta trong tuyến tuỵ làm cho tế bào này không còn sản xuất được insulin.
Khi không có insulin cơ thể sẽ không sử dụng được glucose, do đó glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Lúc này, người bệnh cần được tiêm insulin để duy trì cuộc sống.
Đái tháo đường tuýp 2 : Đây là loại ĐTĐ thường gặp, chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 90%). Giai đoạn đầu, ở người bệnh ĐTĐ tuýp 2, tế bào bêta tụy vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào của cơ thể không thể sử dụng nó để đưa glucose vào trong tế bào - nơi chuyển hóa glucose thành năng lượng để nuôi cơ thể (hiện tượng đề kháng insulin).
Bệnh tiến triển dần dần, theo thời gian, glucose sẽ tăng cao trong máu. Bệnh thường liên quan đến béo phì và ít vận động, béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ týp 2.
Đái tháo đường thai kỳ: Thể ĐTĐ xảy ra ở phụ nữ mang thai và đa số bệnh tự hết sau khi sinh. Tuy vậy, nếu mắc ĐTĐ thai kỳ có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ mắc ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh ĐTĐ tuýp 2 sau này.
Các thể đái tháo đường khác: Do sỏi tụy, do thuốc, hóa chất, do các bệnh nội tiết khác,...
Triệu chứng chung của người mắc đái tháo đường thường khát, uống nhiều, đi tiểu thường xuyên, đặc biệt ban đêm. Người mắc đái tháo đường cũng sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải không rõ nguyên nhân, sút cân.
"Đối với người mắc ĐTĐ tuýp 1 còn có thể có các biểu hiện đi kèm như nhiễm nấm, viêm đường tiết niệu. Các triệu chứng ít gặp hơn là: Chuột rút, táo bón, nhìn mờ, nhiễm trùng da tái diễn...
Ở ĐTĐ tuýp 2, đáng ngại là các triệu chứng có thể không được nhận ra trong nhiều năm. Thường chỉ tới khi có biến chứng như loét chân hoặc nhìn mờ thì bệnh mới được chẩn đoán. Nên nhớ, các triệu chứng giai đoạn đầu thường mờ nhạt, các dấu hiệu không xuất hiện cùng lúc. Vì thế, cần phải xác định xem mình có yếu tố nguy cơ không để kiểm tra nhằm phát hiện sớm bệnh ĐTĐ; tốt nhất nên xét nghiệm máu để được chẩn đoán ngay trong giai đoạn tiền ĐTĐ", TS Đỗ Đình Tùng nhấn mạnh.
Theo PGĐ BV Xanh pôn, các biến chứng của bệnh ĐTĐ gồm cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính có khi ngay tại thời điểm được chẩn đoán đã mắc các biến chứng. Mức độ biến chứng ĐTĐ nặng dần theo thời gian mắc bệnh. Nếu không được điều trị tốt, biến chứng có thể làm người bệnh tàn phế, thậm chí tử vong.
Người ĐTĐ có thể bị một hay nhiều biến chứng như: có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính, thường do quá liều thuốc, đặc biệt quá liều insulin gây nên. Có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.
Biến chứng mạn tính thường ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thận, mắt, bàn chân. Người mắc ĐTĐ thường tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quị, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại biên đưa đến phải cắt cụt chi.
Ngoài ra, bệnh lý võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, giảm thị lực. Biến chứng thận cũng là biến chứng mạn tính thường gặp của người mắc ĐTĐ, gây bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận.
Cuối cùng là biến chứng bàn chân ở người mắc ĐTĐ. Theo đó, tổn thương thần kinh ngoại biên do ĐTĐ gây mất cảm giác ở chân, hay dị cảm, tê bì, gây đau nhức,... bàn chân bị biến dạng, tăng áp lực dẫn đến chai chân lâu dần sẽ loét, nếu kèm theo nhiễm trùng sẽ dẫn tới nguy cơ phải cắt cụt. Theo thống kê trên thế giới, trung bình cứ 20 giây có một người phải cắt cụt chi do biến chứng của đái tháo đường.
Những người phải vào viện lúc nửa đêm để tìm sự sống Chẳng mấy ngạc nhiên khi họ nhớ tên nhau và nói chuyện rất thân mật, vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp mặt. Bắt đầu từ 6 giờ tối, khu vực khám bệnh ở Bệnh viện quận 11 vốn đông đúc vào ban ngày trở nên vắng lặng, nhưng trước phòng điều trị của khoa Nội thận - Thận nhân...