Mặt bằng vị trí ‘vàng’ Thủ đô đồng loạt treo biển cho thuê thời Covid-19
Do tác động lớn của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội trì trệ tạm thời đóng cửa, thậm chí nhiều nơi trả mặt bằng tại các con phố cổ, phố trung tâm.
Ghi nhận của PV, tại các con phố luôn sầm uất trước dịch Covid-19 như Hàng Bông, Hàng Gai, Nguyễn Hữu Huân, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn.. trở nên ảm đạm. Nhiều cửa hàng kinh doanh đồng loạt đóng cửa, treo biển “cho thuê nhà”.
Theo nhiều người cho biết, nguyên nhân là dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh đồng loạt ế ẩm trong khi chi phí thuê nhà tại các con phố trung tâm Hà Nội thì “cắt cổ” nên các chủ cửa hàng trả mặt bằng để cắt lỗ, chuyển sang hình thức bán hàng online để tiết kiệm chi phí.
Một chủ cửa hàng kinh doanh thời trang trên đường Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết sẽ trả mặt bằng sau hết tháng 3 này. “Hợp đồng thuê nhà còn một tháng nữa nên tôi cố duy trì nốt, ngày thường không có ai mua, cuối tuần thì lác đác một vài người, không đủ tiền trả mặt bằng, chỉ mong dịch Covid-19 qua nhanh để có thể ổn định trở lại”, chủ cửa hàng kinh doanh cho biết.
Được biết, giá cho thuê nhà tại mặt đường phố Hàng Bông đang được giao bán là 40 triệu đồng/tháng với diện tích 40m2, mặt tiền 4m thấp hơn so với giá thuê trước Tết nhưng không ai ngó. Tòa nhà 6 tầng có vị trí đẹp trên phố Hàng Tre được giao với giá 270 triệu đồng/tháng. Giá cho thuê tại các con phố lớn như Nguyễn Hữu Huân, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Thái Hà… từ 15 – 50 triệu đồng/tháng tùy vào vị trí, diện tích và mặt tiền.
Tòa nhà 6 tầng, hai mặt tiền trên phố Hàng Tre (Hoàn Kiếm, Hà Nội) treo biển “cho thuê cả tòa nhà” nhiều tuần trong thời dịch Covid-19. Được biết, giá thuê ở đây là 270 triệu đồng/tháng. Trước đây hoạt động kinh doanh nhà hàng nhưng đã trả mặt bằng do không có khách.
Tại phố Nguyễn Hữu Huân, mặt đều đồng loạt treo biển cho thuê cửa hàng.
Mặt tiền rộng, đẹp trên mặt phố Hà Nội lại chịu cảnh cửa đóng then cài.
Những mặt bằng đắt đỏ, trước dịch Covid-19 “không có mà thuê” lại treo biển “cho thuê nhà”.
Mặt bằng đẹp ngay tại ngã 3 phố Hàng Mành cùng chung “số phận”.
Video đang HOT
Cửa hàng thời trang trên phố Hàng Bông trả lại mặt bằng trong thời Covid-19.
Mặt bằng trên phố Hàng Bông với diện tích 30m2 có giá thuê là 30 triệu đồng/tháng.
Tại phố Tôn Đức Thắng, một trong những con phố kinh doanh sầm uất ở Hà Nội đồng loạt treo biển “cho thuê nhà”.
Mặt bằng 70m2 có mặt tiền 7,4m có giá thuê là 70 triệu đồng/tháng.
Không khó bắt gặp những tấm biển “cho thuê nhà” ngay cả trên những con phố lớn ở Hà Nội.
Dịch Covid-19 khiến việc kinh doanh trở nên “mong manh” hơn bao giờ hết.
Duy Phạm
Theo Tiền phong
Cho thuê mặt bằng nhà phố trung tâm Tp.HCM ảm đạm, đóng cửa hàng loạt vì dịch Covid-19
Cùng trên một tuyến đường có khoảng 50-60 cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê mặt bằng. Thế nhưng, đa phần trong số đó giá không giảm so với giá chủ trước thuê. Thậm chí có những mặt bằng diện tích lớn giá rao thuê hiện tại tăng 8-20 triệu đồng so với giá cũ.
Dạo quanh một vòng tại khu vực trung tâm Tp.HCM nhận thấy, nhiều hàng quán đóng cửa, trả mặt bằng và khá nhiều tờ rơi được dán "mới tinh" trước các mặt bằng chủ trước trả lại. Thậm chí, có những tuyến đường sầm uất buôn bán như Phan Đăng Lưu, Bạch Đằng (Q.Phú Nhuận, Tp.HCM) ước tính có đến 50-60 mặt bằng cho thuê trong tình trạng đóng cửa, tìm khách thuê.
Liên hệ theo số điện thoại dán tại các mặt bằng kinh doanh, chúng tôi được biết, một số chủ mặt bằng có giảm giá để có khách thuê trong mùa mùa dịch, tuy vậy đa phần trong số họ đều không giảm, mà tăng lên 10-20% so với giá chủ trước thuê.
Không thể phủ nhận thực trạng, hiện khá nhiều mặt bằng kinh doanh đóng cửa, trả mặt bằng trên một số tuyến đường kinh doanh sầm uất của Tp.HCM
Một chủ mặt bằng có diện tích hơn 130m2 tại đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận cho biết, hiện chào thuê mặt bằng giá này với 8.000 USD/tháng. Giá này đã giảm 2.000 USD so với thời điểm rao trước Tết. "Đang mùa dịch, nên tôi cũng giảm chút đỉnh để có khách thuê. Trước Tết tôi rao giá 10.000 USD đấy. Nếu chị thiện chí tôi sẽ giảm thêm 500 USD nữa, giá chốt là 7.500 USD", chủ mặt bằng này cho biết.
Nhiều biển cho thuê mặt bằng còn "mới tinh" mọc lên trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Tân Bình - Phú Nhuận
Một chủ mặt bằng khác trên cùng tuyến đường đang cho thuê mặt bằng giá 20.000 USD/tháng cho diện tích hơn 400m2. Được biết, mặt bằng này chủ trước thuê với giá 18.000 USD, mới trả lại do kinh doanh không tốt. Trong quá trình thương lượng giá, chủ mặt bằng này cho hay, giá thuê phải cao hơn giá chủ trước thuê thì mới cho thuê. Hiện chủ này đang làm việc với một số bên đang tìm mặt bằng thuê và có thể chốt giá 19.000 USD/tháng.
Chạy dọc tuyến đường này ước tính có khoảng 50-60 cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê mặt bằng
Tương tự, chị H, chủ mặt bằng tại đường Hoàng Văn Thụ, Q.Tân Bình đang chào thuê mặt bằng diện tích 72m2 với giá 60 triệu đồng/tháng. Mặt bằng này mới bị trả lại cách đây nửa tháng.Chị H cho biết, chủ trước thuê với giá 52 triệu đồng/tháng, hiện nếu thiện chí để thuê chị sẽ để lại giá 55 triệu đồng/tháng cho năm đầu tiên, năm thứ 2 và 3 sẽ là 60 triệu đồng/tháng.
Một mặt bằng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) đóng cửa im lìm, treo biển cho thuê mặt bằng
Tại tuyến các đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng (Q.3), Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận), một số mặt bằng cũng mới bị trả lại. Các tờ rơi "mới tinh" được dán lên ngay trước cửa ra vào. Anh Tr, hiện có mặt bằng diện tích 27m2 (3 lầu, 1 sân thượng) đang rao thuê với giá 35 triệu đồng/tháng. Theo anh Tr giá này so với giá cũ cao hơn khoảng gần 8 triệu đồng. Cũng có một số khách thuê hỏi nhưng do kén mặt hàng kinh doanh của khách thuê nên anh chưa chốt được khách.
Trên đường Nguyễn Trỗi, một mặt bằng diện tích lớn cũng đang rao thuê
Một mặt bằng kinh doanh đã khá cũ gần đó đang được rao thuê với giá 90 triệu đồng/tháng/diện tích 80m2 (có thương lượng). Được biết, giá này cũng đã cao hơn giá cũ trước đó 7 triệu đồng/tháng. Khi được hỏi, sao mùa dịch không giảm giá để có khách thuê, chủ mặt bằng này cho biết, hiện đã có nhiều người hỏi, tức nhu cầu vẫn có nên không thể giảm giá thuê được, mặt bằng lại nằm ở vị trí đẹp, đường rộng. Thường chủ trước trả lại thì giá sau phải cao hơn, nếu khách nào thiện chí thuê ngay thì có thể thương lượng giảm chút đỉnh.
Theo ghi nhận, các khu vực tại trung tâm như Q.1, Q.3 các cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, chỉ lác đác một vài mặt bằng đóng cửa, treo biển cho thuê. Trong khi các mặt bằng tại Q.Phú Nhuận, Tân Bình, Q.5 thì lượng trả lại mặt bằng có phần cao hơn. Trong đó, rơi chủ yếu vào các lĩnh vực như ăn uống, cafe, thời trang, cửa hàng văn phòng phẩm...
Một số mặt bằng trở thành nơi "tá túc" tạm của mặt hàng rau, củ, quả, đồ ăn nhanh... được bày bán ngay trước cửa ra vào
Thực tế dịch Covid-19 đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh cửa hàng, quán xá trên địa bàn Tp.HCM thời gian qua. Nhiều cửa hàng chấp nhận trả mặt bằng vì do không có khách, không duy trì được chi phí chi trả mặt bằng theo tháng. Có những chủ cửa hàng làm hợp đồng thuê với chủ nhà 2-3 năm nhưng cũng chấp nhận đền hợp đồng và trả mặt bằng vì kinh doanh thua lỗ. Đối với những hoạt động kinh doanh tại trung tâm còn duy trì được ở thời điểm này nhìn chung vắng khách, vì thế một số khách thuê mặt bằng đang cố gắng để chống chọi qua mùa ảm đạm này.
Tuy vậy, việc trả mặt bằng, đóng cửa dường như lại không mấy liên quan đến câu chuyện giảm giá thuê mặt bằng. Cụ thể, ở thời điểm này việc giảm giá thuê mặt bằng kinh doanh chưa thể hiện rõ nét tại các khu vực trên địa bàn Tp.HCM. Ngoại lệ có một số ông lớn BĐS giảm giá thuê mặt bằng tại các khối đế chung cư trên địa bàn TP, còn riêng mặt bằng riêng lẻ (nhà phố) của chủ nhà thì giá rao thuê hiện tại vẫn cao hơn giá cho thuê trước đó.
Một số mặt bằng diện tích lớn bị trả lại, chủ mặt bằng rao giá thuê cao hơn khách thuê cũ
Bởi theo các chủ mặt bằng, thực tế nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh buôn bán của tiểu thương còn rất lớn. Người này trả, người khác sẽ vào thuê. Cho nên, thường giá thuê sau phải cao hơn giá thuê trước.
Hơn nữa, theo các chủ mặt bằng, nếu so với đợt trước đó, khi chưa có dịch xảy ra thì giá thuê mặt bằng tại các khu vực buôn bán sầm uất sẽ tăng cao rõ nét sau mỗi đợt khách cũ trả lại, chứ không có chuyện tăng ít như hiện nay. Một số mặt bằng giảm giá thuê ở thời điểm này thường rơi vào các mặt bằng diện tích nhỏ, hiện trạng cũ, xuống cấp...vì cần khách thuê nên có thể thương lượng với chủ nhà giảm giá thuê so với trước đó. Nhưng số lượng này không phổ biến tại Tp.HCM.
Không chỉ ở khu trung tâm, khu ven TP cũng khá nhiều cửa hàng, quán xá đóng cửa trả mặt bằng
Cũng có quan điểm cho rằng, dịch bệnh sẽ đi qua trong thời gian ngắn, mọi hoạt động kinh doanh sẽ quay trở lại bình thường. Vì thế, tại những khu vực trung tâm - nơi buôn bán sầm uất việc mặt bằng xuống giá rất ít khi xảy ra đồng loạt. Khách trước trả mặt bằng sẽ có khách sau vào thuê. Ở thời điểm thị trường bình thường thì giá thuê sau có thể chênh đến 30-40% so với giá cũ, đặc biệt với những mặt bằng được tu sửa lại rồi cho thuê.
Không chỉ mặt bằng kinh doanh nhà phố riêng lẻ, do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 mà tại các cửa hàng ở khối đế chung cư cũng vắng khách ra vào. Một số khách thuê mặt bằng đang cố gắng để chống chọi qua mùa ảm đạm này.
Bài và ảnh: Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Ghi giá 215 triệu, bán 1,2 tỷ, chuyện nghịch lý ở Việt Nam Thực tế cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa giá đất giao dịch trên thị trường và giá đất quy định theo khung giá, bảng giá đất. Giá đất bị điều chỉnh bởi cung cầu của thị trường nên luôn thay đổi từng ngày từng giờ. Bảng giá 215 triệu/m2 nhưng thực tế 1,2 tỷ/m2 Trong báo cáo thị trường bất...