Mặt bằng TTTM đã đồng loạt giảm giá mạnh vào cuối tháng 3/2020
Đến thời điểm cuối quý 1/2020, giá thuê tầng trệt và tầng một khu vực trung tâm giảm 11,4% so với quý trước và giá thuê tại khu ngoài trung tâm giảm 15,9% so với quý trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Đó là thông tin trong báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý 1/2020 của CBRE Việt Nam. Theo đó, báo cáo này chỉ ra, gần như toàn bộ các dự án trên thành phố đã áp dụng mức giảm giá thuê trung bình 10-30% cho các ngành hàng khác nhau từ giữa cuối tháng 3/2020, một số ít từ tháng 2/2020 và cao nhất là miễn phí giá thuê cho ngành hàng buộc phải đóng cửa.
Bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch Covid- 19. Trong quý 1/2020, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6 và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại các trung tâm thương mại, lưu lượng khách đến mua sắm bắt đầu giảm từ tháng 2 và đến cuối tháng 3 đã giảm xấp xỉ 80% tại các dự án.
Đến thời điểm cuối quý 1/2020, giá thuê tầng trệt và tầng một khu vực trung tâm giảm 11,4% so với quý trước và giá thuê tại khu ngoài trung tâm giảm 15,9% so với quý trước. Mức sụt giảm này sẽ cao hơn cho các vị trí ở tầng trên. So với cùng kỳ năm trước, giá thuê khu trung tâm giảm 6,6% và giá thuê khu ngoài trung tâm giảm 17,6%.
Video đang HOT
Xét về tỷ lệ trống, có một vài các thương hiệu tại Trung tâm thương mại đóng cửa tạm thời nhưng chưa trả mặt bằng thuê nên tỷ lệ trống vẫn giữ mức ổn định so với quý trước. Tại Khu trung tâm, tỷ lệ trống không thay đổi và khu ngoài trung tâm, tỷ lệ trống tăng nhẹ 0,9 điểm phần trăm.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý 2/2020, nhiều khả năng tỷ lệ trống tại khu trung tâm sẽ được giữ ổn định đến cuối năm và tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1-2 điểm phần trăm.
Xét về mức giá thuê trung bình tầng trệt và tầng một vào thời điểm cuối năm, mức giá thuê tại khu trung tâm có thể hồi phục lại mức trước dịch bệnh, và mức giá ngoài trung tâm có thể phục hồi về mức thấp hơn 5% so với mặt bằng năm ngoái.
Trường hợp dịch bệnh kéo dài tới tháng 9/2020, tỷ lệ trống sẽ tăng cả hai thị trường, trong đó tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5-7 điểm phần trăm. Giá thuê trung bình tầng trệt và tầng một tại các dự án ngoài trung tâm có thể phục hồi nhẹ về mức thấp hơn 10% so với mặt bằng năm ngoái trong khi mức giá khu trung tâm vẫn có khả năng phục hồi lại mức trước dịch bệnh.
Đối với giá thuê các tầng khác, nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ giữ mức giá ưu đãi hiện tại là 30% cho đến hết năm nay hoặc cho phép khách thuê trả chậm nhằm giữ chân khách thuê hiện hữu.
Theo CBRE, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các dự án đang xây dựng hoặc đang triển khai cho thuê có dấu hiệu ngưng lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung mới của cả năm 2020. Riêng trong quý 1/2020, thành phố không đón nhận thêm dự án mới; nguồn cung giữ mức cũ của cuối năm 2019 là 1.050.000 m2 diện tích thực thuê. Tại khu vực Tp.HCM, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong quý 2/2020, nguồn cung mới 2020 có thể chỉ còn bằng 20% con số dự đoán vào cuối năm 2019 (152.000 m2), một số dự án đã hoàn công và đang cho thuê có thể buộc phải dời ngày khai trương.
Hạ Vy
Thị trường bất động sản lộ những chỉ báo 'vô cùng trầm lắng'
Tỷ lệ hấp thụ căn hộ chung cư trong quý I chỉ đạt 14%, trong khi cùng kỳ năm trước là 64%.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng trong quý II, thị trường căn hộ tại Hà Nội và TP HCM vẫn có giao dịch nhưng không nhiều.
Trong báo cáo thị trường bất động sản quý I, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định tình hình thị trường 3 tháng qua "vô cùng trầm lắng" so với cùng kỳ hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.
Cụ thể, đối với các dự án nhà ở, cả nước có hơn 53.200 sản phẩm được chào bán (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán), tuy nhiên, giao dịch chỉ ghi nhận hơn 7.600 sản phẩm. Như vậy, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt l4%, trong khi con số này ở quý I năm trước là 64%.
Tại thị trường Hà Nội, số lượng giao dịch được ghi nhận là 1.307 trên tổng số 8.963 căn hộ được chào bán. Trong số căn hộ chào bán có 1.167 sản phẩm với 181 giao dịch, còn lại là cung và giao dịch từ hàng tồn năm 2019.
Tại thị trường TP HCM, số giao dịch là 1.409 trên tổng số 8.421 căn hộ được chào bán. Số sản phẩm mới là 4.664, giao dịch thành công 815, còn lại là cung và giao dịch từ hàng tồn năm trước.
Nguồn: Hội Môi giới bất động sản
Trong báo cáo thị trường, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng trong quý II, thị trường căn hộ tại các đô thị như Hà Nội và TP HCM vẫn tiếp tục có giao dịch nhưng số lượng không nhiều. Phần lớn giao dịch chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân.
Ngoài ra, nguồn cung mới từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường sẽ không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng số dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước.
Về giá bán, Hội Môi giới bất động sản dự báo giá nhà ở phân khúc trung cấp và bình dân không tăng vì lực cầu vẫn yếu bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh vàvì lượng hàng tồn không nhiều.
Giá căn hộ phân khúc cao cấp có thể giảm do lực bán chậm (cả từ giai đoạn trước và sau thời điểm dịch bệnh), điều này tạo ra áp lực vốn cho các dự án buộc chủ đầu tư phải giảm giá.
Lâm Tùng
Lời cảnh tỉnh cho nhà đầu tư đất nền Theo một số chuyên gia trong ngành, những tiềm ẩn về rủi ro và tác động tiêu cực đến tâm lý của khách hàng mới là thách thức rất lớn của thị trường BĐS trong năm 2020. Rõ ràng, những lùm xum suốt thời gian qua liên quan đến việc nhiều công ty, sàn BĐS lừa bán đất cho hàng trăm khách hàng...