Mặt bằng cho thuê tại trung tâm thương mại ế ẩm
Theo JLL, sau dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hầu hết các trung tâm thương mại (TTTM) bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm hoạt động cho thuế ế ẩm.
Đáng nói, nhiều khách thuê diện tích lớn đang chật vật với mặt bằng tại TTTM. Theo JLL, những khách thuê diện tích lớn bao gồm: trò chơi & giải trí, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đang phải vật lộn để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm hàng và dịch vụ này.
Trong khi đó, mảng bán lẻ thực phẩm và đồ uống ở các TTTM ở Tp.HCM có nhu cầu thuê tốt hơn và ghi nhận nhiều yêu cầu thuê trong quý 2/2020. Lý do, việc áp dụng chính sách “giãn cách xã hội’ trong thời gian ngắn ở Việt Nam đã không thay đổi quá nhiều thói quen sử dụng dịch vụ ẩm thực. Điều này được chứng minh bởi lưu lượng khách hàng đang dần quay trở lại các nhà hàng và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố.
Video đang HOT
Theo JLL, mặc dù hiện hầu hết các TTTM bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm do tâm lý thuê yếu vẫn tiếp tục. Tỷ lệ trống trung bình ở Tp.HCM tăng lên mức 30% trong quý 2/2020. Không có nguồn cung mới nào được ghi nhận trong quý. Một trung tâm mua sắm và một khối đế bán lẻ dự kiến hoàn thành trong quý này đã phải trì hoãn sự kiện khai trương do tỷ lệ lấp đầy thấp hơn mong đợi trong bối cảnh thị trường hiện tại.
Về giá thuê, theo đơn vị nghiên cứu này, giá thuê trong quý 2 vẫn không thay đổi so với quý trước và giảm 1.5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 79,4 USD/m2/tháng tại khu vực trung tâm và 38,5 USD/m2/tháng ở khu vực ngoài trung tâm. Một số chủ nhà duy trì các chính sách hỗ trợ cho đến cuối tháng 5/2020 bao gồm hỗ trợ giảm giá hoặc trì hoãn lịch thanh toán. Tuy nhiên, giá thuê vào tháng 6 đã trở lại như trước khi đại dịch bùng nổ. Khách thuê nào có thể tiếp tục với mức giá thuê này sẽ chứng tỏ được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Dự báo sẽ có gần 280.000 m2 sàn bán lẻ sẽ gia nhập trong nửa cuối năm 2020. Mặc dù giá thuê tăng trở lại khi tình hình dịch bệnh được cải thiện, nhưng theo JLL các nhà phát triển TTTM nội địa nên xem xét lại mô hình cho thuê cố định truyền thống sang mô hình chia sẻ doanh thu, để giúp chia sẻ rủi ro và tăng cường mối quan hệ giữa chủ nhà và khách thuê.
Ngoài ra, về lâu dài, với sự tăng trưởng của thương mại điện tử, các TTTM nên tái cấu trúc mô hình kinh doanh và đa dạng hóa ngành hàng và dịch vụ để giữ chân khách hàng cũng như tránh đi theo ‘vết xe đổ’ ở các thị trường phát triển.
Doanh nghiệp vẫn chờ được tiếp sức
Gói hỗ trợ trị giá 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vay lãi suất 0% để trả lương cho người lao động đã hết một nửa thời hạn hiệu lực, nhưng đến nay vẫn không thể giải ngân. Nguyên nhân vì điều kiện cho vay quá ngặt nghèo, chưa có DN nào đáp ứng đủ điều kiện để được phê duyệt hồ sơ vay vốn.
Đơn cử, một trong những tiêu chí đặt ra là DN phải có 20% hoặc từ 30 người lao động trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; người lao động nghỉ việc không lương từ một tháng liên tục trở lên mới được hỗ trợ. Tiêu chí này chưa phù hợp với thực tế, vì trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, nhiều DN chỉ thực hiện cắt giảm giờ làm hoặc bố trí nhân công làm việc luân phiên, vừa giữ chân người lao động, vừa hỗ trợ có thu nhập ở mức thấp nhất để duy trì cuộc sống trong lúc khó khăn. Về trình tự, thủ tục, DN phải gửi hồ sơ đề nghị đến UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở thẩm định, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ, khiến nhiều DN rất nản. Đối với gói hỗ trợ tín dụng trị giá 300 nghìn tỷ đồng cho vay lãi suất ưu đãi, cơ cấu lại nợ của các ngân hàng thương mại, đến nay giá trị thực hiện đã lên đến gần một triệu tỷ đồng nhưng vẫn không thấm vào đâu so với quy mô tín dụng khoảng 8 triệu tỷ đồng của nền kinh tế, nghĩa là chưa thể đạt mục tiêu không để DN thiếu vốn trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 như yêu cầu của Chính phủ. Đối tượng chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi chủ yếu là DN nhỏ và vừa.
Riêng gói hỗ trợ tài khóa, kỳ vọng chính sách là có tới 98% số DN được thụ hưởng nhưng hiệu quả thực tế chắc chắn sẽ thấp hơn đáng kể. Vì nhiều ngành nghề không hoạt động được do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến DN không có doanh thu, không phát sinh thuế để được giãn thuế thu nhập DN. Với các DN cầm cự được trong đại dịch, chậm nộp thuế năm tháng không phải thời gian đủ dài để kịp hồi sức, do sức cầu còn rất yếu, thị trường phục hồi chậm.
Tình hình trên cho thấy, việc triển khai thực hiện và hiệu quả chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh vẫn còn hạn chế so với vô vàn khó khăn mà cộng đồng DN đang phải đối mặt trong năm 2020 và thậm chí kéo dài trong cả năm sau. Theo các chuyên gia kinh tế, về nguyên tắc, các chính sách hỗ trợ kinh tế đưa ra phải đi kèm điều kiện và tiêu chí chặt chẽ nhằm bảo đảm hỗ trợ đúng đối tượng, tránh hiện tượng trục lợi. Tuy nhiên, nếu quy định quá ngặt nghèo sẽ khiến DN khó tiếp cận được ưu đãi và chính sách không phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Do ảnh hưởng của đại dịch, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 dự báo sẽ có khoảng cách rất xa so với ngưỡng mục tiêu tăng trưởng 6,8%. Sức bật của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hồi phục của DN và hiện nay, DN vẫn đang chờ được tiếp sức từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Để tháo gỡ nút thắt này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đánh giá, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo hướng xây dựng tiêu chí phù hợp, tạo điều kiện cho các DN gặp khó khăn được tiếp cận tín dụng cho vay để trả lương ngừng việc cho người lao động.
CEO Kido nói về 50% cổ phần ở khu đất vàng 8-12 Lê Duẩn Khẳng định việc đầu tư 50% cổ phần tại công ty Lavenue đã được cơ quan điều tra kết luận không có vi phạm, ông Trần Lệ Nguyên nói tập đoàn đang chờ hướng giải quyết của Nhà nước. Tại buổi họp đại hội đồng cổ đông thường niên sáng 15/6 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido, một cổ đông đề...