Mất 4.000 tỷ, ‘vua tôm’ Lê Văn Quang vướng tình thế khó
Doanh nghiệp của vợ chồng đại gia thủy sản miền Tây Chu Thị Bình – Lê Văn Quang xuống đáy 1 năm, mất 4 ngàn tỷ bất chấp MPC đang tận dụng những lợi thế do chính quyền ông Donald Trump tạo ra.
Hàng loạt vận đen dồn dập xảy ra với Thủy sản Minh Phú (MPC) khiến tham vọng tỷ USD của “vua tôm” Việt Nam vẫn còn xa vời, cho dù ông lớn trong ngành thủy sản Việt đã tìm được đối tác đến từ Nhật Bản để đưa MPC lên “tầm cao mới”.
CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) của vợ chồng đại gia thủy sản miền Tây Chu Thị Bình – Lê Văn Quang vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với lãi ròng trong kỳ giảm đến 65% so cùng kỳ.
Lợi nhuận lũy kế trong 6 tháng đầu năm cũng giảm tới 50% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn chưa tới 160 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 13% kế hoạch MPC đề ra cho cả năm 2019.
Kết quả kinh doanh yếu kém và bất ngờ với nhiều nhà đầu tư bởi trước đó tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 của doanh nghiệp, chủ tịch MPC ông Lê Văn Quang cho biết lợi nhuận quý 2 sẽ tốt hơn, cao hơn quý 1 trên 50%. Song trên thực tế, lợi nhuận sau thuế quý 2 của doanh nghiệp này đã giảm 8% so với quý trước.
Cùng với nhiều thông tin tiêu cực khác, áp lực bán tháo khiến cổ phiếu MPC liên tục giảm và hiện xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi. Chỉ trong vòng 4 tháng qua, MPC đã giảm từ khoảng 46.000 đồng/cp về mức 30.300 đồng/cp như hiện tại, tương đương 34%. Vốn hóa MPC bốc hơn hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Vợ chồng ông Lê Văn Quang, bà Chu Thị Bình.
Lợi nhuận quý 2 của MPC giảm là do chi phí tài chính tăng mạnh 13% lên 84 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi phí lãi vay. MPC đang trong quá trình đẩy mạnh mở rộng sản xuất, xây thêm nhà máy, đầu tư công nghệ nuôi tôm mới,… khiến gánh nặng tài chính lên cao.
Về doanh thu, số tiền thu về trong kỳ có ghi nhận tăng. Tuy nhiên, MPC đang đối mặt với một thách thức mới, đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ấn Độ, Indonesia và rào cản từ nước Mỹ sau một đơn kiện gần đây.
Cụ thể, đơn kiện tố cáo đích danh Minh Phú và công ty nhập khẩu tại Mỹ của tập đoàn là Mseafood Corporation đã lách thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Ấn Độ, gây tổn hại tới các nhà sản xuất tôm của Mỹ và “tạo ra mối nguy cho người tiêu dùng tôm tại Mỹ”.
Thủy sản Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, sau đó “chế biến ở mức tối thiểu” tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam.
Video đang HOT
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia khác từ năm 2005. Tuy nhiên, Thủy sản Minh Phú được loại ra khỏi danh sách bị áp thuế từ 2016.
Theo đơn kiện, MPC đẩy mạnh xuất khẩu sang tôm Mỹ thông qua Mseafood nhằm tận dụng việc không bị áp thuế chống bán phá giá và không bị buộc phải cung cấp thông tin và dữ liệu về sản xuất và không chịu sự kiểm tra hàng năm của DOC. Nhưng cáo buộc cũng cho rằng, các doanh nghiệp Ấn Độ đang tăng cường xuất khẩu tôm sang Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, vụ việc mới chỉ ở giai đoạn nguyên đơn gửi yêu cầu. Theo quy định của Hoa Kỳ, trường hợp đơn kiện là đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ xem xét có tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc hay không. Nếu khởi xướng điều tra, CBP có 365 ngày để tiến hành thu thập chứng cứ, phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
Dù chưa có kết luận nhưng triển vọng xuất khẩu sang Mỹ của MPC cũng kém tươi sáng.
Cổ phiếu MPC gần đây giảm giá còn do thông tin doanh nghiệp này sẽ bán cổ phiếu quỹ với giá 10.000 đồng/cp, chỉ bằng chưa tới 1/3 so với thị trường. Vấn đề còn nằm ở chỗ, các NĐT chưa biết công ty dự định bán ưu đãi bao nhiêu cổ phiếu quỹ và danh sách cán bộ nhân viên được mua.
Trong năm 2019, MPC đặt mục tiêu xuất khẩu lần lượt là 77.400 tấn và 850 triệu USD. Mục tiêu lãi trước thuế là 1.430 tỷ đồng.
Quý 2 vừa qua, Minh Phú đã hoàn tất phát hành 60 triệu cổ phiếu MPC cho MPM Investments (đơn vị thuộc Mitsui), tương đương 30% vốn sau phát hành với giá 50.630,5 đồng/cp. Qua đó, vốn điều lệ của Minh Phú được nâng lên 2 ngàn tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều cổ phiếu Bluechips đồng thuận bứt phá đã giúp VN-Index đảo chiều tăng mạnh hơn 10 điểm trong phiên 15/8. Những cổ phiếu diễn biến tích cực gồm: Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail, Vinamilk, Sabeco, Vietcombank,…
Thanh khoản thị trường tăng nhẹ. Tuy nhiên, áp lực bán ra vẫn còn khá lớn trong bối cảnh chứng khoán thế giới vẫn chao đảo.
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo Rồng Việt, thị trường trải qua phiên giao dịch nhiều cảm xúc, tuy vậy niềm vui không dành cho số đông. Phiên tăng điểm hôm 16/8 chưa đủ tin cậy để tạo xu hướng tăng cho thị trường. Rủi ro giảm điểm trong các phiên tiếp theo là khá đáng kể. Tuy nhiên cơ hội đầu tư vẫn xuất hiện ở các nhóm/ngành/ cổ phiếu riêng lẻ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/8, VN-Index tăng 10,47 điểm lên 979,38 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm xuống 101,66 điểm và Upcom-Index tăng 0,21 điểm lên 57,35 điểm. Thanh khoản đạt 210 triệu đơn vị, trị giá 4,8 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Cú đòn từ Donald Trump đại gia Việt ăn quả đau mất 2 ngàn tỷ
Cuộc chiến thương mại của chính quyền ông Donald Trump không phải lúc nào cũng mang đến tin vui cho Việt Nam. Đại gia thủy sản số 1 Việt đang đối mặt với một nguy cơ lớn từ Mỹ ngay sau khi vừa đón tin vui từ Nhật.
Chỉ trong vòng chưa tới 2 tháng, cổ phiếu MPC của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú của đại gia tôm số 1 Việt Nam Lê Văn Quang đã giảm 30% từ mức 50.000 đồng/cp xuống 33.500 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 5/6. Vốn hóa MPC qua đó bốc hơi gần 2 ngàn tỷ đồng.
Trong 10 phiên vừa qua, MPC giảm tới 8 phiên và chỉ có một phiên tăng duy nhất.
Đây là diễn biến bất ngờ bởi nó diễn ra trong bối cảnh Thủy sản Minh Phú của ông Lê Văn Quang vừa đón dòng tiền lớn từ một đại gia Nhật Bản với kỳ vọng sẽ củng cố vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực xuất khẩu tôm trên phạm vi toàn thế giới.
Dòng tiền lớn cùng mạng lưới khách hàng cũng như quan hệ của Mitsui (Nhật) được đánh giá là một cú huých lớn có thể giúp Minh Phú bứt phá và vươn lên mạnh mẽ từ một trong những thế mạnh của Việt Nam.
Hôm 16/5, Nghị quyết HĐQT của CTCP Tập đoàn Minh Phú đã thông qua phương án phát hành 60 triệu cổ phiếu cho MPM Investments (thuộc Mitsui & Co), tương đương 30% vốn, trị giá tổng cộng hơn 3 ngàn tỷ đồng. Với quyết định đầu tư mới, tập đoàn Nhật nâng sở hữu tại MPC lên trên 35%.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Mỹ với một số nước được cho là góp phần tạo ra cơ hội cho dòng vốn ngoại vào Việt Nam, đồng thời là cơ hội để VN xuất khẩu nhiều loại mặt hàng hóa sang các thị trường khác như da giày, thủy sản, dệt may...
Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại của chính quyền ông Donald Trump không phải lúc nào cũng mang đến tin vui cho Việt Nam. Thủy sản Minh Phú của ông Lê Văn Quang đang đối mặt với một nguy cơ lớn đến từ nước Mỹ.
Theo UnderCurrent News, một đơn kiện gần đây đã tố cáo đích danh Tập đoàn Minh Phú và công ty nhập khẩu tại Mỹ của tập đoàn là Mseafood Corporation đã lách thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Ấn Độ, gây tổn hại tới các nhà sản xuất tôm của Mỹ và "tạo ra mối nguy cho người tiêu dùng tôm tại Mỹ".
Theo đó, Thủy sản Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, sau đó "chế biến ở mức tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam.
Lá thư tố cáo được gửi tới Darin LaHood (đại diện của bang Illinois). Vị nghị sĩ quốc hội Mỹ này đang kêu gọi Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) điều tra về vụ việc và yêu cầu CBP phải giải quyết càng sớm càng tốt, tránh trường hợp trốn thuế bán phá giá hay gắn nhãn sai lên hàng hóa.
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ và các quốc gia khác từ năm 2005. Tuy nhiên, Thủy sản Minh Phú được loại ra khỏi danh sách bị áp thuế từ 2016.
Theo đơn kiện, MPC đẩy mạnh xuất khẩu sang tôm Mỹ thông qua Mseafood nhằm tận dụng việc không bị áp thuế chống bán phá giá và không bị buộc phải cung cấp thông tin và dữ liệu về sản xuất và không chịu sự kiểm tra hàng năm của DOC. Nhưng cáo buộc cũng cho rằng, các doanh nghiệp Ấn Độ đang tăng cường xuất khẩu tôm sang Việt Nam.
Nhiều dự báo cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như Mỹ với nhiều đối tác khác sẽ mang đến thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà phân tích tại Nomura tại Nhật Bản cho biết sau 1 năm kể từ cuộc chiến, Mỹ và Trung Quốc đã giảm bớt nhập khẩu một số hàng hóa từ nhau và thay vào đó là hàng hóa các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Nhưng nhiều người cũng lo ngại dòng hàng hóa qua Việt Nam để vào các thị trường khác trong bối cảnh đối đầu thương mại tăng cao như vừa qua.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán không còn nhiều nhưng giao dịch ảm đạm. Vn-Index gần như đi ngang nhờ nỗ lực của một số cổ phiếu trụ cột như Vingroup, Sabeco, VietJet, Thế Giới Di Động,... và một số cổ phiếu ngân hàng.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo Chứng khoán Rồng Việt, VN-Index tăng điểm nhẹ với thanh khoản thấp. Đây là những dấu hiệu của phiên "bulltrap". Rủi ro ngắn hạn vẫn đang hiện hữu và nhà đầu tư ưu tiên quản trị rủi ro danh mục thay vì cố gắng tìm kiếm lợi nhuận.
Theo SHS, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục kỹ thuật với mục tiêu gần nhất là ngưỡng kháng cự 955 điểm (MA200) với thanh khoản vẫn ở mức thấp. SHS khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy trong giai đoạn này và có thể căn những nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/6, VN-Index tăng 0,25 điểm lên 951,41 điểm; HNX-Index tăng 0,48 điểm lên 103,54 điểm và Upcom-Index giảm 0,36 điểm xuống 54,54 điểm. Thanh khoản đạt 150 triệu đơn vị, trị giá 3,0 ngàn tỷ đồng.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Vì sao MPC của vua tôm Minh Phú vẫn khó "bứt phá"? Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết đã ngay lập tức tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường và cổ phiếu thủy sản hưởng lợi. Ngay cả MPC của vua tôm Minh Phú liên tiếp lao dốc do thông tin bị cáo buộc tránh thuế phá giá cũng bật tăng trở lại. Tuy...