Mất 4.000 tỉ vì ô tô Trung Quốc trốn thuế?
Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể cạnh tranh nổi với xe Trung Quốc lách thuế.
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam (VAMI), cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều kiến nghị của các DN hội viên về tình trạng các đơn vị nhập khẩu xe của Trung Quốc (TQ) khai báo giá thấp hơn giá trị thực nhằm lách thuế.
Khai giá nhập chỉ bằng nửa giá thực
Theo các DN lắp ráp ô tô Việt Nam (VN), hiện một số nhà cung cấp xe nguyên chiếc nhập khẩu từ TQ như Howo (còn gọi là xe “hổ vồ”), Dongfeng, Sinotruk… khai báo không trung thực để không phải đóng thuế.
Đơn cử như loại xe Ben Chassis Howo 8X4 có tờ khai nhập khẩu từ ngày 17-4 đến ngày 28-6-2016 chỉ 21.865 USD/chiếc, tương đương hơn 480 triệu đồng. Nhưng giá thực tế của loại xe này là 40.900 USD/chiếc, tương đương gần 900 triệu đồng. Như vậy, mức chênh lệch giữa giá thực tế và giá khai báo lên đến hơn 400 triệu đồng.
VAMI cho rằng với mức khai báo thấp như trên, nếu theo mẫu tờ khai vào tháng 6-2016, mỗi xe nhập khẩu về VN, ngân sách nhà nước thất thu khoảng 4.759 USD, tương ứng 104 triệu đồng/chiếc. “Trên thực tế, năm ngoái có tới 40.000 chiếc được nhập về từ thị trường TQ với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 1 tỉ USD, trong đó nhiều nhất là xe tải. Nếu số xe này khai gian giá trốn thuế thì tính ra chúng ta thất thu khoảng 4.000 tỉ đồng chỉ trong một năm” – ông Long tính toán.
Ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cơ khí Duy Khanh kiêm Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM, phân tích thêm việc khai báo giá trị thấp khiến Nhà nước thất thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Chẳng hạn DN nhập khẩu ô tô TQ mua về bán giá thấp, kê khai không có lợi nhuận, thậm chí lỗ thì tiền thuế thu nhập DN cũng bị thất thu.
Video đang HOT
Đại diện một hãng sản xuất, lắp ráp ô tô tại VN cũng cảnh báo tình trạng xe TQ lách thuế có thể khiến các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phải đóng cửa, ngừng sản xuất. Lý do là giá xe sản xuất, lắp ráp trong nước không cạnh tranh được với xe nhập khẩu giá rẻ nhờ lách luật, trốn thuế.
Việt Nam nhập nhiều xe đầu kéo, xe sơmi rơmoóc từ Trung Quốc. Ảnh: QH
Kiểm chặt xe nhập
Để ngăn chặn tình trạng xe TQ trốn thuế, ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch VAMI, cho hay hiệp hội đã kiến nghị Bộ Tài chính tăng cường chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát giá khai báo nhập khẩu đầu vào tại các cửa khẩu. Đặc biệt là kiểm soát chặt các DN nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm báo giá sai để xác minh, làm rõ hóa đơn đầu ra, đầu vào nhằm tránh thất thu thuế cho Nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng. Đồng thời, Bộ phải có chế tài xử lý thật nghiêm khắc đối với các DN vi phạm.
Nhiều DN ô tô trong nước cũng cho rằng sẽ khó cạnh tranh lại ô tô nhập từ TQ nếu tình trạng khai gian giá không được kiểm soát chặt và xử phạt nặng. “Khi DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước không cạnh tranh nổi với xe TQ, phải giảm lượng xe sản xuất thì đồng nghĩa các đơn hàng cung ứng thiết bị linh kiện, phụ tùng… cũng giảm theo. Từ đó các DN cơ khí sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền” – đại diện một hãng xe phân tích.
Ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc một công ty chuyên kinh doanh ô tô tại TP.HCM, nhận định nguyên nhân ô tô TQ “làm mưa làm gió” tại VN trong một thời gian dài một phần là nhờ trốn thuế nên giá thấp. Chẳng hạn các dòng xe như Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong,… nhập vào VN bán với giá thường chỉ bằng 2/3, thậm chí bằng một nửa so với xe trong nước lắp ráp hoặc xe Hàn Quốc, Nhật Bản cùng loại.
Không chỉ vậy, theo ông Dũng, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ TQ rất thấp, dưới 15% (có loại được miễn thuế) so với nhập linh kiện phải chịu thuế 15%-25%. “Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe trong nước” – ông Dũng nói.
Trả lời phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM về tình trạng tờ khai nhập ô tô Trung Quốc ghi giá trị thấp hơn giá thực, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết sẽ rà soát lại và có văn bản cụ thể cho VAMI.
Lốp ô tô Trung Quốc có dấu hiệu gian lận Gần đây, nhiều DN trong nước đã phản ánh đến các cơ quan chức năng tình trạng lốp ô tô từ TQ nhập vào VN có dấu hiệu gian lận thương mại về giá. Theo đó, các nhà nhập khẩu chỉ khai mức giá thấp 75 USD/cái trong khi giá xuất xưởng vào khoảng 210 USD/cái; khai sai mã số hàng hóa nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng… Trước tình trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP thực hiện kiểm tra, rà soát về giá trị hải quan, mã số hàng hóa… của mặt hàng này. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong bảy tháng đầu năm nay, dù đứng thứ tư về số lượng nhưng giá trị nhập khẩu ô tô từ TQ vào VN vẫn xếp thứ hai, chỉ đứng sau Thái Lan, với kim ngạch 301 triệu USD. Lốp ô tô Trung Quốc có dấu hiệu gian lận Gần đây, nhiều DN trong nước đã phản ánh đến các cơ quan chức năng tình trạng lốp ô tô từ TQ nhập vào VN có dấu hiệu gian lận thương mại về giá. Theo đó, các nhà nhập khẩu chỉ khai mức giá thấp 75 USD/cái trong khi giá xuất xưởng vào khoảng 210 USD/cái; khai sai mã số hàng hóa nhập khẩu để trốn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng… Trước tình trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa có công văn yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP thực hiện kiểm tra, rà soát về giá trị hải quan, mã số hàng hóa… của mặt hàng này.
Theo_PLO
Giá xăng dầu trong nước sẽ tăng trở lại trong ngày hôm nay?
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, giá xăng, dầu có thế được điều chỉnh tăng đến 400 đồng/lít.
Hôm nay (19/8) là ngày cơ quan quản lý sẽ công bố giá cơ sở, từ đó doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ mặt hàng xăng, dầu trong nước.
Theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu thế giới trong chu kì 15 ngày qua (tính từ thời điểm ngày 4/8) có xu hướng tăng liên tục. Giá xăng tại thị trường Singapore từ mức 47,16 USD/thùng đã tăng lên sát ngưỡng 53 USD/thùng. Giá dầu diezel và dầu hỏa đều đang ở mức trên 55 USD/oz.
Hiện các doanh nghiệp trong nước đang bị lỗ từ 300 - 400 đồng/lít xăng, dầu. (Ảnh minh họa: KT)
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng cho biết, đến cuối quý II, có tới 14 trong tổng số 21 doanh nghiệp bị âm số dư quỹ bình ổn giá. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được sử dụng quỹ bình ổn giá khi có sự cho phép của cơ quan chức năng là liên bộ Công Thương - Tài chính, nhằm giữ giá bán lẻ trong nước thấp hơn giá cơ sở. Tuy nhiên, hiện tổng số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu đã giảm hơn 60% so với thời điểm 3 tháng đầu năm.
Theo tính toán của một số lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động tăng trong nhiều ngày qua, hiện các doanh nghiệp trong nước đang bị lỗ từ 300 - 400 đồng/lít xăng, dầu. Do đó, nhiều khả năng trong lần điều chỉnh hôm nay, giá các mặt hàng xăng, dầu sẽ có thể được điều chỉnh tăng giá.
Cụ thể theo các doanh nghiệp, nếu trong lần điều chỉnh này cơ quan điều hành cho tăng giá xăng, tăng giá dầu và kết hợp xả Quỹ Bình ổn giá, mức tăng giá xăng, dầu sẽ vào khoảng 200 - 300 đồng/lít. Nhưng nếu cơ quan điều hành chỉ quyết định tăng giá mà không xả quỹ BOG thì giá xăng, dầu có thể tăng tới 400 đồng/lít.
Nếu trong lần điều chỉnh này giá xăng, dầu tăng, đây sẽ là lần đầu tiên giá xăng, dầu tăng sau 4 lần giảm giá liên tiếp kể từ thời điểm ngày 20/6. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất, giá bán lẻ xăng giảm 593 - 604 đồng/lít; giá dầu giảm từ 371-637 đồng/lít (kg)./.
Theo_VOV
Xăng tiếp tục giảm giá từ 15h hôm nay Từ 15 giờ ngày 4-8, giá xăng dâu bán lẻ trong nước sẽ đông loạt giảm. Từ 15 giờ ngày 4-8, giá xăng dâu bán lẻ trong nước sẽ đông loạt giảm. Ảnh minh họa Chiều ngày 4-8, Bộ Công Thương đã có công văn điều hành giá xăng dầu trong nước cho chu kì 15 ngày sắp tới. Theo đó, Bộ yêu...